Triển khai các phần chơi

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn hóa học (Trang 87 - 121)

I, Mục đích của hoạt động ngoại khóa

IV. Thực hiện chương trình ngoại khóa

3. Triển khai các phần chơi

a. Phần thi chào hỏi: Tổng điểm: 10 điểm

- Mỗi đội có thời gian 3 phút để thực hiện phần thi.

- Nội dung: Giới thiệu về đội chơi của mình, đặc điểm, mục đích tham gia cuộc thi..

- Hình thức: Diễn thuyết, kịch, sân khấu hóa…

b. Phần thi giải ô chữ

Chủ đề của buổi ngoại khóa hôm nay chính là từ khóa của trò chơi ô chữ. Luật chơi như sau:

- Ô chữ gồm có gồm có tám hàng ngang, mỗi hàng gồm các chữ cái và một hàng dọc với từ khóa của ô chữ.

- Mỗi đội có 4 lần lựa chọn. Các em sẽ chọn hàng ngang tìm ra các chữ cái thông qua gợi ý của người dẫn chương trình.

- Mỗi câu hỏi có 30 giây để suy nghĩ trả lời đúng ngay trong 10 giây đầu tiên được 15 điểm.

- Sau 10 giây là có 1 gợi ý, sau mỗi gợi ý điểm bị trừ đi là 5 điểm.

- Trong các chữ cái ở hàng ngang sẽ chứa các chữ cái của từ khóa được sắp xếp ngẫu nhiên, nếu tìm ra từ khóa trước khi mở tất cả các hàng ngang sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt của ban tổ chức với số điểm là 20 điểm. Tìm từ khóa sau khi đã mở hết các hàng ngang được 15 điểm.

CÂU HỎI

Câu 1. Có 11 chữ cái: Là vũ khí có sức công phá dữ dội đã được Mỹ sử dụng trong thế chiến thứ 2.

- Để lại những hậu quả và di chứng nặng nề do chất phóng xạ, làm ô nhiễm môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Thả xuống hai thành phố của Nhật Bản Hiroshima và Nagasaki - Đáp án: BOM NGUYÊN TỬ

Đó là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những

ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó.

Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều

tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện khối đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt thế chiến thứ hai.

Câu 2. Có 8 chữ cái: Bao bọc xung quanh một hành tinh nếu lực hấp dẫn của nó đủ lớn. Đây là cái gì ?

- Bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.

- Các thiên thạch khi bay vào cháy sáng tạo nên sao băng.

- Đáp án: KHÍ QUYỂN

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon(0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo

ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ

Câu 3. Có 7 chữ cái: Một hành tinh trong hệ mặt trời nằm giữa Kim Tinh và Hỏa Tinh

- Là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt trời

- Trục quay nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027phút

- Dạng phỏm cầu (hơi dẹt ở hai cực), bán kính ở ở hai cực là 6357km, khối lượng riêng trung bình 5520kg/m3.

- Trả lời: TRÁI ĐẤT

Câu 4. Có 7 chữ cái: Hành động của con người có ảnh hưởng lớn đến sự nóng dần lên của Trái Đất

- Làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước.

- Gia tăng các tai họa thiên nhiên.

- Đáp án: PHÁ RỪNG

Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.

Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống

kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên.

Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.

Ở Việt Nam bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn.

Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra mưa lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ lần này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, cường

độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng chắn gió và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Theo các nhà khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng.

Câu 5. 7 chữ cái: Đây là một thông số trạng thái của chất khí.

- Biến đổi theo độ cao.

- Tăng khi các phân tử của chất khí chuyển động càng nhanh.

- Đáp án: NHIỆT ĐỘ

Nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang tăng do hiệu ứng nhà kính. Do khí quyển Trái Đất chứa CO2và có thêm H2O, nên các bức xạ hồng ngoại từ mặt đất bị hấp thụ bởi các phân tử trong khí quyển. Sau đó, các phân tử tái phát xạ bức xạ theo mọi hướng. Sư hấp thụ và tái phát xạ được lặp lại nhiều lần. Nếu nhiệt độ phía dưới cao hơn phía trên thì bức xạ tán xạ dần lên phía trên. Cuối cùng ở một độ cao nào đó trong khí quyển, bức xạ có thể thoát vào vũ trụ. Nhiệt độ bề mặt

được điều chỉnh sao cho năng lượng bức xạ tán xạ lên phía trên và thoát vào vũ trụ cân bằng với năng lượng ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ bởi mặt đất. Sự chặn bức xạ thoát ra bởi khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính. Nó sưởi ấm không chỉ mặt đất mà cả khí quyển bên trên mặt đất. Hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất ánh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất .Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất là 150C nhờ đó nước luôn ở thế lỏng. Nhưng nếu nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng thêm 50C thì ảnh hưởng rất lớn đến văn minh nhân loại. Băng ở Bắc Cực có thể tan nhiều đến mức nước biển dâng cao thêm nhiều mét khi đó đại dương sẽ tràn

ngập các thành phố New York, Thành Phố Hồ Chí Minh, và nhiều thành phố ven biển.

Câu 6. 10 chữ cái: Đây là chiến dịch với sự tham gia của nhiều quốc gia, châu lục trên toàn thế giới.

- Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, hạn chế lượng khí thải vào môi trường.

- Thực hiện vào thứ bảy tuần cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

(Năm 2013 được thực hiện vào thứ 7 tuần 3 của tháng 3) - Đáp án: GIỜ TRÁI ĐẤT

Hẳn bạn còn nhớ !

