Công tác phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con tại công ty cổ phần nông trường đông triều xã bình khê thị xã đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 48)

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh

* Công tác vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng OMNICIDE và để trống chuồng nuôi tối thiếu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên, xả vôi gầm 1 lần/tuần, hằng ngày tiến hành xịt nước gầm chuồng để loại bỏ mầm bệnh, phân, nước tiểu của lợn lưu cữu dưới gầm. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực giống, nơi làm việc bằng thuốc sát trùng OMNICIDE tỷ lệ 1lít OMNICIDE: 3200 lít nước (đối với chuồng nuôi có lợn). Khu nhập lợn nái hậu bị và xuất lợn con được rửa sạch sẽ bằng nước sau đó phun thuốc sát trùng phần nền xi măng , rắc vôi bột toàn bộ phần đất xung quang khu xuất lợn con (sử dụng 30kg vôi cho 100 m2 đất). Thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng. Cuối tuần tiến hành tổng vệ sinh xung quanh trang trại.

Khi ra vào trại, tất cả mọi người đều phải đi qua hố chứa thuốc sát trùng và có máy nén phun thuốc sát trùng (tỷ lệ 1 lít OMNICIDE : 400 lít nước) tất cả các phương tiện vận chuyển đến cổng trại đều được sát trùng và chờ 30 phút trước khi vào trại. Trước khi xuống trại phải thay quần áo mặc thường ngày,đi qua phòng sát trùng, tắm bằng xà bông tắm, mặc bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ, khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào cũng như từ trong trang trại ra ngoài. Khi hết giờ làm ủng được rửa sạch sẽ treo lên giá để khô, quần, áo, khẩu trang,mũ được ngâm trong bể chứa thuốc sát trùng (tỷ lệ 1 lít OMNICIDE : 400 lít nước) qua đêm sáng hôm sau có công nhân giặt.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trang trại đã sử

dụng hệ thống dàn làm mát ở đầu chuồng và quạt chống nóng ở cuối chuồng và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Sử dụng hệ thống làm mát đảm bảo nhiệt độ trung bình trong chuồng đạt từ 26 – 280C thích hợp với nhu cầu nhiệt độ của lợn, ổn định nhiệt độ trong chuồng nuôi (giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm), phòng ngừa dịch bệnh tốt hơn. Từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ đậu thai cho lợn ở chuồng dành cho lợn chửa,thời gian đẻ không bị kéo dài, chất và lượng của sữa lợn nái tốt hơn, tỷ lệ lợn con cai sữa cao hơn, chi phí thuốc và chi phí sát trùng giảm. Để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động tốt thì chuồng phải kín, tấm giấy làm mát cần được làm sạch thường xuyên, máy bơm hoạt động tốt, hệ thống quạt hoạt động tốt. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với chuồng dành cho lợn nái đẻ cần thực hiện tốt công tác vệ sinh ngay sau khi lợn nái cai sữa được chuyển về chuồng dành cho lợn nái phối cần tiến hành:

Sau khi trống chuồng chúng tôi tiến hành dọn dẹp tất cả các vật dụng còn lại trong chuồng, sau đó dùng máy nén xịt thật sạch lớp phân trên bề mặt chuồng. Tiếp đó chúng tôi mang sàn nhựa ra ngâm vào bể nước đồng thời trong chuồng cần lật tất cả các tấm đan để tiện cho việc vệ sinh. Tiếp tục dùng máy nén xịt toàn bộ bề mặt dưới của chuồng thật sạch. Với các tấm đan được ngâm 2 ngày trong bể nước được xịt sạch bằng máy nén, để khô sau đó được lắp ráp vào các ô chuồng. Tiến hành phun sát trùng thêm 1 lần nữa, quét vôi tường và xả vôi gầm, để trống chuồng 5 – 7 ngày. Chuyển lợn vào chuồng dành cho lợn nái đẻ theo thứ tự ngày đẻ và xếp từ đầu quạt tới dàn mát.

Chuyển lợn nái chửa lên chuồng dành cho lợn nái đẻ trước khi sinh 1 tuần để cho lợn nái thích nghi với chuồng mới, bảo vệ được lợn con nếu lợn mẹ đẻ sớm hơn dự kiến, giảm thức ăn trước khi đẻ, giai đoạn này âm hộ mở ra vi khuẩn dễ xâm nhập nên cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Do trại đang xây dựng, thường xuyên có công nhân ra vào trại nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng được tăng cường.

