Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (Trang 39 - 43)

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.3. Nội dung thực hiện

3.3.2. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại

* Vệ sinh phòng bệnh

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide 2 lần/ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

- Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ.

- Tiêu độc và sát trùng chuồng đẻ trước và sau khi sinh bằng các loại thuốc sát trùng Iodox, Bioclean.

- Giữ ấm cho lợn con ngay sau khi sinh nhất là vào mùa mưa, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thu dưỡng chất và kháng thể, tiêm bổ sung sắt cho lợn con vào lúc 3 và 10 ngày tuổi.

33

- Cho lợn con tập ăn sớm (7 – 10 ngày) để giúp ruột non sớm tạo ra enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa sau này. Khi cai sữa để đàn lợn tại chuồng khoảng 1 tuần để tránh nhiễm các chủng E.coli khác gây bệnh.

- Tiêm phòng vaccin E.coli cho lợn nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sinh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ lợn con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ.

* Tiêm phòng vaccine

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bảng 3.1. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại STT Nội dung công việc Tên thuốc Liều lượng

1

Phòng vaccine cho lợn con Dịch tả (tiêm)

Cầu trùng (uống)

Coglapest Coxzuril 5%

2ml/con 1cc/con

2

Phòng vaccine cho lợn nái Dịch tả

Lở mồm long móng Giả dại

Khô thai

Coglapest Altopor Begonia Farrvo vius

2ml/con 2cc/con 2ml/con 2ml/con

(Nguồn: Kỹ sư trại)

* Chẩn đoán và điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, chúng em đã gặp và điều trị một số bệnh sau:

34

- Bệnh viêm vú

+ Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, E. coli xâm nhập vào tuyến vú qua da, do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh, do lợn mẹ nhiều sữa ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển hoặc do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.

Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng.

Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.

Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.

+ Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú.

Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng, có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.

+ Điều trị: Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor-100 1ml/10kgTT Toàn thân: Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.

Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

+ Kết quả: Điều trị 10 con, khỏi 10 con, đạt tỷ lệ 100%.

- Bệnh phân trắng lợn con

+ Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là:

Proteus, Steptococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E. coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột

35

già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sĩ Lăng và cs. 2003) [10].

Do hệ thống phòng vệ của lợn con chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu tiên như: Lượng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh.

Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt, rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém...

+ Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 2-3 giờ sau khi sinh ra đến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính vào đít, vào khoeo. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.

+ Điều trị: Bệnh phân trắng lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc.

- Tách riêng lợn bệnh ra khỏi đàn để điều trị.

+ Kháng sinh: Nova- amcoli : 2g/lít nước hay 1ml/5-7kgTT/ngày hay Nor - 100 : 1ml/5-7kgTT/ngày dùng liên tục 3- 5 ngày.

Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc sau:

- Sodibio 1ml/10kg thể trọng hoặc Sulfamid liên tục trong 3- 5 ngày.

- Trộn Cobactin 6% (Colistin) cho ăn 3 -5 ngày.

+ Cấp nước, chất điện giải và vitamin (ADEK 126 ) : 15g/10 lít nước) để tăng cường sức đề kháng.

+ Sưởi ấm cho lợn con. Đối với lợn còn bú vẫn cho bú mẹ bình thường.

- Giảm lượng thức ăn cho lợn bệnh. Những lợn còn lại trong bầy giảm lượng ăn hàng ngày đồng thời tiến hành vệ sinh chuồng trại. - Bổ sung thêm men vi sinh:

36

+ Kết quả: điều trị 32 con, khỏi 29 con; đạt tỷ lệ 91%.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)