Đặc điểm của quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 20 - 42)

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơ bản thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo chỉ tiêu được giao và được đảm bảo nguồn thu, chi theo chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục là các đơn vị hành chính sự nghiệp, được trang trải mọi khoản chi phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình từ nguồn Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn một cách trực tiếp. Quản lý ngân sách giáo dục đào tạo chủ yếu là quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp hàng năm (các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng ít hơn) (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm giao cho các cơ sở giáo dục tính theo năm tài chính (năm dương lịch), nhưng khi tính toán để xây dựng dự toán, phân bổ và điều hành ngân sách lại phải tính đến năm học.

Xã hội hóa giáo dục ngày càng được khuyến, mở rộng, ngoài nguồn thu chủ yếu từ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo còn có các nguồn thu từ sự nghiệp, (học phí, lệ phí tuyển sinh vào lớp 10), từ đóng góp của cha mẹ học sinh, từ cộng đồng xã hội, từ các tổ chức cá nhân... đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải kế hoạch hóa được các nguồn thu này và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, bảo đảm các quy định của pháp luật.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp trước hết phải đảm bảo các nguyên tắc quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp nói chung.

2.1.4. Nội dung quản lý thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục 2.1.4.1. Nội dung quản lý thu

a. Khái niệm quản lý thu

Quản lý thu là quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý luồng giáo trị đầu vào đồng thời quản lý thu cũng là hoạt động để tác động có hiệu quả nhất đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục gồm hai nguồn chính là nguồn thu từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách. Do đó quản lý nguồn thu đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục bao gồm quản lý các nguồn thu trên (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

b. Nội dung quản lý thu

- Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn kinh phí giữ vai trò chủ yếu và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục, là nguồn thu do NSNN cấp theo dự toán được xác định cho các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được theo quy định của Luật NSNN, chính sách chế độ đặc thù của ngành, lĩnh vực (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Trong những năm qua, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có xu hướng tăng lên. Đầu tư nguồn NSNS để xây dựng cơ sở chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào giảng dạy và giáo dục, một mặt điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Mặt khác, tạo điều kiện thu hút sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Nguồn NSNN đảm bảo ổn định và phát triển đời sống của đội ngũ giáo viên - là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lớn trong hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp ở nước ta, thông qua chế độ lương và các phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, các chế độ đào tạo bồi dưỡng.... (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo còn giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội thông qua các chế độ về học bổng, sinh hoạt phí và các chế độ đãi ngộ vất chất cho học sinh, học sinh diện chính sách, khuyến khích học sinh tài năng, học sinh nghèo vượt khó (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Thông qua cho NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành: Tùy thuộc vào chủ trường, đường lối của từng địa phương mà thông qua chi NSNN có thể định hướng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lưới trường lớp, điều chỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, miền núi...

Ngoài nguồn thu chủ yếu từ NSNN, các đơn vị sự nghiệp còn đầu tư bằng nguồn ngoài NSNN. Chính phủ đã có Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo, khẳng định sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm quan tâm đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của đề phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Ngày 30/05/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ – CP về chính sác khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường, mở rộng chính sách xã hội hóa (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

Xã hội hóa giáo dục đào tạo là một xu hướng xuất hiện gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển. Bản chất của xã hội hóa giáo dục là đa dạng hóa các loại hình đạo tạo, sự huy động đóng góp của mọi tầng lớp, tổ chức và xội hội cho giáo dục chính là cộng để tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi người, chia sẻ bớt gánh năng đối với Nhà nước trong khi nguồn NSNN còn hạn hẹp và thúc đẩy tiến trình tiến tới một xã hội học tập (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

- Quản lý các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo bao gồm:

+ Văn bản về phí, lệ phí

+ Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL – UBTVQH10 ngày 28/8/2001 + Nghị định số 57/2002/NĐ – CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ – CP ngày 06/3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí, lệ phí.

Thông tư số 63/2002/TT – BTC ngày 24/7/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;

Các văn bản của Bộ, ngành ở Trung ương quy định về thu các loại phí...

+ Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Mức thu phí trong các cơ sở giáo dục

Bảng 2.1. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10

Số Danh mục phí, lệ phí

TT

1 Thu phí trông giữ xe tại cơ

sở giáo dục phổ thông

1.1 Xe máy

Thành phố, thị trấn Vùng còn lại

1.2 Xe đạp điện

Thành phố, thị trấn Vùng còn lại

1.3 Xe đạp

Thành phố, thị trấn Vùng còn lại

2 Phí tuyển sinh, xét tuyển

vào lớp 10

Nguồn: HĐND tỉnh Bắc Giang (2014)

- Mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục công lập

11

Bảng 2.2. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10

‘ Mầm non THCS

THPT, BTTHPT

Nguồn: HĐND tỉnh Bắc Giang (2014) - Miễm, giảm, hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT – BGDĐT – BTC – BLĐTB&XH hướng dẫn nghị định số 49/2010/NĐ – CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Nghị định 74/2013/NĐ – CP (Chỉnh Phủ, 2014).

- Quỹ học phí được các đơn vị sự nghiệp giáo dục dử dụng như sau:

+ Sử dụng tổi thiểu 40% số thu học phí được để lại chi điều chỉnh tiền lương theo quy định;

+ Sử dụng 60% học phí còn lại cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Chính phủ, 2014).

-Thu tiền bán, thanh lý tài sản

Số tiền thu được từ thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí quy định, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cơ quản nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Chính phủ, 2015).

- Thu tiền dạy thêm, học thêm

Theo quyết định số 455/2012/QĐ- UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang quy định việc dạy thêm học thêm

- Các khoản đóng góp phục vụ người học - Tiền phục vụ học sinh bán trú

- Tiền ăn (tính theo ngày)

- Tiền điện, nước sinh hoạt phục vụ bán trú (tính theo tháng) - Tiền chất đốt, tiền thuê người nấu (tính theo tháng)

- Tiền quản lý trông trưa (tính theo tháng) - Công cụ, dụng cụ (tính theo năm)

Trường xây dựng phương án thu, chi thống nhất thông qua hội phụ huynh học sinh (Có biên bản thống nhất thông qua) và đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ (Sở GD &ĐT, 2014).

- Các chi phí phục vụ trực tiếp học sinh học tập - Quần áo đồng phục

- Đồ dung, dụng cụ học tập - Giấy kiểm tra, giấy thi - Nước uống, giấy vệ sinh

+ Các khoản thu hộ và kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh

- Tiền bảo hiểm y tế: Theo luật BHYT và Nghị định số 62/2009/NĐ – CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ; Thông tư số 14/2007/TT- BTC ngày 08/2/2007 của Bộ tài chính

Về trích % số đóng BHYT cho các trường

Trích chuyển 12% quỹ khám chữa bệnh tương đương với 10,8% tổng số thu đóng BHYT của đối tượng học sinh, sinh viên cho cơ sở giáo dục để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên; Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên tại y tế trường học theo đúng mục đích, đúng nội dung theo quy định tại Thông tư số 14/2007/TT – Bộ tài chính (Chính phủ, 2009).

- Tiền bảo hiểm thân thể học sinh

Học sinh tự nguyện tham gia, nhà trường thu hộ các doanh nghiệp Bảo hiểm - Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Thực hiện theo Thông tư số 55/2011/TT – BGD& ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Các khoản huy động từ nguồn tài trợ, quà biếu tặng…đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân

- Huy động đầu tư cơ sở vật chất trường học

Căn cứ nhu cầu, nhà trường tham mưu, đề xuất với UBND cấp xã, sau đó UBND báo cáo, trình UBND xã huy động hoặc dùng ngân sách xã đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo quy định của pháp luật. Khi có nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo sửa chữa UBND xã tổ chức thực hiện theo quy định.

