Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng,
rửa máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ chuyên dụng,…
Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà theo lịch sau:
Bảng 4.7. Lịch dùng vaccine cho đàn gà đẻ tại trại Ngày tuổi Thuốc và vaccine phòng Cách dùng
1 Marek - HVT - FC chủng loại 126 Tiêm dưới da
7 Vaccine đậu chủng C Chủng màng cánh
Lasota lần 1 Nhỏ mắt
10 Gumboro D78 Nhỏ mồm hoặc cho uống
21 Lasota lần 2 Nhỏ mắt
25 Gumboro D78 Nhỏ mồm hoặc cho uống
35 Cúm gia cầm Tiêm dưới da
45 Lasota bổ sung Pha nước uống
10 tuần Newcastle hệ I Tiêm dưới da
16 tuần Tẩy giun dung Piperazin Pha nước uống
20 tuần Newcastle hệ I Tiêm dưới da
25 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống 30 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống 35 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống 40 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống 45 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống 50 tuần Nobilis Ma5+Clone30 NB-ID Pha nước uống
Trong thời gian thực tập tại trại (khi đàn gà ở tuần tuổi 20), em đã trực tiếp thực hiện đúng lịch phòng bệnh đã được khuyến cáo, kết quả được thể hiện tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác phòng vaccine cho gà Tuần
tuổi Vaccine sử dụng Bệnh được phòng
Số lượng gà (con)
Kết quả An toàn
(%)
20 Newcastle hệ I IB và ND 400 100
25 Nobilis Ma5+Clone30
NB-ID IB và ND 395 100
30 Nobilis Ma5+Clone30
NB-ID IB và ND 385 100
35 Nobilis Ma5+Clone30
NB-ID IB và ND 380 100
Định kì sử dụng vaccine Nobilis Ma5+Clone30 1 lần/tháng phòng IB và ND. Cụ thể qua bảng 4.2 ta thấy ở tuần thứ 20 sử dụng vaccine Newcastle hệ I phòng Newcastle cho 400 con với kết quả an toàn 100%, ở tuần 25 sử dụng vaccine Nobilis Ma5+Clone30 phòng IB và ND cho 395 con với kết quả an toàn 100%, ở tuần 30 sử dụng vaccine Nobilis Ma5+Clone30 phòng IB và ND cho 385 con với kết quả an toàn 100% và ở tuần 35 cho 380 con với kết quả an toàn 100%.
4.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà khảo nghiệm, em luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện kịp thời gà có biểu hiện triệu chứng bệnh. Việc chẩn đoán được tiến hành thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích để từ đó có hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập ở trại, chúng em phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp ở đàn gà đẻ như sau:
Bệnh CRD
- Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
- Triệu chứng:
Tại thời điểm gà được 23 tuần tuổi, em kiểm tra và phát hiện những vấn đề không bình thường ở đàn gà như thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
Qua chẩn đoán của bản thân và ý kiến kết luận của chủ trại, chúng em xác định gà bị mắc bênh CRD và đã tiến hành điều trị toàn đàn bằng thuốc Tilmicox, kết hợp với B.complex (1 g/3 lít nước uống), vitamin, đường glucose 5%.
- Điều trị:
Tilmicox liều 10 mg - 20 mg/ Kg P, pha 20 - 30 ml + 100 lít nước cho uống 5 ngày.
Bệnh thương hàn
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella gây ra. Salmonella là các vi khuẩn bắt màu gram âm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Triệu chứng:
Tại thời điểm gà được 29 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra và phát hiện những vấn đề không bình thường ở đàn gà như mào yếm nhợt nhạt, tiêu chảy thường xuyên phân màu xanh lục. Một số gà mái có bụng trương to. Gà đẻ sẽ giảm sản lượng trứng, trứng nhạt màu, nhỏ và rất dễ vỡ do vỏ mỏng, sần sùi, không đều. Vỏ trứng xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ. Trứng có màu vàng trắng hoặc đỏ sẫm do xuất huyết. Qua chẩn đoán của bản thân và ý kiến của chủ trại, em xác định gà bị mắc bênh thương hàn và đã tiến hành điều trị toàn đàn bằng thuốc Ampi - coli.
- Điều trị:
Ampi - coli 1g/1 lít nước uống, B - comlex 1g/3lít nước cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
* Bệnh do vi khuẩn E.coli
- Nguyên nhân: Gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia Coli.
- Triệu chứng:
Tại thời điểm gà được 34 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra và phát hiện những vấn đề không bình thường ở đàn gà như xù lông, xệ cánh, ít vận động, mào thâm xám, ăn kém hoặc bỏ ăn, tiêu chảy, phân loãng, vàng, xanh lẫn nhiều bọt khí, khó thở, nhịp thở tăng, giảm đẻ, gầy ốm và sưng khớp. Qua chẩn đoán của bản thân và ý kiến của chủ trại, em xác định gà bị mắc bệnh E.coli và đã tiến hành điều trị toàn đàn bằng thuốc Colistin.
- Điều trị:
Colistin 1g/2 lít nước, cho gà uống liên tục từ 3 - 5 ngày, B - comlex 1g/3 lít nước cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên gà Isa Shaver
Bệnh
Số gà mắc (con)
Số gà khỏi (con)
Số gà chết (con)
Tỷ lệ ( % ) Khỏi Chết
Bệnh CRD 52 48 4 92,31 7,69
Bệnh thương hàn
15 15 0 100 0
Bệnh E. coli 21 20 1 95,24 4,76
Qua bảng 4.9 chẩn đoán và điều trị nhận xét thấy điều trị bệnh thương hàn trên đàn gà đạt kết quả tốt. Còn bệnh CRD và E.coli đạt kết quả tương đối cao.
Phần 5