Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.2. Phương pháp theo dõi
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
- Phương pháp áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái
* Về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái
31
Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy định và được chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn lợn nái hậu bị + Giai đoạn lợn nái chửa
+ Giai đoạn lợn nái chuẩn bị đẻ
Kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi hợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau:
+ Giai đoạn lợn nái hậu bị
Cách ly và thích nghi lợn hậu bị:
- Hậu bị nhập về trại được nuôi cách ly tại chuồng cách ly 6 tuần, riêng với trại thuần vì hậu bị được nuôi cùng khu vực nên được đưa thẳng vào khu phát triển hậu bị khi đạt 20 - 26 tuần tuổi.
- Không nuôi lợn cái hậu bị cùng chuồng lợn đực do làm mất tác dụng của việc tiếp xúc, trường hợp không có chuồng thì nuôi đực ở ô cuối gần quạt và gần nhóm hậu bị ít tuổi nhất.
- Cái hậu bị được nuôi quần thể giống hình thức nuôi thịt, hạn chế xả nước hoặc không xả nước vào bể tắm với hậu bị trên 18 tuần tuổi.
- Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ, theo dõi khả năng thu nhận thức ăn, khả năng phát triển, phát hiện những trường hợp bất thường, có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tiếp xúc với lợn hàng ngày tạo sự gần gũi thân thiện với người chăn nuôi, đây là việc làm rất quan trọng nhằm hạn chế stress, giúp lợn lên giống và phối giống được tốt hơn.
- Tách lọc lợn theo trọng lượng để tăng độ đồng đều.
- Tạo sự thích nghi cho lợn mới nhập về bằng cách đưa lợn nái già khoẻ mạnh bình thường xuống chuồng cách ly, tiêu chuẩn 01 nái già cho 10 cái hậu bị, thời gian tiếp xúc với nái già 30 ngày, mỗi nái già đưa xuống cách ly
32
không quá 10 ngày sau đó được loại thải ra khỏi trại. Hoặc đưa phân của lợn nái nuôi con khoẻ mạnh.
- Bệnh thường nổ ra trong thời gian 6 tuần đầu, vì vậy đây là thời gian cần chăm sóc và theo dõi đặc biệt.
- Trộn thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian 14 ngày.
- Tẩy giun sán sau 7 ngày nhập về với lợn nhập khẩu từ nước ngoài.
- Trường hợp tiêm vắc xin tai xanh nhược độc thì phải nuôi cách ly 12 tuần.
- Người nuôi khu vực cách ly được cách ly riêng biệt.
Quản lý thể trạng lợn hậu bị:
- Trọng lượng lợn theo tuần tuổi:
Tuần tuổi Trọng lượng (kg) Tăng trọng (gram/ngày)
11 30
15 50 750
19 75 850
23 93 650
27 111 650
31 130 650
35 150 650
Hậu quả của việc cho ăn không đúng
- Nếu cho ăn thiếu thì trọng lượng không đạt yêu cầu, chậm lên giống, số lượng trứng rụng ít, tỷ lệ đậu thai thấp.
- Ngược lại nếu cho ăn thừa thì lợn quá béo, cơ xương yếu, chậm động dục hoặc động dục không bình thường, tỷ lệ thụ thai kém, lãng phí thức ăn.
+ Giai đoan lợn nái chửa
- Quét dọn chuồng trại hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch.
33
- Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, dàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt.
- Lau máng hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc.
- Kiểm tra lợn nái sau phối 3 tuần - 6 tuần - 9 tuần, bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với lùa lợn đực đi kiểm tra với lợn nái sau phối 3 tuần, với lợn nái mang thai 6 tuần và 9 tuần kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với máy siêu âm.
- Đo độ dày mỡ lưng vào ngày mang thai thứ 60 và 90, kết hợp với đánh giá điểm thể trạng
- Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo kết quả kiểm tra.
- Mùa Đông tăng lượng thức ăn thêm 200 – 300gram/con/ngày.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy trình tiêm phòng.
- Trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần tắm sạch nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, tẩy nội ngoại ký sinh trùng, sau đó chuyển sang chuồng đẻ.
- Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di chuyển trong thời gian 1 tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng.
a. Một số vấn đề gặp phải trong giai đoạn mang thai
- Tỷ lệ lốc, sảy thai cao: Nguyên nhân có thể do chất lượng tinh không tốt hoặc do lợn bị stress như di chuyển, đánh đập, nhiệt độ quá nóng, nồng độ khí độc cao, độc tố nấm mốc, hoặc do mắc một số bệnh truyền nhiễm hoặc do tác dụng phụ của một số vắc xin sau khi tiêm.
- Lợn nái quá béo: Nguyên nhân chính do cho ăn quá lượng thức ăn tiêu chuẩn hoặc do khẩu phần dinh dưỡng không phù hợp.
- Lợn nái quá gầy: Nguyên nhân chính do cho ăn thiếu lượng thức ăn tiêu chuẩn hoặc do khẩu phần dinh dưỡng không phù hợp.
34
- Chân móng khô xước, lông xơ, bàn chân hoại tử, da bong vẩy:
Nguyên nhân chính do khẩu phần dinh dưỡng không phù hợp, thiếu một số chất như biotin, kẽm, magan, protein….
- Trọng lượng sơ sinh cũng phản ánh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian mang thai.
- Lợn nái sưng âm hộ giống như lợn sắp đẻ khi chưa đến ngày đẻ:
Nguyên nhân chính do độc tố nấm mốc trong thức ăn.
- Lợn nái hay nghịch nước (tì vào vòi nước): Nguyên nhân chính do nhiệt độ chuồng quá cao.
- Lợn nái hay giật mình: Do lợn bị đói hoặc lợn không ăn hết khẩu phần nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do nước thiếu.
- Lợn nái hay cọ thành chuồng: Do lợn nái bị ghẻ hoặc lâu ngày lợn không được tắm, hoặc do chuồng ẩm độ cao, khí độc nhiều (amoniac, cacbonnic)
- Lợn nái bị viêm vú trong giai đoạn mang thai: Nguyên nhân chính do tăng lượng ăn quá sớm thường rơi vào những nái béo, hoặc do để chuồng quá bẩn, hoặc do thức ăn nhiễm độc tố vi khuẩn.
b. Chuồng trại
Bảng 3.1.Các yêu cầu trong chuồng
Nội dung Yêu cầu
Nhiệt độ (0c) 20 – 25
Độ ẩm 65 – 70
Tốc độ gió (m/s) 2 – 2,5
Áp lực nước (lít /phút) 2
35 c. Thức ăn
Bảng 3.2. Các yêu cầu về thức ăn Giai đoạn Mã
thức ăn
Khẩu phần ăn
kg/con/ngày Yêu cầu
1 - 3 tuần
B06S
1.8 - 2.2 Trọng lượng vào phối đẻ đạt theo tiêu chuẩn
4 - 12 tuần 2.2 - 2.6 Độ dày mỡ lưng vào đẻ đạt 16 - 18mm
13 - 15 tuần 2.8 - 3.5 Độ dày mỡ lưng vào phối đạt 14 - 16mm
16 tuần - trước đẻ
B07G
3.2 - 3.5 Trọng lượng TB lợn sơ sinh đạt 1,3kg
112 2.5 Điểm thể trạng khi vào phối
đạt 3 điểm
113 2.0 Điểm thể trạng khi vào đẻ
đạt 3,5 điểm
114 1.5
Tiêu chuẩn trọng lượng lợn vào phối và đẻ theo lứa Bảng 3.3. Trọng lượng yêu cầu
Lứa Trọng lượng phối (kg) Trọng lượng đẻ (kg)
1 140 190
2 170 215
3 200 240
4 220 260
5 240 280
6 260 300
36
- Điều chỉnh thức ăn giảm dần trước đẻ 4 ngày, mỗi ngày giảm 0,5kg thức ăn, ngày đẻ cho ăn 1kg.
- Cho ăn 2 lần/ ngày vào 7h và 14h (riêng mùa hè thời gian cho ăn sẽ điều chỉnh là 6h30 và 17h).
- Căn cứ vào tình hình thực tế có thể áp dụng chương trình cho ăn 1 lần/ngày.