Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây d ng cơ bản ở một

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cần giuộc (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

2.3. Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây d ng cơ bản ở một

2.3.1. Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây d ng cơ bản ở một số địa phương

2.3.1.1. Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Tân An, tỉnh Long An

Đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng (cầu đường, trụ sở, trường học, khu tái định cư...), hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành phố Tân An có sự cải thiện đáng kể. Nhiều công trình lớn được khởi công, công tác quy hoạch được quan tâm. Những yếu tố đó là tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chính quyền thành phố Tân An đạt được kết quả trên là do:

Địa phương đã đề cao vai trò của kế hoạch chiến lược trong việc xác định thứ tự ưu tiên chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN. Các quy hoạch liên kết và cân đối giữa các ngành và gắn kết kế hoạch với nguồn lực của địa phương. Nâng cao chất

38

lượng công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB. Địa phương đã ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch để đánh giá và lựa chọn dự án.

Xác định thứ tự ưu tiên và lập dự toán chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Mỗi dự án đầu tư XDCB có kế hoạch dòng ngân sách xác định rõ trong 5 năm.

Việc phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; Chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư trên nguyên tắc: Tập trung bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB; bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp quan trọng cần sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy tác dụng; không bố trí vốn cho các công trình mới nếu chưa được UBND tỉnh đồng ý cho phép khởi công bằng văn bản.

Cùng với việc phân bổ vốn đầu tư phát triển, để tránh phát sinh nợ đọng trong XDCB, tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân đối với các dự án đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ngân sách nhà nước. Mặt khác, thành phố cũng tích cực kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để giảm áp lực đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, đồng thời đảm bảo nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn XDCB, đối với các dự án mới, thành phố đã tập trung triển khai hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt để kịp thời tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, thành phố đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công;

tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng, tiến độ công trình, đặc biệt là các công trình chuyển tiếp và công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn của thành phố.

Đồng thời, chủ động giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ ký kết.

2.3.1.2. Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là địa phương đã thành công trong lĩnh vực cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng có những nét nổi trội cụ thể:

39

- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư và xây dựng của UBND tỉnh Tiền Giang, UBND thành phố Mỹ Tho đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Mỹ Tho là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;

đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của UBND thành phố Mỹ Tho trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.

- Phát huy cao vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu,

“dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiêm định chất lượng, mở rộng giám sát của cộng đồng. Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán và kiểm toán đúng tiến độ và thời gian. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy ban quản lý dự án và hệ thống quản lý nhà nước.

2.3.2. Kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sác N à nước c o đầu tư xây dựng cơ bản của của huyện Cần Giuộc

Quản lý sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng công tác quản lý chi NSNN, bên cạnh các lĩnh vực quản lý về chất lượng, khối

40

lượng, tiến độ, an toàn và môi trường...Sự hiệu quả của việc quản lý sử dụng vốn NSNN trong đầu tư xây dựng được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó chủ yếu là việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Để đạt được kết quả trên, thì việc quản lý sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB phải được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư và các lĩnh vực đầu tư, ngay từ lúc bắt đầu khảo sát - lập dự án đầu tư, qua các quá trình lập thiết kế-dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựng đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng. Bài học kinh nghiệm về sử dụng vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của huyện Cần Giuộc:

Cần có hướng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB, các phương pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tư XDCB.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi đầu tư XDCB có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.

Tổ chức hiệu quả hoạt động tổ chức, nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Quy định trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức thẩm định Báo cáo chủ trương đầu tư và người quyết định đầu tư (Chủ tịch UBND huyện đối với các dự án sử dụng ngân sách huyện), phải có đủ trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm và được hưởng kết quả từ đầu tư.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải có ý nghĩa thực sự, kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong tương lai. Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và giám sát đầu tư cộng đồng.

41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã lược khảo một vài vấn đề lý luận về về quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là lý luận về quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và về quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện. Đồng thời, tác giả cũng lược khảo một số kinh nghiệm sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại một số địa phương khác trong nước. Tại nước ta hiện nay, hệ thống các quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên ở một số địa phương khu vực ngoài Tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Qua đó, tác giả tham khảo kinh nghiệm và khắc phục hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn ở một địa phương trên. Từ đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Cần Giuộc nói chung và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện nói riêng.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cần giuộc (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)