I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết: - Định nghĩa liên kết cho – nhận. Bản chất của liên kết cho – nhận - Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
- Sự xen phủ obitan nguyên tử khi hình thành phân tử 2. Kĩ năng
- Viết được quá hình hình thành liên kết cho – nhận của một phân tử . - Giải thích được liên kết cộng hóa trị trong một số phân tử
II. Trọng tâm: Bản chất của liên kết cộng hóa trị, sự hình thành liên kết cộng hóa trị.
III. Lựa chọn phương pháp
- Nêu vấn đề (tình huống, bài tập…), - Thuyết trình, minh họa
IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài trên Powerpoint , chuẩn bị sơ đồ xen phủ các obitan s-s, p-p,s-p - Học sinh: Ôn tập sự hình thành liên kết cộng hóa trị
V. Hình thức kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng câu hỏi mở; câu hỏi nêu vấn đề, tình huống; phiếu đánh giá; bài tập ví dụ minh họa.
VI. Kế hoạch bài giảng Kiểm tra bài cũ (10’)
Liên kết cộng hóa trị là gì? Bản chất của liên kết cộng hóa trị? Những nguyên tử của nguyên tố nào liên kết với nhau tạo liên kết cộng hóa trị?mô tả sự hình thàh liên kết của phân tử H2O? NH3, C2H4
Bài mới
Tg Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS
8’
Tiết 28. Liên kết cộng hóa trị (tiết 2)
I – SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ BẰNG CẶP ELECTRON CHUNG
2. Sự hình thành phân tử hợp chất c) Liên kết cho – nhận
Sự hình thành liên kết trong phân tử SO3: S: có 6e ngoài cùng
O: có 6e ngoài cùng
- Bản chất của liên kết cho – nhận là liên kết cộng hóa trị nhưng cặp e dùng chung là do 1 ngtử góp
- Kí hiệu liên kết cho – nhận () được chỉ từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.
Cụ thể với SO3:
GV giới thiệu và viết sự hình thành liên kết trong phân tử SO3. Đưa ra nhận xét:
- Giữa O(1) và S có 2 cặp e dùng chung, trong đó 2e của O góp và 2e của S góp =>
liên kết đôi
- Giữa O(2) và S; O(3) và S chỉ có 1 cặp e dùng chung do S góp => Sự tạo thành cặp e chung như vậy gọi là liên kết cho nhận (Chỉ có 1 nguyên tử cho và 1 nguyên tử nhận) Yêu cầu HS rút ra KL? Viết sự tạo thành liên kết của SO2,
NH4? 3’ 3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
- Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước... HS đọc SGK và cho nhận
- Các chất không cực tan trong dung môi không cực như bezen,...Các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện
xét?
7’
II – LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ VÀ SỰ XEN PHỦ CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ
1. Sự xen phủ của các AO khi hình thành phân tử đơn chất a) Sự hình thành phân tử H2
- Nguyên tử H có 1 AO s hình cầu
- Khi hai nguyên tử H tiến lại gần nhau, 2 obitan 1s của 2 nguyên tử H xen phủ nhau.
- Liên kết hình thành khi lực hút giữa electron với hạt nhân và lực đẩy giữa các e, giữa hạt nhân với hạt nhân là bằng nhau Khoảng cách giữa 2 hạt nhân d = 0,074 nm gọi là độ dài của liên kết H – H
-Phân tử H2 có năng lượng thấp hơn tổng nlượng của 2 ngtử H
GV dùng sơ đồ xen phủ của 2 obitan 1s để giúp HS hình dung được quá trình hình thành liên kết.
5’
b) Sự hình thành phân tử Cl2
Cấu hình của Clo: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 Cl:
Phân tử clo được hình thành do sự xen phủ giữa 2 obitan p chứa e độc thân của mỗi nguyên tử.
GV dùng sơ đồ xen phủ của 2 obitan p để giúp HS hình dung được quá trình hình thành liên kết.
5’
2. Sự xen phủ của các AO khi hình thành phân tử hợp chất a) Sự hình phành phân tử HCl
Liên kết hóa học trong phân tử HCl được hình thành do sự xen phủ giữa obitan 1s của H và obitan 3p có 1e độc thân của Cl.
GV dùng sơ đồ xen phủ của 1 obitan s và 1 obitan p để giúp HS hình dung được quá trình hình thành liên kết.
5’
b) Sự hình thành phân tử H2S
- Là sự xen phủ giữa obitan 1s của H và 2 obitan p của S tạo nên 2 liên kết S – H.
