CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.2. Lý luận về quản lý chi phí đầu tư xây d ng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
34
2.2.1. Nguyên tắc quản lý c i p í đầu tư xây dựng
Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015, có 04 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sau đây:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này.
2.2.2. Nội dung quản lý c i p í đầu tư xây dựng công trìn
Theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 và Thông tư số 06/2016/TT- BXD ngày 10/3/2016, các nội dung có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu; Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Xây dựng và quản lý
35
định mức và giá xây dựng; Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước và các quy định khác có liên quan đến quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành chi phí.
Hình 2.1 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Hình 2.2. Các chi phí trong tổng mức đầu tư
QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ
DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ
DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH
DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ QUẢN
LÝ ĐỊNH MỰC VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHI PHÍ XÂY DỰNG
CHI PHÍ THIẾT
BỊ
CHI PHÍ BỒI THƯỜNG
GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG
CHI PHÍ QUẢN
LÝ DỰ ÁN
CHI PHÍ TƯ
VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHI PHÍ DỰ PHÒNG CHI
PHÍ KHÁC
36
Hình 2.3. Các chi phí trong dự toán xây dựng công trình
2.2.3. Các quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tƣ xây d ng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Định mức xây dựng bao gồm: định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức chi phí.
Định mức kinh tế - kỹ thuật: là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Bao gồm: Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng và các định mức xây dựng khác.
Định mức chi phí: dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong hoạt động xây dựng bao gồm: Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí hạng mục chung và một số định mức chi phí tỷ lệ khác.
Đơn giá xây dựng công trình: là chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể.
Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Các công việc, nhiệm vụ phải thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực
CHI PHÍ XÂY DỰNG
CHI PHÍ THIẾT
BỊ
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG
CHI PHÍ DỰ PHÒNG CHI
PHÍ KHÁC DỰ TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
37
hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
Các loại hợp đồng:
- Theo tính chất công việc, hợp đồng xây dựng có các loại sau: hợp đồng tư vấn xây dựng; hợp đồng thi công xây dựng công trình; hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ; hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP); hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là PC); hợp đồng thiết kế-cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC) và hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay.
- Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng gồm các loại sau: hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; hợp đồng theo thời gian và hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm.