3. Thực trạng và giải pháp cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Hóa học trong trường THCS
3.4. Một số hoạt động ngoại khóa Hóa học tiêu biểu đã được thực hiện tại trường THCS Trung Phụng
3.4.2. Hoạt động ngoại khóa cụ thể
3.4.2.1. Tổ chức câu lạc bộ học sinh yêu thích môn hóa học tại trường a. Mục đích của câu lạc bộ:
- Giúp cho các em học sinh được tìm hiểu sâu hơn về môn học mà các em yêu thích là môn vật lí và hóa học.
- Phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh đối với môn học.
- Thúc đẩy lòng yêu thích bộ môn, tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình học.
- Bồi dưỡng thêm cho học sinh các kiến thức mới, giúp học sinh ôn tập, giải các bài tập khó về môn vật lí và hóa học.
- Tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Các hoạt động của câu lạc bộ:
- Đối tượng tham gia: Học sinh khối 8, 9 trường THCS Trung Phụng
- Trường THCS Trung Phụng đã tổ chức được câu lạc bộ hóa học dành cho học sinh: Câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Hóa học với tên gọi “ Câu lạc bộ Mendeleev”
- Sinh hoạt câu lạc bộ 2 tuần /1 lần theo các chủ đề do giáo viên hoặc học sinh đề xuất.
- Các chủ đề của câu lạc bộ:
+ Giải bài tập khó
+ Làm các thí nghiệm nghiên cứu bài học + Tự tạo đồ dùng học tập
+ Trao đổi kiến thức bộ môn
+ Giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh + Làm bài tập cenima theo chủ đề giáo viên giao + Hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể
+ Tổ chức các hội thi, trò chơi, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các câu lạc bộ
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học - Một số hình ảnh hoạt động của câu lạc bộ
Các học sinh tiêu biểu của câu lạc bộ yêu thích môn hóa học - CLB Mendeleev
Đồ dùng sáng tạo của đội Mendeleev – Mô hình chưng cất rượu etylic 3.4.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
a. Mục đích:
+ Học sinh có thêm được những kiến thức trong đời sống, vận dụng các kiến thức môn Hóa học để giải thích các hiện tượng và vận dụng các kiến thức có được vào thực tiễn.
+ Với phương châm vừa học vừa chơi góp phần giúp học sinh có cái nhìn mới về môn học, yêu thích và say mê môn học hơn.
+ Tăng cường tính tích cực tự học, tự tìm tòi kiến thức của học sinh.
+ Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh.
b. Một số hoạt động bộ môn tích cực
Học sinh chăm chú tham gia trả lời các câu hỏi trong cuộc thi “ Hãy cứu lấy trái đất”với các kiến thức hóa học mà mình có được.
Học sinh tham gia trò chơi “ Rung chuông vàng” trong buổi giao lưu ngoại khóa theo chủ đề “ Tiết kiệm năng lượng vì thế hệ mai sau”
3.4.2.3. Tổ chức học sinh sưu tầm tài liệu học tập về môn hóa học, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
* Mục đích:
- Học sinh tự tìm tòi các kiến thức khoa học qua sách báo, tài liệu, internet …về một chủ đề mà giáo viên yêu cầu, từ đó tăng cường tính chủ động của học sinh khi tiếp cận kiến thức.
- Học sinh biết cách tự nghiên cứu vấn đề qua các chủ đề do giáo viên đặt ra thường là các chủ đề gắn liền với đời sống như: Tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiến thức môn học áp dụng trong đời sống.
3.4.2.4. Tổ chức các hoạt động liên môn Hóa – Lí – Sinh, giao lưu giữa các câu lạc bộ
* Mục đích:
- Mở rộng kiến thức cho học sinh không chỉ trong môn hóa học mà còn cả các môn học khác.
- Giúp học sinh có sự vận dụng kiến thức có được một cách linh hoạt trong nhiều lĩnh vực, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học.
- Xây dựng sự đoàn kết giữa tập thể học sinh trong nhà trường, lòng yêu thích học tập.
Giao lưu thể dục thể thao giữa hai câu lạc bộ vật lí và hóa học tại trường 3.4.2.5 Quay phim, viết bài báo về bộ môn hóa học
Học sinh tự thực hiện các bộ phim và viết bài báo về bộ môn ( có thể quay các video thí nghiệm học sinh tự làm, các tư liệu bộ môn, các thí nghiệm vui, câu đố hóa học, bài báo về một vấn đề học sinh quan tâm trong môn hóa học…).
Hoạt động này sẽ rèn luyện cho học sinh tính sáng tạo, tự lập, biết cách thể hiện quan điểm của bản thân, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo cho học sinh sự tự tin…