Vận dụng các phương pháp công tác Đội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS (Trang 21 - 28)

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

III. Các giải pháp thực hiện

2. Vận dụng các phương pháp công tác Đội

2.2. Vận dụng các phương pháp công tác Đội

2.2.1. Hoạt động tập thể, mang tính xã hội, hữu ích là một phương pháp đặc trưng của công tác Đội:

- Hoạt động của Đội luôn luôn là hoạt đông tập thể, hoạt đông mang tính xã hội rất cao, thường gắn với thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội chung của đất nước, của địa phương và nhà trường. Thông qua hoạt động Đội, tổ chức Đội giáo dục đội viên về mọi mặt chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức học tập, yêu lao động, yêu Tổ quốc, quê hương, đoàn kết với bạn bè...từ đố đội viên xác định cho mình phải cố gắng trong rèn luyện, học tập, lao động... để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

- Để vận dụng phương pháp này vào việc tổ chức thực hiện các hoạt động Đội, GV – TPT cần chú ý:

+ Phải làm cho các đội viên luôn ý thức được mình là thành viên nhỏ của tập thể đoàn kết, tương thân, tương ái. Mỗi đội viên phải có trách nhiệm dựng xây tổ chức Đội vững mạnh, để ngôi nhà chung ngày càng đẹp đẽ khang trang, mở rộng của đón được nhiều bạn cùng sinh hoạt, hoạt động.

+ Mỗi hoạt động Đội ( dù nhỏ ) là do các em đề xuất, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động và tự kiểm tra đánh giá kết quả. GV – TPT chỉ hướng dẫn, giúp đỡ các em khi thật cần thiết.

+ Cần giáo dục, vận động và tìm mọi cách để thu hút đông đảo đội viên tham gia hoạt động Đội. ở liên đội, cần tạo điều kiện để các em được tham gia hoạt động, không nên tách cho các em sinh hoạt riêng. Các đội viên nữ thường thích hoạt động văn hóa văn nghệ, các đội viên nam lại thích hoạt động thể dục thể thao hơn... vì vậy, để thu hút tất cả các em nam, nữ cùng tham gia hoạt động cũng cần thiết kế, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động sao cho hợp lí.

Ví dụ : Khi tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, GV – TPT Đội của Liên đội THCS Trung Phụng thu hút cả đội viên nam và đội viên nữ tham gia vào các hoạt động bằng cách tổ chức các hoạt động thi văn nghệ và thi thể thao giữa các chi đội trong toàn liên đội với nhau, đảm bảo đó sẽ là sân chơi vừa bổ ích vừa phù hợp với tâm lí của các đội viên.

+ Nội dung hoạt động Đội phải phong phú, hình thức hoạt ddoognj phải đa dạng thì hoạt động tập thể của Đội mới hấp dẫn, bổ ích và lôi kéo được đông đảo các em đội viên tham gia.

2.2.2. Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên cần được vận dụng khi tổ chức các hoạt động Đội :

- Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên chính là nhằm thực hiện nguyên tắc hoạt động Đội.

Được giao nhiệm vụ cụ thể, mỗi đội viên sẽ được phát huy vai trò, khả năng của mình một cách hợp lí và qua đó, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu áp dụng tốt phương pháp này cho mỗi đội viên sẽ có tác dụng giáo dục rất tốt về tinh thần trách nhiệm, lòng tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật và tính tự quản cho các em.

- Giao nhiệm vụ cho đội viên khôg phải là “ khoán trắng” công việc để các em muốn làm gì, làm thế nào thì làm, mà phải kèm theo đó là đảm bảo các điều kiện thực hiện và dìu dắt, giúp đỡ, khuyến khích động viên các em trong suốt quá trình thực hiện.

Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên không phải là giao một cách chung chung mà phải hết sức cụ thể, rõ ràng, cần nói rõ mục tiêu cần đạt được.

- Khi thực hiện phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên như sau:

+ Phải làm sao để tập thể đội viên được giao nhiệm vụ thông suốt về tư tưởng, có nghĩa là được giao nhiệm vụ phải hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tiếp nhận nhiệm vụ một cách phấn khởi.

+ Phân công nhiệm vụ phải trên cơ sở nắm vững trình độ, khả năng của người được giao nhiệm vụ, đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ví dụ: Tuy học cùng một lớp, sinh hoạt trong cùng một chi đội nhưng không phải trình độ và khả năng của các em đều như nhau. Trong hoạt động của liên đội, có bạn thì giỏi nghi thức, có bạn lại giỏi trò chơi, có bạn có năng khiếu hát, chơi nhạc cụ, có bạn lại có khả năng hoạt động trại tốt...Nói tóm lại không thể có em nào lại giỏi toàn diện các mặt. Như vậy việc nắm vững khả năng, trình độ của mỗi đội viên để phân công nhiệm vụ là nghiệp vụ của người làm công tác thiếu nhi. Do đó, khi phân công nhiệm vụ, GV – TPT Liên đội THCS Trung Phụng luôn tìm hiểu và nắm bắt khả năng, năng lực của từng cá nhân sao cho phù hợp với nhiệm vụ đó.

+ Nhiệm vụ chủ yếu của các em là học tập. Như vậy, cần phải giao nhiệm vụ cho đội viên sao cho hợp lí để không những không làm ảnh hưởng đến học tập mà còn tạo điều kiện để các em học tập tốt. Mặt khác, lao động – giúp đỡ gia đình và tự phục vụ của các em cũng là yêu cầu không thể thiếu được. Hoạt động Đội, hoạt động học tập trong trường học và hoạt động lao động giúp đỡ gia đình, lao động tự phục vụ là những hoạt động thường nhật của mỗi đội viên.

Ví dụ: Liên đội THCS Trung Phụng đã tổ chức cho học sinh tham gia các buổi lao động vệ sinh trường, lớp để giữ khung cảnh sư phạm trường học luôn sạch, đẹp, đồng thời tham gia quét dọn, bảo vệ các khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương phường Trung Phụng:

2.2.3. Phương pháp thuyết phục:

- Phương pháp này gồm thuyết phục bằng lời nói ( giảng giải, thuyết trình, tranh luận, nói chuyện...) và bằng những tấm gương:

+ Thuyết phục bằng lời nói chủ yếu là làm cho các em ý thức được những vấn đề có tính lí luận ( đạo đức học, giáo dục công dân, mĩ học...) nhằm tác động tới lí trí, tình cảm, nhân cách của các em. Thuyết phục bằng lời nói được sử dụng trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, nói chuyện... của Đội.

Ví dụ: Không khí buổi sinh hoạt, họp Đội phải chân thành, cởi mở, hấp dẫn, phải động viên các em tích cực phát biểu, bày tỏ quan điểm, nhận thức của mình. Tạo điều kiện để các em “ ít nói” được phát biểu. Mọi kết luận rút ra từ sự trao đổi, bàn bạc của mỗi cá nhân và tập thể đội viên là có tính thuyết phục cao nhất.

+ Thuyết phục bằng những tấm gương ( nêu gương ) là đưa ra những tấm gương người tốt, việc tốt để các em noi theo.

- Thuyết phục bằng lời nói cần phải được kết hợp với những tấm gương thì tính thuyết phục mới cao. GV – TPT không chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp thuyết phục mà còn biết phát hiện, lựa chọn được các tấm gương tiêu biểu để giáo dục các em. Có những tấm gương là các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ... trong lịch sử dân tộc; có những tấm gương trong đánh giặc giữ nước và trong lao động sáng tạo

để kiến thiết đất nước. Có những tấm gương trong học tập, dũng cảm cứu bạn, giúp đỡ bạn bị khuyết tật đến trường học...

=> GV – TPT khi đưa ra những tấm gương để giáo dục cần phải được chọn lọc và đưa ra đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả giáo dục mới cao. Cần phải chọn lọc đưa được những tấm gương trong lao động sản xuất, trong chiến đấu ở địa phương nơi các em sinh ra; cần nêu những tấm gương người tốt, việc tốt, học tập tốt và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy ở chính trường, lớp của các em thì sẽ có tác động tích cực, trực tiếp đối với các em.

2.2.4. Phương pháp thi đua thường xuyên phải được áp dụng trong tổ chức các hoạt động Đội :

- Với tư cách là một phương pháp giáo dục, thi đua là phương thức kích thích khuynh hướng tự khẳng định ở mỗi học sinh, thúc đẩy các em đua tài, gắng sức vươn lên hàng đầu, giành thành tích cao nhất. Thi đua khuyến khích nỗ lực, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến lên.

- Khi sử dụng phương pháp thi đua của Đội, cần chú ý:

+ Thi đua đã tạo cho thiếu nhi tự khẳng định mình, qua đó phát huy vai trò tự quản, tự nguyện và tổ chức Đội của các em. Các GV – TPT cần học tập, trao đổi kinh nghiệm và rèn luyện để sử dụng có hiệu quả phương pháp này vào trong các hoạt động Đội.

+ Không ngừng sáng tạo các hình thức, các danh hiệu thi đua phong phú, sinh động và nghiêm túc để lôi cuốn tất cả đội viên tham gia vào các phong trào thi đua do Đội đề xướng. Cần tuyệt đối tránh phát động thi đua theo kiểu hình thức, “ có phát mà không động”, “ đánh trống bỏ dùi”, “ đầu voi đuôi chuột”

+ Nội dung, tiêu chuẩn thi đua cần đảm bảo cụ thể, phù hợp với chủ đề, chủ điểm hoạt động Đội, phù hợp với đối tượng đội viên. Nội dung thi đua cần mang tính toàn diện và sự cân đối, không nên chỉ chú trọng vào mặt này hay mặt kia.

Ví dụ : Trong một phong trào thi đua thường có nhiều nội dung, tương ứng với nó là những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng mặt: học tập, lao động, công tác xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...Liên đội THCS Trung Phụng đã thường xuyên đưa các cuộc thi sáng tạo trong học tập vào các hoạt động Đội để gây hứng thú và tinh thần làm việc nhóm của các em học sinh.

+ Tổ chức, chỉ đạo thi đua trong hoạt động Đội phải đảm bảo sự vô tư và lành mạnh, tránh biến thi đua thành ganh đua, ăn thua để từ đó nảy sinh ra các thói hư tật xấu: thủ đoạn, ích kỉ, hiếu thắng. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong thực hiện phương pháp thi đua đều rất có thể làm ảnh hưởng, thậm chí làm hỏng một hoạt động.

+ Đánh giá thi đua phải khách quan, công bằng, công khai, GV – TPT cần nhạy cảm trong sự đánh giá thi đua các cá nhân và tập thể Đội. Các danh hiệu thi đua, các cá nhân, tập thể xuất sắc phải do chính các em tín nhiệm bầu nên.

=> Sử dụng phương pháp thi đua để nhằm đạt mục tiêu giáo dục là đoàn kết nhất trí cùng xây dựng Đội và phát triển hoạt động Đội; là niềm vui sướng, tự hào về thành tích của mỗi cá nhân và tập thể Đội.

2.2.5. Phương pháp khen thưởng và khiển trách trong tổ chức các hoạt động Đội:

- Khen thưởng và khiển trách ( phê bình, rút kinh nghiệm ) được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động Đội. Có thể nói khen thưởng là phương thức biểu thị sự đánh giá tích cực, sự công nhận thành tích của người đại diện tập thể, của tập thể đối với những hành động, hành vi mà cá nhân hay tập thể được lựa chọn đã đạt được.

- Khiển trách của Đội thường là phê bình, nhắc nhở, cùng với đó là động viên, giúp đỡ nhau khắc phục để vươn lên.

- Để đạt kết quả giáo dục khi sử dụng phương pháp này cần phải chú ý :

+ Phải đảm bảo sự công bằng, khách quan, công khai, chính xác trong khen thưởng cũng như khiển trách. Bất kì một sai sót nhỏ nào như: sự thiên vị, cảm tình cá nhân, khen chê nhầm... đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả giáo dục các em như : làm mất lòng tin, nhụt chí không muốn phấn đấu, không muốn tham gia sinh hoạt Đội và các hoạt động tập thể...Ngược lại, nếu khen kịp thời, đúng mức thì các em sẽ rất vui sướng, phấn khởi và các tự tin tham gia vào các hoạt động Đội hơn.

+ Phải phát huy vai trò tự quản của Đội trong khen thưởng và khiển trách. GV – TPT cần chú ý giúp đỡ BCH Đội bởi chính các em là nòng cốt trong việc phát huy vai trò tự quản.

+ Cần phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc khen thưởng và khiển trách: nhà trường, Đội TNTP và các lực lượng xã hội khác cùng tham gia giáo dục các em để tưng độ chính xác, sự công bằng khách quan và tăng hiệu quả hoạt động.

Ví dụ: Liên đội THCS Trung Phụng thường xuyên khen thưởng và tặng quà cho các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong các hoạt động Đội vào các buổi lễ mít tinh kỉ niệm hay ngay sau khi học sinh đã tham gia hội thi, phong trào thi đua đó xong...Điều đó sẽ là sự động viên, khích lệ tinh thần và tạo niềm vui, hứng khởi ở các em học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong liên đội THCS (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w