GV dùng sơ đồ xen phủ của obitan 1s và 2 obitan p để giúp HS hình dung được quá trình hình thành liên kết.
2’ Dặn dò và giao bài tập về nhà 4, 6 SGK trang 75. SBT: 3.11, 3.12, 3.14 Đọc trước bài hiệu độ âm điện và liên kết hóa học .
VII. Rút kinh nghiệm, bổ sung
...
...
...
...
Ngày soạn………Ngày dạy...
Tiết 29. HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN. LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh hiểu: - Hiệu độ âm điện ảnh hưởng thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?
2. Kĩ năng
- Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện II. Trọng tâm: Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học III. Lựa chọn phương pháp
- Thuyết trình, minh họa IV. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài , bảng độ âm điện của các nguyên tố nhóm A - Học sinh: Ôn tập liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
V. Hình thức kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng câu hỏi mở; câu hỏi nêu vấn đề, tình huống; phiếu đánh giá; bài tập ví dụ minh họa.
VI. Kế hoạch bài giảng Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (12’)
- Liên kết ion là gì? Bản chất của liên kết ion ?
- Liên kết cộng hóa trị là gì? Bản chất của liên kết cộng hóa trị? Những nguyên tử của nguyên tố nào liên kết với nhau tạo liên kết cộng hóa trị?
- Trong bảng tuần hoàn độ âm điện thay đổi như thế nào? Tính kim loại, phi kim thay đổi như thế nào?
Nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn hơn (kim loại hay phi kim)?
Bài mới
Tg Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS
5’
Tiết 29. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học I – HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị không cực
Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử nằm trong khoảng từ 0 đến 0,4, thì liên kết cộng hóa trị được coi là không cực
VD: H2, O2, Cl2…
-Cho biết độ âm điện của các nguyên tố hiđro, nitơ, clo. Tính hiệu độ âm điện (đều bằng 0) -Cho biết liên kết trong các phân tử này là liên kết cộng hóa trị có cực hay không cực?
(không cực)
Nhận xét => Quy ước
5’
2. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực
- Hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử nằm trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7 được coi là liên kết cộng hóa trị có cực
- Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh
VD: H –Cl (0,96), H –O –H (1,2)
- Cho biết liên kết trong các phân tử HCl, H2O, NO…thuộc loại liên kết gì? (có cực) -Tính hiệu độ âm điện của các nguyên tố tạo nên hợp chất đó
=> Nhận xét và đưa ra kết luận
5’
3. Hiệu độ âm điện và liên kết ion
- Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết > 1,7 được coi là liên kết ion
VD: NaCl (2,23), MgO (2,13)
-Tính hiệu độ âm điện của các nguyên tố tạo nên hợp chất NaCl, MgO, MgCl2,… Cho biết các nguyên tử này liên kết với nhau bằng liên kết gì? (ion)
=> Nhận xét và kết luận
5’
II – KẾT LUẬN
Dựa vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết có thể dự đoán được một liên kết hình thành thuộc loại liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị không cực
Gọi HS nhận xét và rút ra kết luận
Dùng hiệu độ âm điện chỉ là tương đối, có những trường hợp ngoại lệ
10’
BÀI TẬP CỦNG CỐ
+ Bài tập về liên kết cộng hóa trị có cực và không cực
Bài 1. B
Bài 2. liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết trong đó cặp electron chung nằm ở giữa khoảng cách 2 nguyên tử
Bài 3. CT electron của phân tử:
F : F, ( liên kết cộng hóa trị không cực) H : F (liên kết cộng hóa trị có cực)
Bài 5. liên kết trong phân tử HBr, NH3 là liên kết cộng hóa trị có cực. liên kết trong phân tử O2, H2 là liên kết cộng hóa trị không cực + Bài tập đánh giá đặc tính của liên kết dựa vào hiệu độ âm điện.
Bài 4. liên kết trong phân tử NaCl, MgCl2 là liên kết ion, còn liên kết trong phân tử AlCl3, HCl là liên kết cộng hóa trị có cực
- HS đứng tại chỗ phân tích, tính hiệu độ âm điện của các nguyên tử trong các hợp chất và đưa ra nhận xét. Trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chỉnh sửa đưa ra câu trả lời chính xác
2’ Dặn dò và giao bài tập về nhà SBT: 3.43, 3.44, 3.45 trang 25 Đọc trước bài hiệu độ âm điện và liên kết hóa học .
VII. Rút kinh nghiệm, bổ sung
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn………Ngày dạy...
Tiết 30. SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