Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn công ty phát đạt thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 57)

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Tên bệnh Số lợn theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ (%)

Hiện tượng đẻ khó 112 24 21,43

Viêm tử cung 112 33 29,46

Viêm vú 112 3 2,68

Bệnh sót nhau 112 8 7,14

Tính chung 112 68 60,71

Nhận xét bảng 4.4:

Có tổng số 68/112 lợn nái được theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 60,71%): trong đó 24 lợn có hiện tượng đẻ khó (chiếm tỷ lệ 21,43%); có 33

lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 29,46 %); có 3 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 2,68%), có 8 lợn nái sót nhau (chiếm tỷ lệ 7,14%).

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lợn đẻ khó khá thấp 21,43%. Tỷ lệ nái bị viêm tử cung khá cao 29,46% nhưng vẫn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016) [13] cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường. Tỷ lệ nái bị viêm vú và sót nhau thấp chỉ chiếm 2,68% và 7,14%.

4.3.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Lứa đẻ

Số nái theo

dõi (con)

Số nái mắc bênh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Hiện tượng đẻ khó

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm

Bệnh sót nhau Số

con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

1 17 8 47,06 5 62,50 3 37,50 0 0,00 0 0,00

2 12 6 50,00 3 50,00 2 33,33 1 16,67 0 0,00

3 8 4 50,00 2 50,00 1 25,00 0 0,00 1 25,00

4 20 11 55,00 2 18,18 6 54,55 0 0,00 3 27,27

5 17 10 58,82 3 30,00 4 40,00 1 10,00 2 20,00

6 13 8 61,54 2 25,00 5 62,50 1 12,50 0 0,00

≥ 7 35 21 60,00 7 33,33 12 57,14 0 0 2 9,52

Tính

chung 112 68 54,63 24 38,43 33 37,45 3 7,08 8 11,69

Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Có 68 trong tổng số 112 nái theo dõi mắc bệnh; tỷ lệ nái mắc bệnh trung bình qua các lứa đẻ là 54,63%.

Trong đó lứa đẻ 1: Tỷ lệ nái mắc chiếm 47,06% (8/17 nái theo dõi mắc bệnh); nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 62,50%; viêm tử cung 37,50%.

Lứa đẻ 2: Tỷ lệ nái mắc bệnh 50,00% (6/12 nái theo dõi mắc bệnh); nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 50,00%; viêm tử cung 33,33%; viêm vú 16,67%.

Lứa đẻ 3: Tỷ lệ nái mắc bệnh 50,00% (4/8 nái theo dõi mắc bệnh), nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 50,00%; viêm tử cung 25,00%; sót nhau 25,00%.

Lứa đẻ 4: Tỷ lệ nái mắc bệnh 55,00% (11/20 nái theo dõi mắc bệnh), nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 18,18%; viêm tử cung 54,55%; sót nhau 27,27%.

Lứa đẻ 5: Tỷ lệ nái mắc bệnh 58,82% (10/17 nái theo dõi mắc bệnh);

nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 30,00%; viêm tử cung 40,00%; viêm vú 10,00%; sót nhau 20,00%.

Lứa đẻ 6: Tỷ lệ nái mắc bệnh 61,54% (8/13 nái theo dõi mắc bệnh); nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 25,00%; viêm tử cung 62,50%; viêm vú 12,50%.

Lứa đẻ ≥ 7: Tỷ lệ nái mắc bệnh 60,00% (21/35 nái theo dõi mắc bệnh), nái có hiện tượng đẻ khó chiếm 33,33%; viêm tử cung 57,14%; sót nhau 9,25%.

Như vậy, lợn nái gặp hiện tượng đẻ khó chủ yếu ở lứa đẻ 1, 2 và ≥7.

Nguyên nhân là do ở lứa đẻ 1, 2 lợn mới đẻ, xương chậu hẹp, chưa dãn mở. Ở lứa đẻ ≥7, do lợn đã già hàm lượng nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Ngoài ra, hiện tượng đẻ khó gặp ở mọi lứa đẻ là do: lợn nái không đước chăm sóc tốt trong quá trình nuôi từ hậu bị đến khi chửa, đẻ; chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng; do xương chậu hẹp bẩm sinh hoặc do thai quá to...

Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao qua tất các lứa đẻ nguyên nhân chủ yếu là do: quá trình phối dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, quá trình thao tác không đúng kỹ thuật; do lợn đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài,

can thiệp bằng tay làm xây sát niêm mạc tử cung, do sót nhau; do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, lợn nái mắc bệnh viêm vú và sót nhau chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Chứng tỏ quy trình chăm sóc và phòng, trị bệnh của trại đạt kết quả tốt.

4.3.3. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi

Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi

Tháng theo

dõi

Số nái theo

dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Hiện tượng đẻ khó

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm vú

Bệnh sót nhau Số

con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

7 25 13 52,00 6 46,15 6 46,15 0 0,00 1 7,69

8 20 14 70,00 4 28,57 7 50,00 2 14,29 1 7,14

9 23 14 60,87 5 35,71 7 50,00 0 0,00 2 14,29

10 29 19 65,52 7 36,84 8 42,11 1 5,26 3 15,79

11 15 8 53,33 2 25,00 5 62,50 0 0,00 1 12,50 Tính

chung 112 68 60,34 24 34,46 33 46,09 3 3,91 8 11,48

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Tháng 7 có 13/25 nái theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 52,00%); hiện tượng đẻ khó 6 con (chiếm tỷ lệ 46,15%); bệnh viêm tử cung 6 con (chiếm tỷ lệ 46,15%); bệnh sót nhau 1 con (chiếm tỷ lệ 7,70%).

Tháng 8 có 14/20 nái theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 70,00%); hiện tượng đẻ khó 4 con (chiếm tỷ lệ 28,57%); bệnh viêm tử cung 7 con (chiếm tỷ lệ 50,00%); bệnh viêm vú 2 con (chiếm tỷ lệ 14,29%); bệnh sót nhau 1 con (chiếm tỷ lệ 7,14%).

Tháng 9 có 14/23 nái theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 60,87%); hiện tượng đẻ khó 5 con (chiếm tỷ lệ 35,71%); bệnh viêm tử cung 7 con (chiếm tỷ lệ 50,00%); bệnh sót nhau 2 con (chiếm tỷ lệ 14,29%).

Tháng 10 có 19/29 nái theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 65,52%); hiện tượng đẻ khó 7 con (chiếm tỷ lệ 36,84%); bệnh viêm tử cung 8 con (chiếm tỷ lệ 42,11%); bệnh viêm vú 1 con (chiếm tỷ lệ 5,26%); bệnh sót nhau 3 con (chiếm tỷ lệ 15,79%).

Tháng 11 có 8/15 nái theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 53,33%); hiện tượng đẻ khó 2 con (chiếm tỷ lệ 25,00%); bệnh viêm tử cung 5 con (chiếm tỷ lệ 62,50%); bệnh sót nhau 1 con (chiếm tỷ lệ 12,50%).

Như vậy, qua tỷ lệ nái mắc bệnh theo các tháng đẻ có thể thấy nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (tỷ lệ trung bình 46,09%); tiếp đến là hiện tượng khó đẻ (tỷ lệ trung bình 34,46%); bệnh sót nhau (tỷ lệ trung bình 11,48%); thấp nhất là viêm vú (tỷ lệ trung bình 3,91%).

Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do: Trong các bệnh liên quan đến lợn nái sinh sản thì bệnh viêm tử cung luôn chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh khác. Ngoài ra còn do các yếu tố như: sự thay đổi khí hậu giữa các tháng khác nhau (tháng 10 là khoảng thời gian giao mùa thời tiết bắt đầu lạnh), thời tiết thay đổi làm cho tỷ lệ mắc bệnh ở lợn cũng tăng theo; do lợn nái không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trong quá trình mang thai...

4.3.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Triệu chứng

Hiện tượng đẻ khó

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm

Bệnh sót nhau

Sốt 39 - 40°C 40,5 - 42°C 41 - 42°C

- Bên ngoài

- Dịch viêm:

+ Màu

+ Mùi

- Nái rặn nhiều lần, lâu nhưng không đẻ được,

cơn co rặn đẻ thưa dần.

- Nước ối tiết nhiều và lẫn

máu.

+ Màu: hồng.

+ Mùi: tanh.