* Công tác tiêm phòng:

Công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăn nuôi. Để thực hiện công tác thú y triệt để và có hiệu quả thì phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu nhằm tránh những tổn thất về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Ngoài việc chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn ăn nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn, trang trại rất chú trọng đến công tác phòng bệnh bằng vắc xin. Tiêm vắc xin cho đàn gia súc sẽ tạo đáp ứng miễn dịch chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virus) giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra. Công việc này được trại thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin...còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ con vật. Trên cơ sở đó trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh - Công tác chẩn đoán:

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, ít hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

- Công tác điều trị bệnh :

Trong thời gian thực tập tại trại lợn, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của anh chị kỹ thuật chúng tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:

Bệnh phân trắng lợn con

* Nguyên nhân

Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì lợn con sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn bẩn... gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Lợn mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai trong giai đoạn đang nuôi con. Trong thời gian nuôi con gia súc mẹ bị mắc một số bệnh như:

Viêm vú, viêm tử cung, kém sữa... sau khi sinh sẽ lây nhiễm vi khuẩn vào đường tiêu hóa lợn con. Hoặc khi nuôi con mà con mẹ động dục trở lại sớm là một nguyên nhân làm số lượng và chất lượng sữa giảm vì thế bệnh sẽ dễ xảy ra.

Đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh phân trắng lợn con là vi khuẩn E. coli Salmonella. Ngoài hai loại vi khuẩn này cũng phải kể đến vi khuẩn Clostridium, cầu khuẩn Streptococcus, vi khuẩn Bacillus subtilis...

Do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt: nóng, lạnh, ẩm, có gió lùa...mà lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.

Bên cạnh đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt cũng ảnh hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh như bú sữa đầu, cắt rốn, úm lợn, bổ sung sắt... không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn đến tiêu chảy.

* Triệu chứng:

Lợn con mắc bệnh khát nước, tính đàn hồi của da giảm, mắt lõm sâu, thở nhanh, sâu, phân lỏng, có màu vàng hoặc hơi trắng đục dính ở hậu môn, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắm. Con vật có bú hoặc bỏ bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi khoeo dính đầy phân, dáng đi siêu vẹo, thường nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm lên bụng lợn mẹ.

* Điều trị: Liệu trình 3 – 5 ngày.

Phác đồ 1:

Hamcoli- S: 1ml / 10kg TT/ ngày, Tiêm gốc tai.

Bcomplex: 1-2ml/con , Tiêm gốc tai Phác đồ 2:

Kanamycin 10% : 1ml / 10kg TT/ ngày, Tiêm gốc tai.

Bcomplex: 1-2ml/con , Tiêm gốc tai

Những con tiêu chảy nặng tiến hành tiêm thuốc Atropin:

1ml/con/ngày và truyền nước muối sinh lý 0,9% vào xoang phúc mạc.

Liều lượng 20ml/con/ngày

Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia điều trị 214 con lợn mắc bệnh phân trắng khỏi 193 con, tỷ lệ đạt 90,18%.

Bệnh viêm tử cung

* Nguyên nhân:

Trong quá trình sinh đẻ đường sinh dục lợn mẹ bị xây sát, đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ thú y làm xây xát tổn thương tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.

Do quá trình thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm xây xát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng.

Do hiện tượng bệnh sát nhau, nhau thai bị phân hủy thối rữa dẫn đến tổn thương niêm mạc tử cung,…

* Triệu chứng:

Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó có khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, bám xung quanh gốc đuôi và hai bên mông thành từng mảng vẩy màu xám đen.

* Điều trị : Liệu trình 3 – 5 ngày.

Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/con/ngày, Tiêm bắp.

Vitamin ADE: 20ml/con/ ngày, Tiêm bắp

Tiến hành thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 0,9% ấm đối với những con đẻ phải can thiệp bằng tay: 3 lít/ lần/ ngày. Thụt rửa liên tục 3 ngày.

Trong quá trình thực tập tập tôi đã tham gia điều trị 15 lợn bị viêm tử cung, tỷ lệ khỏi đạt 100%.

Viêm khớp

* Triệu chứng: khớp chân sưng, đỏ, đi lại khó khăn, kém ăn, có con bị sốt.

* Điều trị: liệu trình 3 – 5 ngày.

Vetrimoxin: 2ml/con/ ngày, Tiêm gốc tai.

Vitamin ADE: 1ml / 7 – 10kg TT/ ngày, Tiêm gốc tai.

Trong quá trình thực tập tôi tham gia điều trị 22 con lợn mắc bệnh viêm khớp, khỏi bệnh 20 con, tỷ lệ 96.87%.

Bệnh đường hô hấp

* Triệu chứng: lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

* Điều trị: Liệu trình 3 – 7 ngày.

Phác đồ 1:

Tylosin : 2ml/ 10kg TT/ ngày, Tiêm bắp

Vitamin ADE: 1ml / 7 – 10kg TT/ ngày, Tiêm bắp

Trong quá trình thực tập tôi tham gia điều trị 18 lợn mắc bệnh hô hấp, khỏi 18 con, tỷ lệ 100%.

Bệnh khó đẻ ở lợn

* Triệu chứng: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian đẻ kéo dài mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần. Lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu màu hồng nhạt.

Kiểm tra qua đường sinh dục thấy thai rất to nằm kẹt trong xoang chậu, sức rặn của lợn nái yếu dần.

* Điều trị: Những trường hợp đã vượt quá thời gian đẻ nhưng sức rặn của lợn nái yếu tiến hành tiêm Oxytocin 2ml/1. Trường hợp không có kết quả, hoặc tư thế chiều hướng của thai không bình thường cần thiết phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh.

