Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS (Trang 43 - 47)

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

IV. Các hoạt động minh họa

2. Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể

Ví dụ : Nội dung chương trình sinh hoạt tập thể của Liên đội THCS Trung Phụng:

SINH HOẠT TẬP THỂ DƯỚI CỜ VỚI CHỦ ĐIỂM

“ MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10/ 10” VÀ HƯỚNG TỚI KỈ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10”

I – Ổn định tổ chức:

- Các chi đội vào vị trí xếp hàng, lớp trực tuần sắp xếp ghế ngồi … II – Diễn biến chương trình:

1) Đón đại biểu:

Xin nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh về dự buổi lễ sinh hoạt dưới cờ của Liên đội THCS Trung Phụng với chủ điểm: “ Chào mừng ngày giải phóng thủ đô 10/10 và hướng tới kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10” ngày hôm nay!

( Trống chào mừng) 2) Chào cờ:

Xin trân trọng kính mời các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh chuẩn bị làm lễ chào cờ. Đội trống, đội cờ vào vị trí.

- Nghiêm ! Chào cờ ! Chào ! - Quốc ca !

- Đội ca !

- Vì Tổ Quốc XHCN, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng ! ( Trống chào cờ, Quốc ca, Đội ca, HS hô đáp khẩu lệnh)

Xin trân trọng kính mời các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh nghỉ. Đội trống, đội cờ về vị trí.

3) Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu:

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến !

Thăng Long – Hà Nội hôm nay – Thủ đô của đất nước ngàn năm văn hiến đã gắn liền với lịch sử huy hoàng của dân tộc cùng những dấu son chói lọi của quá trình dựng xây đất nước.

Cách đây 58 năm, nhân dân Thủ đô vui mừng chào đón 1 sự kiện lịch sử: ngày 10/10/1954 – Hà Nội sạch bóng quân thù. Sự kiện đó có ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra 1 thời kì mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ở thời đại Hồ Chí MInh quang vinh.

Để giành được thắng lợi vĩ đại đó, Đảng, Nhà nước cùng với quân và dân Thủ đô chúng ta đã phải hy sinh anh dũng và chiến đấu vô cùng gian khổ trong 9 năm ròng – 9 năm đầy máu lửa để có 1 ngày Thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ hoa.

Kế thừa truyền thống lịch sử hào hùng và khắc ghi công lao to lớn của cha ông, noi theo tấm gương anh bộ đội cụ Hồ chính là 1 phần cơ bản để xây dựng nên nhân cách cao đẹp của những học sinh Hà Nội thông minh, thanh lịch. Nhân kỉ niệm 58 năm ngày giải phóng Thủ đô và hướng tới kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên đội THCS Trung Phụng long trọng tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm: “ Mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10 và hướng tới kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10”.

Đến dự với buổi sinh hoạt dưới cờ hôm nay, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng giới thiệu có:

- Cô giáo Phan Thị Chân Lý – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.

- Cô giáo Lê Thị Kim Yến – Phó HT nhà trường.

- Cô giáo Phùng Thu Hằng – Chủ tịch công đoàn nhà trường.

Cùng toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh Trường THCS Trung Phụng ! Xin toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh nhiệt liệt hoan nghênh!

( Trống dồn và tiếng vỗ tay sau mỗi lần giới thiệu) 4) Sơ kết thi đua:

Trong tuần vừa qua, toàn Liên đội chúng ta đã ra sức học tập, hăng hái trong rèn luyện và thi đua sôi nổi, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại. Sau đây, em xin trân trọng kính mời cô giáo Phùng Thị Thanh – GV Tổng phụ trách lên nhận xét và công bố kết quả thi đua của các Chi đội trong tuần 8.

Xin trân trọng kính mời cô !

( TPT nhận xét thi đua – Mời BGH trao cờ thi đua ) 5) Hội thi :

a) Ban giám khảo ra mắt:

Cuộc thi nào cũng cần thiết phải có những người cầm cân nảy mực, đánh giá khách quan, công bằng, chính xác cho các nội dung thi. Sau đây, em xin giới thiệu thành phần BGK gồm có:

- Cô giáo Phan Thị Hằng – Trưởng ban thanh tra, GV môn Lý.

- Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang – GV môn Lý - Hóa.

- Thầy giáo Nguyễn Việt Bản – GV môn Thể dục.

Chúng ta cùng nhiệt liệt hoan nghênh ! ( Trống dồn sau mỗi lần giới thiệu)

b) Thi tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội và người phụ nữ Việt Nam:

Và sau đây là phần quan trọng của hội thi hôm nay, phần thi tìm hiểu. Chúng ta sẽ cùng làm quen với những gương mặt tươi xinh, thông minh, nhanh nhẹn với những hiểu biết của các bạn về Hà Nội – Thủ đô yêu quý của chúng ta, gồm truyền thống anh hùng, con người và địa danh của Hà Nội, đồng thời tìm hiểu về phẩm hạnh và tên của những người phụ nữ nổi tiếng của Việt Nam thông qua trò chơi giải ô chữ, trong đó có 9 ô hàng ngang và 1 ô chữ đặc biệt.

Xin đề nghị các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh cho 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón thành viên của 4 đội thi đại diện cho 4 khối lớp học. Xin mời 4 đội lên sân khấu !

Phần thi tìm hiểu diễn ra theo thứ tự của 4 đội, mỗi đội lần lượt có quyền chọn ô chữ của mình, sau khi người Dẫn chương trình đưa ra câu hỏi, đội nào đưa ra tín hiệu phất cờ nhanh hơn sẽ được quyền trả lời trước, trả lời không đúng, đội khác có quyền trả lời. Mỗi đội trả lời đúng được 10 điểm, đội chọn ô chữ được 15 điểm. Nếu không có đội nào có tín hiệu trả lời sẽ hỏi ý kiến khán giả.Trong mỗi ô hàng ngang sẽ chọn 1 chữ cái có trong ô chữ đặc biệt, ô chữ đặc biệt gồm 9 chữ cái, đội nào có tín hiệu trả lời ô chữ đặc biệt sau ô hàng ngang thứ 1 => ô hàng ngang thứ 4 được 40 điểm, trả lời kể từ ô hàng thứ 5 => ô hàng ngang thứ 8, được 30 điểm, trả lời sau ô hàng ngang thứ 9, có gợi ý của người dẫn chương trình thì được 20 điểm.

Và sau đây, xin mời tất cả 4 đội chơi và khán giả cùng đến với ô chữ của chúng ta.

( DCT lần lượt mời đội chọn ô chữ, đọc câu hỏi theo hàng ngang đã chọn, mời đội có tín hiệu trả lời )

- Hàng ngang 1: ( có 7 chữ cái ): “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng lịch cũng thể con người….”

( Tràng An ) ( Lấy chữ cái: A ) - Hàng ngang 2: Tên người con gái “ trái tim lầm chỗ để trên đầu” , gắn liền với hình ảnh “ lông ngỗng”

( Mị Châu) ( Lấy chữ cái: M ) - Hàng ngang 3: ( 9 chữ cái) : “ Rủ nhau chơi khắp …

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”.

( Long Thành) ( Lấy chữ cái: A ) - Hàng ngang 4: ( 6 chữ cái) Tổng tư lệnh đội quân tóc dài Miền Nam.

( Bà Định) ( Lấy chữ cái: Đ ) - Hàng ngang 5:( 4 chữ cái) Cô gái làng Dâu trở thành hoàng hậu nổi tiếng.

( Ỷ Lan) ( Lấy chữ cái: A ) - Hàng ngang 6: ( 11 chữ cái ) Chẳng cần ngai cũng được tôn xưng bà chúa . ( Hồ Xuân Hương) ( Lấy chữ cái: N ) - Hàng ngang 7: ( 10 chữ cái) Tên 1 Quận ở Hà Nội, nói về 2 Nữ tướng anh hùng, không cần nhắc đến họ tên cũng biết là ai rồi.

