Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.3. Phương pháp thực hiện
3.4.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh ở trại
Dịch bệnh luôn là yếu tố gây thiệt hại lớn về kinh tế, vì vậy công tác vệ sinh phòng bệnh là một trong những khâu quan trọng của trang trại. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trang trại luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong và xung quanh khu vực chuồng nuôi, tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo đúng liệu trình.
* Vệ sinh thú y
Toàn bộ khu chuồng nuôi của trang trại có tường và hàng rào bao quanh tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, không cho người và gia súc lạ vào.
Cổng ra vào khu sản xuất chăn nuôi và trước cửa các chuồng nuôi đều có khay đựng nước sát trùng. Khách, giám đốc, ban quản lý công ty, kỹ thuật, cán bộ công nhân viên trước khi vào khu chăn nuôi phải được tắm sát trùng tại phòng sát trùng và cách ly 2 ngày hoặc ít nhất trong 24 giờ tại khu vực cách ly theo quy định của công ty. Tại mỗi cửa chuồng đều phải có hố sát trùng đúng tiêu chuẩn, trước khi vào chuồng phải sát trùng ủng.
Quy trình vệ sinh chung của trang trại bao gồm các khâu: dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng định kỳ cho chuồng sàn và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, mỗi lần xuất lợn con đều làm khâu vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng để đảm bảo các lứa sau không bị nhiễm bệnh.
Đối với chuồng nái mang thai: thường xuyên vệ sinh tắm chải cho lợn mùa hè 2 lần/ngày, rửa sạch lối đi; mùa đông chỉ rửa lối đi. Xịt và xả gầm 2
37
lần/tuần, phun thuốc sát trùng toàn chuồng 2 ngày 1 lần.
Đối với chuồng đẻ: các lối đi trong chuồng phải được rắc và quét vôi hàng ngày để luôn giữ khô ráo, sạch sẽ. Vệ sinh gầm chuồng đẻ 2 ngày/lần.
Vệ sinh sạch sẽ bầu vú, mông lợn mẹ ngay sau khi đẻ. Máng ăn của lợn mẹ được giữ sạch, khô sau mỗi bữa ăn. Máng ăn cho lợn con phải được để đúng vị trí, luôn khô ráo, sạch sẽ, thức ăn tốt thường xuyên được kiểm tra thay thế.
Hàng ngày thu gom phân cho vào bao cuối buổi chiều tập kết ở hố phân. Khơi thông cống rãnh khu vực chuồng nuôi đổ ra hố bioga để xử lý.
Tổng vệ sinh, tẩy uế sát trùng trong và ngoài khu vực chuồng nuôi 2 lần/tuần bằng thuốc sát trùng và thường xuyên tẩy uế bằng vôi bột.
Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1:
Bảng 3.4. Lịch phun thuốc sát trùng của trại Thứ
Trong chuồng
Ngoài Chuồng
Ngoài khu vực chăn
nuôi
Khu bầu Khu đẻ Khu
Cai sữa Thứ 2 Phun sát
trùng
Phun sát trùng + rắc vôi hành
lang
Phun sát trùng
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Rắc vôi
Thứ 3 Phun thuốc
ruồi Xả vôi gầm Phun sát trùng
Thứ 4 Phun sát trùng
Phun sát trùng + rắc vôi hành
lang
Xả vôi gầm
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Thứ 5 Xả vôi gầm
Phun sát trùng + rắc vôi hành
lang
Phun sát trùng
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thứ 6 Phun sát Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát
38
Thứ
Trong chuồng
Ngoài Chuồng
Ngoài khu vực chăn
nuôi
Khu bầu Khu đẻ Khu
Cai sữa trùng + rắc vôi hành
lang
trùng đầu và cuối chuồng
Thứ 7 Phun sát
trùng Xả vôi gầm Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn bộ khu vực
chăn nuôi Chủ
nhật
Phun sát trùng
Phun sát trùng + rắc vôi hành
lang
Xả vôi gầm
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Nhổ cỏ
Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phòng những mầm bệnh có thể phát sinh. Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào buổi chiều.
Công việc vệ sinh sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ruồi, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào.
3.4.3.2. Phương pháp áp dụng quy trình tiêm phòng cho đàn lợn tại trại
Tiêm phòng bằng vắc xin là phương phát tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn, không để bệnh xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Trang trại đã tiêm phòng vắc xin cho lợn ở mọi lứa tuổi theo đúng liệu trình với nguyên tắc tiêm đúng và đủ liều. Hầu hết các loại bệnh truyền nhiễm đều được tiêm phòng đầy đủ, điều này được thể hiện rõ qua bảng:
39
Bảng 3.5. Lịch tiêm phòng vắc xin và thuốc cho đàn lợn tại trại 1. Lợn con theo mẹ
Ngày tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh
3 Cầu trùng
Thiếu máu
Diacoxin Intrafer - 200
1ml/ con 1ml/ con 21 Ingelvac Myco +
Ingelvac Circo 2ml Suyễn + Hội
chứng còi cọc 2. Lợn con sau cai sữa
Tuần tuổi Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh
5 Pestifa 2ml Dịch tả lần 1
6 Aftopor/Cavac
FMD/Aftogen 2ml Lở mồm long
móng
9 Pestifa 2ml Dịch tả lần 2
10 Aftopor/Cavac
FMD/Aftogen 2ml Lở mồm long
móng 3. Lợn hậu bị
13 Porcilis Begonia 2ml Giả dại
14 Ivemectin 1ml/33kgP Trị nội ngoại ký
sinh trùng
17 Porcilis Begonia 2ml Giả dại
23 Ingelvac Myco +
Ingelvac Circo 2ml Suyễn + Hội
chứng còi cọc 24 FarowsuarB /Parvo
Shiel L5E 2ml Khô thai, lép tô
25 Pestifa 2ml Dịch tả
27 Aftopor/Cavac
FMD/Aftogen 2ml Lở mồm long
móng
28 Porcilis Begonia 2ml Giả dại
29 FarowsuarB /Parvo
Shiel L5E 2ml Khô thai, lép tô
40
4. Lợn mang thai Tuần
mang thai Tên sản phẩm Liều dùng Phòng bệnh
10 Pestifa 2ml Dịch tả
11(Chỉ áp dụng cho
lần đầu)
Litterguard/Parvo
Shiel L5E 2ml E.coli, Clostridium
12 Aftopor/Cavac
FMD/Aftogen 2ml Lở mồm long móng
13 Porcilis Begonia 2ml Giả dại
14 Litterguard/Parvo
Shiel L5E 2ml E.coli, Clostridium
15 Ivemectin 1ml/33kgP Trị nội ngoại ký sinh
trùng 5. Lợn nái đẻ
Đẻ VectrilmoxinLA 1ml/20kgP Hội chứng MMA
Oxytocin 2ml Đầy sản dịch
2 tuần sau
đẻ FarowsuarB 2ml Sẩy thai truyền nhiễm
3 tuần sau đẻ
Ingelvac Myco +
Ingelvac Circo 2ml Suyễn + Hội chứng
còi cọc
Cai sữa Cofavit 500 5ml/con Kích thích lên giống (Nguồn: phòng kỹ thuật trại)
* Phương pháp tính toán các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tồng số con mắc bệnh
x100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi (%) =
Tồng số con khỏi bệnh
x100 Tồng số con điều trị
* Phương pháp xử lí số liệu.