ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc phòng và trị bệnh cho đàn gà isa shaver nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 40)

3.1. Đối tượng

Đối tượng: Đàn gà Isa Shaver giai đoạn từ 20 - 35 tuần tuổi.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm tiến hành: Trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

-Thời gian tiến hành: Từ tháng 18/11/2017 đến tháng 18/5/2018.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tính hình chăn nuôi gà tại Trại chăn nuôi gia cầm khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

-Áp dụng quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà Isa Shaver.

-Áp dụng quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn gà Isa Shaver.

3.4. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu 3.4.1. Phương pháp theo dõi

- Trực tiếp thực hiện các khâu trong quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà (Cho ăn, uống, vệ sinh chuồng trại, điều trị bệnh, quản lý đàn…)

- Quan sát trực tiếp đàn gà hàng ngày.

- Theo dõi năng suất trứng và tỷ lệ đẻ (ghi chép cụ thể sự tăng giảm của sản lượng trứng và chất lượng trứng).

- Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ để tính tiêu tốn thức ăn (Khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày).

- Theo dõi tình hình mắc bệnh để kịp thời xử lý và điều trị bệnh (Theo dõi phát hiện con mắc bệnh để kịp thời điều trị hoặc loại bỏ).

Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi trên đàn gà Isa Shaver

Stt Diễn giải

1 Giống gà Isa Shaver

2 Tuổi gà (tuần tuổi) 20 - 35

3 Tổng số gà khảo nghiệm

(con) 400

4 Thức ăn Hỗn hợp hoàn chỉnh (Japfa Comfeed)

5 Quy trình nuôi dưỡng Viện Chăn nuôi Quốc gia 6 Phương thức nuôi Nhốt hoàn toàn trong chuồng nuôi hở 3.4.2. Các ch tiêu

-Tỷ lệ nuôi sống: là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất giống và đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, được xác định bằng cách theo dõi số lượng gà chết hàng ngày, hàng tuần từ một ngày tuổi đến hết thời gian thời gian thực hiện. Toàn bộ số gà chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = ∑ Số gà có mặt cuối kỳ (con)

x 100

∑ Số gà có mặt đầu kỳ (con)

-Tỷ lệ đẻ (%): Hàng ngày kiểm tra chính xác lượng trứng đẻ ra và số lượng gà có mặt.

Tỷ lệ đẻ (%) = ∑ số trứng thu được trong tuần (quả)

x 100

∑ số gà có mặt trong tuần (con) -Năng suất, sản lượng trứng:

+ Năng suất trứng BQ trong tuần (quả/mái/tuần):

Năng suất trứng BQ trong tuần = ∑ số trứng thu được trong tuần (quả)

∑ số gà BQ có mặt trong tuần (con)

+ Sản lượng trứng: Được xác định bằng cách thu nhặt trứng 4 lần/ngày vào các thời điểm 9, 11, 15 và 17 giờ. Kết hợp thu trứng với kiểm tra máng ăn hoặc thay nước uống. Cuối kỳ, sản lượng trứng được cộng dồn trên sổ theo dõi.

-Khối lượng trứng (g): Được xác định bằng cách cân ngẫu nhiên 5%

số lượng trứng thu được trong tuần bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,1g.

Mỗi tuần cân một lần.

Khối lượng trứng BQ trong tuần (g/quả) = ∑ khối lượng trứng (g)

∑ số lượng trứng cân (quả) - Kích thước các chiều (mm): dùng thước palme đo chiều dài và chiều rộng của trứng chính xác đến 0,02 mm. Đo các chỉ số: dài trứng, rộng trứng, chiều cao và đường kính lòng đỏ, lòng trắng.

- Tỷ lệ lòng đỏ (%):

Tỷ lệ lòng đỏ = Khối lượng lòng đỏ (g)

x 100 Khối lượng trứng (g)

- Tỷ lệ lòng trắng (%):

Tỷ lệ lòng trắng = Khối lượng lòng trắng (g)

x 100 Khối lượng trứng (g)

- Tỷ lệ vỏ (%):

Tỷ lệ vỏ = Khối lượng vỏ (g)

x 100 Khối lượng trứng (g)

- Chỉ số hình thái:

Chỉ số hình thái = Chiều dài trứng (mm) Chiều rộng trứng (mm) - Tiêu tốn TĂ:

TTTĂ (kg/10 quả trứng) = ∑ lượng TĂ tiêu thụ (kg)

x 10

∑ số trứng thu được (quả)

- Chi phí TĂ cho 10 quả trứng (đồng):

Chi phí TĂ/10 quả trứng = TTTĂ /10 quả trứng (kg) x đơn giá 1kg TĂ (đ/kg) 3.4.3. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được chúng em tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [21]. Tính các tham số thống kê sau trên phần mềm Excel:

+ Số trung bình (X ): n

XX

=

+ Độ lệch tiêu chuẩn (n<30): 1

)

( 2

2

± −

= ∑ ∑

n

n X X

SX

+ Hệ số biến dị (Cv%): ( )% = × 100

X S

Cv x

+ Sai số của số trung bình (mx

): = ± n − 1

m x S x

Trong đó: X : Số trung bình

X: Tổng các giá trị của X n: Dung lượng mẫu

mx

: Sai số của số trung bình Sx: Độ lệch chuẩn

Cv: Hệ số biến dị

Phần 4

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc phòng và trị bệnh cho đàn gà isa shaver nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)