4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh - 21 ngày tuổi tại trại
4.4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt Tính biệt
Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số lợn chết (con)
Tỷ lệ chết (con)
Đực 149 23 15,4 2 8,7
Cái 104 9 8,65 1 11,11
Tính chung 253 32 12,6 3 9,4
Qua bảng 4.7 Cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn đực cao hơn lợn cái, trong đó lợn đực mắc bệnh phân trắng chiếm 15,4%, còn lợn cái chiếm 8,65%. Tỷ lệ chết của lợn đực là 8,7% còn lợn cái là 11,11%.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết giữa lợn đực và lợn cái có thể là: do sức đề kháng của các cá thể là khác nhau; do sự chăm sóc và nuôi dưỡng kém… Như vậy, tỷ lệ nhiễm cũng như tỷ lệ chết của bệnh phân trắng, giữa lợn đực và lợn cái có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Tóm lại, yếu tố tính biệt hầu như không có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của bệnh phân trắng lợn con.
4.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh phân trắng lợn con
Bảng 4.8. Các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng Số lợn
theo dõi (con)
Số lợn
mắc (con) Triệu chứng lâm sàng
Số lợn có triệu chứng
(con)
Tỷ lệ (%)
253 32
Ủ rũ 32 100
Giảm bú, bú ít 32 100
Lông xù 20 62,5
Da khô, nhăn nheo 10 31,25
Tiêu chảy phân trắng 32 100
Phân dính quanh hậu môn 32 100
45
Qua kết quả bảng 4.8 Những biểu hiện lâm sàng của lợn con bị bệnh chiếm tỷ lệ rất cao: Lông xù chiếm 62,5%; da khô, nhăn nheo chiếm 31,25%;
Ủ rũ, giảm bú, bú ít, tiêu chảy phân trắng và phân dính quanh hậu môn là 100%. Như vậy, để phát hiện lợn con bị bệnh, người chăn nuôi có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng nói trên, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để lợn mắc bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con.
4.4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con Bảng 4.9. Kết quả mổ khám bệnh tích
Số lợn chết (con)
Bệnh tích đại thể Bệnh tích chủ yếu
Số con mổ khám
Số lợn có biểu hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
3
Tim sung, cơ tim mềm
3
1 33,33
Gan sưng, túi mật căng 1 33,33
Phổi nhợt nhạt, nhục hóa, có
điểm xung huyết 2 66,67
Dạ dày chứa sữa chua, tiêu hóa
có mùi chua 3 100
Ruột chứa sữa không tiêu, có
mùi chua, hạch ruột xung huyết 3 100
Qua kết quả mổ khám từ bảng 4.9 cho thấy 100% lợn chết dạ dày chứa sữa chưa tiêu hóa có mùi chua và ruột chứa sữa không tiêu có mùi chua, hạch ruột xung huyết. Bệnh tích tim hơi sưng, cơ tim mềm, gan hơi sưng, túi mật căng chiếm tỷ lệ 33,33%. Do lợn mắc hội chứng tiêu chảy thường gầy yếu gặp thời tiết lạnh vào mùa đông, mùa xuân nên thường kế phát viêm phối do vậy bệnh tích phổi màu nhợt nhạt, nhục hóa, có điểm xung huyết tỷ lệ 66,67%. Nguyên nhân lợn chết là do mất nước và điện giải và bởi sự tăng sinh vi khuẩn E. coli trong đường tiêu hóa đã làm xung huyết dạ dày, ruột,
46
nhiễm độc máu, làm rối loạn trao đổi chất, rối loạn quá trình tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy nặng, một số cơ quan nội tạng bị giảm hoặc mất hẳn chức năng hoạt động của nó, khiến con vật suy kiệt mà chết.
4.4.7. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của hai phác đồ điều trị
Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh
Phác Đồ
Tên thuốc kháng sinh và hóa dược
Liều lượng
Cách dùng
Thời gian điều trị (ngày)
Số lợn điều
trị (con)
Số lợn khỏi (con)
Tỷ lệ Khỏi (%)
1 1
Nor-100 1ml/5-
7kgTT/ngày
Tiêm bắp hoặc dưới da
3 – 5 16 13 81,25
Bcomplex 1g/2-4 lít
nước Cho uống
2 2
2
Nova – amcoli
1ml/5- 7kgTT/ngày
Tiêm bắp
hoặc dưới da 3 – 5 16 16 100
Bcomplex 1g/2-4 lít
nước Cho uống
Kết quả thu được cho thấy: Hai phác đồ trên đều có hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con từ lúc sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi phác đồ là khác nhau. Với lợn điều trị bằng Nor-100 thì tỷ lệ khỏi bệnh là 81,25% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày.
Dùng Nova-Amcoli điều trị trên 16 con lợn con tỷ lệ khỏi bệnh chiếm tới 100% cao hơn ở phác đồ sử dụng Nor-100 là 18,75% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày.
Cả 2 phác đồ đều bổ sung thêm Vitamin Bcomplex với liều 1g/2 - 4 lít nước cho uống tự do.
47
Từ các kết quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi nhận thấy sử dụng phác đồ 2 (Nova- Amcoli) hiệu quả hơn phác đồ 1 (Nor-100). Điều này được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian điều trị trung bình.
4.4.8.Công tác khác
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.11:
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn
STT Công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng đạt (con) Tỷ lệ (%)
1 Đỡ lợn đẻ 312 312 100
2 Xuất lợn con 2000 2000 100
3 Tiêm dextran – Fe 1575 1575 100
4 Thiến lợn đực 500 500 100
5 Thụ tinh nhân tạo 30 30 100
Kết quả bảng 4.11 cho thấy trong 6 tháng thực tập tại cơ sở tôi đã thực hiện được các công việc: Đỡ lợn đẻ 312 con, xuất lợn con 2000, tiêm sắt 1575 con, thiến lợn đực 500 con và thụ tinh nhân tạo là 30 con đều đạt 100%.
Qua những công việc trên đã giúp tôi học được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như tay nghề và các thao tác kĩ thuật. Từ đó giúp tôi tự tin hơn vào bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ.