Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Trại hoạt động với máng ăn tự động.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty De Heur tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.

Các loại thức ăn của công ty De Huers gồm các loại:

+ 3804: cho lợn từ 12-30kg + 3540: cho lợn từ 30-60kg + 3000: cho lợn từ 60kg trở lên

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 7 - 10 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Hệ thống này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng.

Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.

Công việc hàng ngày chúng tôi đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt:

kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt

hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn.

* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm, chúng tôi tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh.

Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất.

Nhiệt độ đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng được trình bày qua bảng 4.5 Bảng 4.5. Bảng nhiệt độ phù hợp với lợn qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp

4 32oC - 33oC

5 31oC - 32oC

6 30oC - 31oC

7 29oC - 30oC

8 28oC - 29oC

9 - 10 28oC - 29oC

11 - 14 28oC - 29oC

15 - 20 28oC - 29oC

21 - xuất bán 27oC - 28oC

Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

TT Công việc

Số lượng cần thực

hiện (số lần)

Khối lượng công việc thực

hiện được (số lần)

Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được

giao (%)

1 Vệ sinh máng ăn 360 360 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 360 360 100

3 Cho lợn ăn hàng ngày 360 360 100

4 Tách lợn ốm để cách ly 10 10 100

Qua bảng trên cho thấy, tôi đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Tôi cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)