- Các khoản tự nguyện ủng hộ nhà trường

Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tự nguyện ủng hộ, tài trợ, viện trợ quà tặng, biếu cho nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các hoạt động và các phong trào thi đua trong trường học

Việc quản lý, sử dụng theo thỏa thuận của nhà tài trợ. Trường tổ chức hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định của NĐ 16/2015/NĐ – CP.

c. Yêu cầu của quản lý thu

Các nguồn thu phải được đảm bảo tính quản lý toàn diện cả về hình thức, quy mô và các yếu tố quyết định số thu. Bởi vì tất cả các hành thức, quy mô và các yếu tố ảnh hướng đều số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục. Nếu không có tính quản lý toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu, khoản thu làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi và ảnh hưởng đến hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị.

Các nguồn thu phải đảm bảo tính công bằng xã hội, có nghĩa là những người có hoàn cảnh, mức thu nhập bằng nhau phải đóng góp như nhau. Đây là yếu tố thể hiện công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước

Các nguồn thu phải đảm bảo yếu tố thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các đơn vị không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu trái với quy định.

Các nguồn thu phải đảm bảo tính kế hoạch, thu đúng, thu đủ, tổ chức hợp lý quá trình thu.

d. Quá trình quản lý thu

Quá trình quản lý thu được thực hiện qua 3 bước sau:

Bước 1, Xây dựng dự toán thu phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau.

- Nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

- Các văn bản pháp quy hiện hành do Nhà nước quy định - Số kiểm tra do các cơ quan cấp trên thông báo

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước và triển vọng của các năm tiếp theo.

Bước 2, thực hiện kế hoạch thu theo dự toán: Dự toán thu là căn cứ quan trọng trong tổ chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ và tuân thủ các quy định của nhà nước để đảm bảo đủ nguồn thu.

Bước 3, quyết toán các khoản thu: Đến cuối kỳ báo cáo hàng năm các đơn vị tổng hợp, đánh giá chấp hành sự toán đã được giao về kết quả thực hiện, vướng mắc tồn đọng, rút kinh nghiệm trong việc khai thác các nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

2.1.4.2. Nội dung quản lý chi a. Khái niệm quản lý chi

Quản lý chi là quản lý việc phân phối các nguồn thu, sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định đồng thời đảm bảo tiết kiệm.

b. Nội dung quản lý chi

Các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục, cụ thể như sau:

- Chi cho hoạt động thường xuyên của đơn vị gồm:

+ Chi cho con người, như: tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành;

+ Chi quản lý hành chính như: Chi điện, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax...

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi mua sách báo, tạp chí, tài liệu, giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi cho

giáo viên và học sinh, chi hội nghị chuyên đề và các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác;...

+ Chi sửa chữa thường xuyên và các khoản thường xuyên khác của đơn vị phục vụ công tác chuyên môn và duy tu sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng; chi thường xuyên liên quan đến thu phí; chi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị, chi thường xuyên khác;

- Các khoản chi không thường xuyên của đơn vị

+ Các khoản chi thuộc về đầu tư phát triển, sửa chữa lớn tài sản; mua sắm TSCĐ, xây dựng nhỏ;

+ Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;

+ Các khoản chi không thường xuyên khác (nếu có) c. Yêu cầu quản lý chi

Đảm bảo đủ nguồn thu cần thiết để các đơn vị sự nghiệp giáo dục hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi các đơn vị cần xác lập được thứ tự ưu tiên cho các khoản chi để bố trí kinh phí cho phù hợp. Đây chính là yêu cầu đảm bảo nguồn thu cho kế hoạch dự toán chi.

Quản lý các khoản chi phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm được xác định là nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính. Đối với các hoạt động sự nghiệp, trong khi nguồn thu hạn hẹp, nhu cầu sử dụng kinh phí ngày càng một tăng nhanh, do vậy càng đòi hỏi tính tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguồn kinh phí có hạn. Để đạt được tiết kiệm và hiệu quả trong công tác chi thì yêu cầu phải xây dựng được kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, phân tích đánh giá tình hình thực tế để có biện pháp tăng cường quản lý chi trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Chi đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

d. Quy trình quản lý chi

Quy trình quản lý chi bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Lập kế hoạch: Dựa vào quy mô đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, chỉ tiêu biên chế, số lượng học sinh, cơ sở vật chất để xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối giữa thu, chi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 20 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w