Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS thái thịnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 44)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại trường THCS Thái Thịnh

2.3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện, tôi đặt câu hỏi “Anh, chị đánh giá việc phối hợp giữa các lực lượng quản lý trong công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trường học cơ sở Thái Thịnh như thế nào”.

Kết quả được thể hiện ở biểu đồ .

Biểu đồ 2: Kết quả đánh giá về việc phối hợp các lực lượng quản lý trong công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh.

Chú dẫn biểu đồ 2

1. Có sự chỉ đạo, phân công cụ thể, rõ ràng cho tập thể cán bộ, giáo viên 2. Phối hợp tốt và tham gia đầy đủ các cán bộ, giáo viên và học sinh.

3. Có nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cụ thể, rõ ràng cho HS.

4. Có sự phối hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - xã hội 5. Chủ yếu là do bộ phận HS được giao nhiệm vụ thực hiện 6. Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa tốt 7. Phối hợp chưa tốt giữa cán bộ, giáo viên và HS.

41 Nhận xét:

Qua biểu đồ 2 ta thấy, công tác chỉ đạo giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh bên cạnh những mặt đạt được như: Có sự chỉ đạo, phân công cụ thể, rõ ràng cho tập thể cán bộ, giáo viên; phối hợp tốt và tham gia đầy đủ các cán bộ, giảng viên nhà trường và HS....còn có những điều chưa làm tốt, chẳng hạn như: Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa tốt (18%), phối hợp chưa tốt giữa cán bộ, giáo viên nhà trường và HS (10%). Do vậy, theo chúng tôi công tác chỉ đạo trước hết phải tạo ra được sự đồng thuận giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội, phối hợp tốt giữa cán bộ, giáo viên nhà trường và HS. Có như vậy mới tạo ra được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

2.4.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá.

Kết quả điều tra được thể hiện ở biểu đồ 3

Biểu đồ 3: Đánh giá kết quả rèn luyện của HS trường THCS Thái Thịnh.

Chú dẫn biểu đồ 3

1. Theo năm học 66%

2. Theo học kỳ 62%

3. Chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm 58%

4. Có nội dung, tiêu chí rõ ràng 50%

5. Đánh giá đầy đủ các mặt 42%

6. Tự đánh giá của học sinh 42%

7. Thường xuyên 38%

8. Chỉ chú trọng đến việc học tập 36%

9. Chủ yếu do tập thể HS đánh giá 30%

10. Chỉ chú trọng đến việc thực hiện nền nếp 26%

11. Không có nội dung, tiêu chí rõ ràng 6%

42 Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy, việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS nhà trường chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm (58%), theo chúng tôi cần phải khắc phục những mặt này để việc đánh giá được đảm bảo công bằng, chính xác và thường xuyên hơn.

2.4.2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

Kết quả điều tra được thể hiện ở biểu đồ 4

Biểu đồ 4:Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho HS.

Chú dẫn biểu đồ 4

1. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ phận tham gia giáo dục

2. Chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác QLGD đạo đức 3. Kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên

4. Khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời 5. Đội ngũ cán bộ chưa nhiệt tình 6. Công tác kế hoạch hoá còn yếu 7.Đội ngũ cán bộ chưa đào tạo cơ bản Nhận xét:

Qua biểu đồ 4 ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý GDĐĐ cho HS, SV là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận tham gia giáo dục, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác QLGD đạo đức, chưa có kiểm tra, đánh giá thường xuyên của các cán bộ quản lý, giáo viên. Nhiều giáo viên còn chưa lồng ghép việc giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa ứng xử trong giảng dạy, còn cho đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm...

43

Tiểu kết chương 2.

Qua kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy đại bộ phận HS nhà trường có nhận thức đúng đắn về vấn đề thực hiện văn hóa ứng xử, nhiều em biết đề cao giá trị của văn hóa ứng xử, coi nhiệm vụ học tập, rèn luyện tu dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, là mục tiêu cần hướng tới. Đây là chiều hướng tốt, là dấu hiệu đáng mừng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh những yếu tố tích cực trên, thì còn một bộ phận HS còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình nhận thức như: Ngại phấn đấu trong học tập và rèn luyện, còn vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường, quay cóp trong thi, kiểm tra, ...đôi lúc các em còn ngại tham gia các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thờ ơ với các phong trào thi đua của nhà trường....đó là những biểu hiện thiếu lành mạnh của một bộ phận HS của trường.

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ở trên tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý công tác giáo dục văn hóa ứng xử, nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế lệch lạc đang tồn tại trong HS hiện nay, tạo những chuyển biến mới về chất lượng trong việc quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh nhà trường.

44 Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS thái thịnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)