( Hai Bà Trưng ) ( Lấy chữ cái: B) - Hàng ngang 8: Tên 1 con đường ở Hà Nội, mang tên 1 nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ 18, tác giả của bài “ Chinh phụ ngâm khúc”

( Đoàn Thị Điểm) ( Lấy chữ cái: Đ ) - Hàng ngang 9: ( 10 chữ cái): 1 Quận ở Hà Nội, mang tên 1 danh nhân văn hóa, tác giả của bản “ Bình Ngô Đại Cáo”

( Nguyễn Trãi) ( Lấy chữ cái: G ) - Ô chữ đặc biệt: ( 9 chữ cái) : Cụm từ dùng để ca ngợi đức tính và phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam . ( Ba đảm đang) Chúng ta vừa đến với những giây phút vô cùng kịch tính và vui vẻ của 4 đội chơi, các em khán giả đã đoán được đội nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng nhất chưa?

Sau đây, tôi xin kính mời đại diện Ban giám khảo, lên công bố kết quả của cuộc thi.

Xin trân trọng kính mời !

Xin trân trọng kính mời cô giáo Phan Thị Chân Lý – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường lên trao quà cho các đội thi. Xin kính mời cô !

( Đại diện các các đội thi lên nhận quà ) 5) Trò chơi khán giả: “ Nghe thấu đoán tài”:

Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể em bạn học sinh yêu quý !

Một hình ảnh Hà Nội linh thiêng, hào hoa, với những địa danh đi vào lịch sử, với những truyền thống anh hùng, bất diệt, cùng với những con người văn minh, thanh lịch, trong đó, không thể không kể đến những người phụ nữ đảm đang, tháo vát, đã trở thành những hình ảnh thân thuộc trong các bài hát làm xao xuyến lòng người.

Một trò chơi để thay đổi không khí buổi lễ, đồng thời cũng để thấy được tài năng cảm thụ âm nhạc của các em học sinh, sau đây mời tất cả các em cùng hòa nhịp vào những bản nhạc du dương qua trò chơi: “ Nghe thấu đoán tài”

Trò chơi như sau: Sẽ có những đoạn nhạc không lời vang lên, đây là những bài hát viết về Hà Nội và viết về người phụ nữ Việt Nam. Các em hãy trổ tài cảm thụ âm nhạc của mình bằng cách nghe nhạc và hãy đoán tên bài hát đó là gì ? Có thể hát 1 đoạn trong bài hát đó. Sẽ có 1 món quà đặc biệt dành cho tất cả các bạn đoán đúng tên bài hát. Và sau đây, mời các emđến với bản nhạc đầu tiên. ( Bật nhạc )

+ Bài hát 1: Lòng mẹ

+ Bài hát 2: Nhớ mùa thu Hà Nội + Bài hát 3: Nồng nàn Hà Nội + Bài hát 4: Con yêu mẹ

+ Bài hát 5: Hà Nôi – niềm tin và hy vọng.

Và 1 món quà đặc biệt dành cho tất cả các bạn đã đoán đúng tên bài hát , đồng thời dành đến các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh còn lại, đó là 1 tiết mục văn nghệ do em Hương Lan - Lớp 9A trình bày.

Xin một tràng pháo tay của các thầy cô giáo và tất cả các em cho tiết mục văn nghệ này !

6) Kết thúc:

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến !

Chương trình sinh hoạt dưới cờ với chủ điểm “ Mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10 và hướng tới kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10” của Liên đội THCS Trung Phụng đã khép lại, mở ra trước mắt ta là bao kiến thức về truyền thống anh hùng, thanh lịch, tài hoa của người Hà Nội, đồng thời cũng hiểu hơn về người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang. Là những đội viên của Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, các bạn sẽ làm gì ? Ngay từ lúc này, chúng ta hãy cùng ra sức học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, xứng đáng là chủ nhân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã đến dự buổi sinh hoạt ngày hôm nay, xin kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các em học sinh học giỏi, chăm ngoan !

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w