Năm 2010, hàng trăm triệu cá nhân tại 4,616 thành phố, 128 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới đã tham gia Giờ Trái đất. Tuy nhiên tắt đèn chỉ là một hành động biểu trưng. Giờ Trái đất kêu gọi mọi người không chỉ dừng lại ở một giờ tắt đèn mà hãy thể hiện cam kết lâu dài bằng các hành động thường nhật thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo sự sống còn và bền vững cho tương lai của hành tinh chúng ta. Tại Việt Nam, có 30 tỉnh thành với hàng ngàn doanh nghiệp, hàng triệu cá nhân trên toàn quốc sẽ cùng thế giới tiến hành kỷ niệm thời khắc đầy ý nghĩa này.

Chiến dịch Giờ Trái đất được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) sáng lập năm 2007, nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải ra môi trường.

Câu 7. Có 9 chữ cái: Là một trong những sản phẩm chất khí được tạo thành do đốt nhiên liệu hóa thạnh.

- Một khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Được tạo thành trong quá trình nung vôi - Đáp án: CÁC BON NÍC (Các bon đi ô xít)

Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính kháctrong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.

Tuy nhiên ở mức độ cho phép chúng ta cần biết đến mặt có lợi của CO2: Thực vật cần có điôxít cacbon để thực hiện việc quang hợp, và các nhà kính có thể được làm giàu bầu khí quyển của chúng bằng việc bổ sung CO2 nhằm kích thích sự tăng trưởng của thực vật. Nồng độ cao của điôxít cacbon trong khí quyển tiêu diệt có hiệu quả nhiều loại sâu hại. Các nhà kính được nâng nồng độ CO2 tới 10.000 ppm (1%) trong vài giờ để tiêu diệt các loại sâu bệnh như rầy trắng (họ Aleyrodidae), nhện v.v.

Trong y học, tới 5% điôxít cacbon được thêm vào ôxy nguyên chất để trợ thở sau khi ngừng thở và để ổn định cân bằng O2/CO2 trong máu.

Điôxít cacbon cũng hay được bơm vào hay gần với các giếng dầu. Nó có tác dụng như là tác nhân nén và khi hòa tan trong dầu thô dưới lòng đất thì nó làm giảm đáng kể độ nhớt của dầu thô, tạo điều kiện để dầu chảy nhanh hơn trong lòng đất vào các giếng hút. Trong các mỏ dầu đã hoàn thiện thì một hệ thống ống đồ sộ được sử dụng để chuyển điôxít cacbon tới các điểm bơm.

Câu 8. Có 6 chữ cái: Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách hai môi trường trong suốt. Đây là hiện tượng gì ?

- Đây là hiện tượng đổi hướng đường đi của ánh sáng nói chung, khi lan truyền trong môi trường không đồng nhất.

- Khi quan sát các vật dưới nước ta thấy nó gần mặt nước hơn thực tế.

- Đáp án: KHÚC XẠ

Khúc xạ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác chỉ khi nào có sự chênh lệch chiết suất giữa hai chất đó. Hiệu ứng khúc xạ là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng quen thuộc đa dạng, như sự uốn cong rõ ràng của một vật chìm một phần trong nước và ảo ảnh nhìn thấy trên sa mạc cát, nóng bỏng. Sự khúc xạ sóng ánh sáng khả kiến cũng là một đặc trưng quan trọng của thấu kính, cho phép chúng hội tụ chùm tia sáng vào một điểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này ở cấp học cao hơn.

Ô chữ từ khóa có 13 chữ cái: Đây là vấn đề nhức nhối của môi trường mà nhân loại đang phải đối mặt.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Kết thúc: Thông qua buổi ngoại khóa hôm nay, cô xin được gửi đến các em học sinh một thông điệp “Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự sống và tương lai của hành tinh chúng ta”.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể

hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người: Thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí ô nhiễm, băng tan, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, khí hậu khắc nghiệt, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm và nhiều vấn đề liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đền sinh tồn.

Tất cả hãy chung tay chống lại biến đổi khí hậu giữ cho môi trường sống luôn xanh và sạch, không chỉ bằng lời nói và khẩu hiệu mà bằng các hành động cụ thể trong khả năng của mình.

c. Phần thi dành cho khán giả

Trong phần thi này các khan giả sẽ trả lời các câu hỏi của ban tổ chức, câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà từ ban tổ chức.

KHO CÂU HỎI DÀNH CHO PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ Câu 1: Nước đá khô là chất gì? Được dùng để làm gì?

Đáp án: Nước đá khô chính là Cacbon đioxit CO2 ở dạng rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt của môi trường xung quanh. Được dùng để bảo quản thực phẩm.

Câu 2: Vì sao ban đêm không nên để cây xanh ở trong nhà?

Đáp án: Vì ban đêm không có ánh nắng, cây chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 thải ra khí CO2, nên trong phòng thiếu khí O2 và nhiều khí CO2 cản trở quá trình hô hấp.

Câu 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?

Đáp án: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn là:

- Ảnh hưởng của các chất trong môi trường - Ảnh hưởng của nhiệt độ

Các cách bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (sơn, mạ bôi dầu mỡ …lên bề mặt kim loại, để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi đồ vật). Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn…

Câu 4: Chất dùng để điều chế khí oxi trong công nghiệp? Cách điều chế?

Đáp án: Điện phân nước và hóa lỏng không khí.

Câu 5: Người ta thường chuyên chở dung dịch H2SO4 đậm đặc bằng thùng làm bằng chất liệu gì ? Vì sao?

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong môn hóa học (Trang 87 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w