Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng ngọc linh (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hóa của tổ chức doanh nghiệp. Nền văn hóa của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Từ góc độ môi trường kinh doanh cần đặc biết chú ý đến triết lý kinh doanh, các tập quán, thói quen, truyền thống, phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử, các nghi lễ đƣợc duy trì trong doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố đó tạo nên bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc trƣng riêng cho từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền văn hóa phát triển cao sẽ có không khí làm việc say mê, đề cao sự sáng tạo, chủ động và trung thành. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp có nền văn hóa thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quan, thờ ơ, vô trách

cổ phần Xây dựng Ngọc Linh

Sinh viên: Bùi Thị Thúy 16 Lớp: QT 1202N nhiệm và bất lực hóa đội ngũ lao động của doanh nghiệp hay nói cách khác sẽ làm hiệu quả sử dụng lao động thấp kém.

Bên cạnh đó, các chính sách quản lý sử dụng nhân lực của doanh nghiệp cũng có tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Các chính sách này bao gồm việc doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, phân công và hiệp tác lao động, trả công cho nhân viên.

1.3.2.1. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực:

Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động nhằm trang bị kỹ năng, những chuyên môn, những tay nghề để người lao động có thể thực hiện các công việc trong quá trình tham gia sản xuất. Ngày nay, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đƣợc coi là một nhân tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Để làm chủ khoa học công nghệ, người lao động cần được trang bị một lượng kiến thức đầy đủ.

Một chuyên gia đã chỉ ra rằng: một máy móc thiết bị cho dù hiện đại đến đâu thì cũng sẽ bị lạc hậu trong vòng 5 năm tới, vì vậy người lao động cần được thường xuyên đào tạo để đƣợc nâng cao tay nghề, trình độ nhằm đáp ứng đƣợc công việc mà mình đang đảm nhận.

1.3.2.2. Chính sách về phân công và hợp tác lao động.

Phân công là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong một điều kiện xác định của doanh nghiệp.

Hợp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm một việc trong một quá trình sản xuất kinh doanh hay ở nhiều quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm mục đích chung …

Phân công lao động và hợp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng lao động. Phân công lao động phải tính đến khả năng có thể hợp tác đƣợc và hợp tác lao động phải dựa trên cơ sở của sự phân công. Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thì hợp tác lao động càng tỷ mỉ bấy nhiêu.

Phân công lao động cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện chuyên môn hóa sản xuất góp phần nâng cao chất lƣợng công tác, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ có chuyên môn hóa mà doanh

cổ phần Xây dựng Ngọc Linh

Sinh viên: Bùi Thị Thúy 17 Lớp: QT 1202N nghiệp giảm được chi phí đào tạo, người lao động nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện sử dụng máy móc chuyên dùng, vừa góp phần nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Hợp tác lao động trong doanh nghiệp nhằm phối hợp một cách tích cực và hài hòa nhất mọi cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện tổ chức – kinh tế - kỹ thuật – xã hội nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có. Hiệu quả xã hội của sự hợp tác là tăng khả năng làm việc của từng cá nhân do có sự tiếp xúc xã hội mà nảy sinh sự thi đua giữa những người lao động làm xuất hiện những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa những người lao động.

Bố trí phân công và hợp tác lao động một cách khoa học là một trong những điều kiện quan trọng bậc nhất để tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao nguyên vật liệu và lao động, đảm bảo nội dung lao động phong phú, giảm sự mệt nhọc, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện trong quá trình lao động.

1.3.2.3. Chính sách về trả lương cho người lao động.

Việc trả công đƣợc tổ chức công bằng và hợp lý sẽ tạo ra không khỉ cởi mở trong tập thể lao động, khuyến khích người lao động hăng say lao động, nhiệt tình và có trách nhiệm hơn đối với công việc.

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc, qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.

Đãi ngộ tinh thần là một vấn đề quan trọng để động viên khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Nó được hiểu là sự thỏa mãn một số nhu cầu tinh thần của người lao động như niềm vui, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, được đối xử bình đẳng.

1.3.2.4. Chính sách về đánh giá thành tích nhân viên.

Đánh giá thành tích nhân viên là một quá trình thu thập, phân tích đánh giá và trao đổi các thông tin liên quan tới hành vi làm việc và kết quả công tác của

cổ phần Xây dựng Ngọc Linh

Sinh viên: Bùi Thị Thúy 18 Lớp: QT 1202N từng nhân viên sau quá trình lao động, là xác định giá trị của một cá nhân thông qua một số chỉ tiêu và phẩm chất lao động của họ.

Đánh giá thành tích nhân viên trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn và có tác dụng rất tốt đối với doanh nghiệp cũng như người lao động nhằm các mục đích sau:

- Kiểm tra tình hình chấp hành công việc của nhân viên.

- Kiểm tra sự thích ứng giữa vị trí và người đảm nhận nó.

- Cải thiện điều kiện làm việc.

- Làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiền lương, đề bạt, thuyên chuyển và sa thải lao động, cũng nhƣ lập kế hoạch giúp đỡ nhân viên, đào tạo bổ sung.

- Nắm bắt được những thách thức mới từ môi trường bên ngoài.

1.3.2.5. Triết lý quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.

Chúng ta có thể hiểu: Triết lý quản trị nhân lực là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức.

Từ đó mà tổ chức có các biện pháp, chính sách về quản trị nhân lực và chính các biện pháp, phương pháp quản lý đó có tác dụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.

Khi hoạch định chính sách quản lý con người, nhà lãnh đạo cấp cao cần phải quan tâm đầy đủ tới những quan điểm sau:

- Tôn trọng và quý mến người lao động.

- Tạo ra những điều kiện để con người làm việc có năng suất lao động cao, đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Quan tâm tới những nhu cầu vật chất, tinh thần, đặc biệt là những nhu cầu về tâm lý xã hội của con người.

- Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội.

- Thấy rõ đƣợc mối quan hệ tác động giữa kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã hội khi giải quyết các vấn đề liên quan tới con người.

- Quản lý con người một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con người ngày càng hạnh phúc trong công việc và trong cuộc sống.

cổ phần Xây dựng Ngọc Linh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng ngọc linh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)