Vettrioxin: 1ml/10kg TT/ngày x 3 ngày (2 mũi tiêm gần nhất cách nhau 48 tiếng) chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Vitamin ADE: 1ml / 7 – 10kg TT/ ngày. Tiêm bắp

Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia can thiệp và điều trị 45 ca lợn khó đẻ thực hiện đúng các thao tác, thời gian can thiệp kịp thời, điều trị triệt để, đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Viêm vú

* Triệu chứng: bầu vú bị viêm sưng, đỏ, sờ thấy nóng. Lúc đầu không đau sau ấn mạnh tay vào bầu vú con vật có cảm giác đau. Lượng sữa giảm đi rõ rệt hoặc mất hoàn toàn có trường hợp vắt sữa chảy ra vón cục đặc như mủ.

Con vật ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, thân nhiệt tăng, ủ rũ, mệt mỏi, thường nằm úp bụng xuống và không cho con bú.

* Điều trị: liệu trình 5 – 7 ngày.

Tiêm các loại thuốc như sau:

Vettrimxin: 1ml/ 10kgTT/con/ngày, Tiêm bắp Vitamin ADE: 1ml / 7 – 10kg TT/ ngày, Tiêm bắp

Dùng chai nước nóng hoặc túi đựng nước nóng trườm bầu vú mỗi ngày 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.

Vắt bỏ bớt sữa trong bầu vú 2 – 3 lần/ngày.

Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú.

Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia điều trị 3 con bị viêm vú, khỏi 3 con, chiếm tỷ lệ 100%.

* Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành nghiên cứu nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Trực và đỡ đẻ cho lợn:

Trước khi đỡ đẻ chuẩn bị khăn lau, ổ úm lợn con, máy bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông cồn, xilanh, thuốc Oxytocine, dây buộc rốn.

Tôi đã tham gia đỡ đẻ 160 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an toàn.

Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt ở mũi, miệng, toàn thân, thắt rốn, sau đó dùng bông cồn sát trùng vị trí cắt rốn và xung quanh gốc rốn. Cho lợn con nằm sưởi dưới bóng điện hồng ngoại 30 phút sau đó cho lợn con bú sớm sữa đầu.

Sau khi lợn nái đẻ xong tiêm Oxytocine: 2ml/con nhằm co bóp đẩy hết dịch bẩn ra ngoài và tiêm kháng sinh Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/con/ngày nhằm mục đích phòng bệnh viêm tử cung.

- Cắt đuôi, bấm nanh và bấm số tai: Lợn con sau khi sinh được 12 giờ tiến hành cắt đuôi, bấm nanh và bấm số tai. Tôi tham gia cắt đuôi, bấm nanh và bấm số tai cho 1800 con, an toàn 1800 con, đạt 100%.

- Tiêm sắt cho lợn con:

Tiêm bắp cho lợn con 3 ngày tuổi mỗi con 1ml Fe-Dextran-B12 tôi tham gia tiêm sắt cho 1800 con, an toàn 1800 con, đạt 100%.

- Thiến lợn: những con lợn đực sau khi đẻ được 3 ngày tiến hành thiến, tôi tham gia thiến 1100 con, an toàn 1100 con, đạt 100%.

- Mổ Hecni: Trong thời gian tiến hành thực tập tôi đã tiến hành thực hiện công tác mổ 13 lợn con bị hecni (hecni âm nang và hecni rốn) , chết 1 con, tỷ lệ đạt 92,30%.

- Truyền nước sinh lý: Nái sau khi đẻ mệt mỏi, bỏ ăn hoặc ăn ít tiến hành truyền 1 lít dung dịch đường Glucoza 5% /con. Tôi tham gia truyền cho 120 con, an toàn 120 con, đạt 100%.

Bảng 4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung Số lượng

(Con) Kết quả

(Con) Tỷ lệ (%) 1. Tiêm vacxin phòng bệnh cho lợn An Toàn

Lợn con:

- Vacxin Myco Pac (phòng bệnh suyễn) 1800 1800 100 Lợn nái hậu bị:

- Vacxin dịch tả

- Vacxin phó thương hàn

70 70 100

Lợn nái chửa:

- Vacxin tụ huyết trùng - Vacxin đóng dấu lợn

200 200 100

2. Điều trị bệnh Khỏi

- Phân trắng lợn con 214 193 90,18

- Viêm tử cung 15 15 100

- Viêm vú 3 3 100

- Viêm khớp 22 20 90,90

- Bệnh đường hô hấp 18 18 100

3. Công tác khác An toàn

- Trực lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn. 160 160 100

- Can thiệp lợn khó đẻ 45 45 100

- Bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai 1800 1800 100

- Tiêm sắt cho lợn con 1800 1800 100

- Thiến lợn đực 1200 1200 100

- Mổ Hecni 13 12 92,30

- Truyền nước sinh lý 120 120 100

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con tại công ty cổ phần nông trường đông triều xã bình khê thị xã đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)