- Lợn bỏ ăn, âm hộ sưng

tấy đỏ, một số trường hợp

không sưng.

- Âm đạo tiết dịch nhầy.

+ Màu: trắng đục.

- Lợn sau sinh 2 ngày

xuất hiện những vú sưng đỏ, đối

xứng giữa 2 hàng vú, sờ vào nóng.

- Lợn nái bứt rứt không

yên, rặn nhiều, mệt mỏi, ăn kém

cơ thể đỏ ứng, vú căng

cứng.

- Mép âm hộ có dịch viêm

chảy ra.

+ Màu: Lúc đầu màu hồng, giai đoạn sau có màu đen lẫn

máu.

+ Mùi: mùi tanh hôi . Phản ứng

đau

Ấn vào vú cứng, lợn đau

Số liệu bảng 4.7 cho thấy: Khi lợn nái mắc bệnh sinh sản, mỗi bệnh đều có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau về: biểu hiện bên ngoài, dịch viêm (màu, mùi)... Dựa vào các triệu chứng lâm sàng này có thể chẩn đoán kịp thời lợn nái mắc bệnh gì, phân biệt giữa các bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Vì khi lợn nái mắc bệnh sinh sản sẽ gây ảnh hưởng đến đàn con như:

lợn nái bỏ ăn, sốt... dẫn đến việc mất sữa, lợn con không đủ sữa bú sẽ dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển. Mặt khác, khi lợn nái mắc bệnh sinh sản nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn ở những lứa sau: lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.

4.3.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Bệnh Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%) Tiêu chảy cấp

(PED) 1288 714 55,43

Viêm khớp 1288 58 4,50

Phân trắng 1288 92 7,14

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi là đối tượng mắc rất nhiều bệnh. Trong 1288 lợn theo dõi có 714 con mắc bệnh tiêu chảy cấp (chiếm tỷ lệ 55,43%); 58 lợn bị viêm khớp (chiếm tỷ lệ 4,50%); 92 lợn bị phân trắng (chiếm 7,14%).

Như vậy, ta thấy lợn con tại trại mắc tiêu chảy cao nguyên nhân là do lợn con được nuôi tập trung nên lợn lây bệnh nhanh từ ô này sang ô khác, ngoài ra vấn đề vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn chưa đảm bảo tốt.

4.3.6. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn con theo mẹ mắc một số bệnh

Bảng 4.9. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn con theo mẹ mắc một số bệnh

Triệu chứng

Bệnh tiêu chảy cấp

(PED) Bệnh viêm khớp Bệnh phân trắng Thời gian

nhiễm bệnh

Mới sinh đến 2 tuần tuổi

1 - 6 tuần tuổi Mới đẻ đến 21 ngày tuổi - Bên ngoài - Lợn nôn do sữa

không tiêu, mất nước, thân nhiệt giảm nên nằm lên bụng mẹ. Tiêu chảy lan nhanh khắp đàn.

- Lợn con đi khập khiễng, khớp chân sưng to. Khi rạch ổ viêm thấy có mủ đặc, vết máu và chất hoại tử trắng.

- Lợn con kém bú, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo, da khô, đầu to, bụng hóp, lợn gầy sụt cân nhanh.

- Phân

+ Màu

+ Mùi

- Phân:

Lỏng, nhiều nước, dính bết ở hậu môn.

+ Màu: Trắng đục hoặc vàng nhạt.

+ Mùi: chua, tanh.

- Phân: Dính bết ở hậu môn.

+ Màu: Lúc đầu trắng sữa, sau chuyển sang trắng đục.

+ Mùi: Mùi tanh khắm đặc trưng.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: Đối với mỗi bệnh khác nhau lợn con đều có biểu hiện lâm sàng cụ thể. Dựa vào các triệu chứng đó giúp qúa trình chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở lợn con giai đoạn theo mẹ

mắc rất nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ các bệnh này thông qua đặc điểm như:

- Bệnh tiêu chảy cấp (do virus gây ra): Phân vàng nhiều nước, bệnh lây lan nhanh trong đàn, không thể sử dụng kháng sinh điều trị;

- Hội chứng tiêu chảy thông thường: Phân không còn khuôn, nhão, sệt loãng. Màu trắng, xám, vàng, xanh...;

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn công ty phát đạt thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)