Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tình hình quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng
4.1.2. Lập kế hoạch/dự toán thu, chi
Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp do Ngân sách nhà nước cấp đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng được thực hiện theo quy trình sau:
- Đầu năm ngân sách căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sự nghiệp được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách cả năm trên cơ sở những chủ trương, chỉ đạo và hướng dẫn của các Bộ, UBND tỉnh và Sở Tài Chính, UBND huyện, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng GD & ĐT gửi cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán thu chi của các đơn vị trực thuộc để làm căn cứ bảo vệ và thảo luận dự toán Ngân sách năm với cơ quan tài chính. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo UBND huyện, Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán ngân sách các cấp, đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước 31/12 của năm trước.
UBND tỉnh
Sở tài chính
SởGD&ĐT
Phòng GD & ĐT
UBND các huyện, TP
Phòng TC & KH KBNN huyện, TP
TTGD TX
Các trường
THPT
Các trường THCS
Các trường
TH
Các trường
MN
Sơ đồ 4.1. Phân bổ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng
Phòng TC & KH huyện (2015) Từ năm 2008 trở về trước tỉnh Bắc Giang áp dụng quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo quan ngân sách cấp tỉnh. Từ năm 2009 tỉnh thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với lĩnh vực này nhằm tăng tính chủ động và trách
nhiệm quản lý ngân sách đối với lĩnh vực này nhằm tăng tính chủ động và trách nhiệm quản lý ngân sách của cấp huyện và các phòng ban. Theo đó Ủy ban nhân dân huyện dự toán cho các trường đào tạo trực thuộc UBND, Phòng TC & KH thực hiện quản lý tài chính trực tiếp đối với các đơn vị này, Phòng GD & ĐT quản lý chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc (các khối trường MN, TH, THCS). Sở GD & ĐT quản lý theo dõi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc. Từ năm ngân sách 2011, việc phân bổ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị giáo dục đào tạo của tỉnh thực hiện theo theo Nghị quyết 21/2014/NQ – HĐND ngày 11/12/2014 của HHĐND tỉnh Bắc Giang “Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Theo đó, định mức chi sự nghiệp giáo dục công lập:
Kinh phí chi cho bộ máy được tính bằng số giáo viên trên đầu lớp nhân với lương, phụ cấp, các khoản đóng góp bình quân năm trên một biên chế. Những mức chi này đảm bảo mức chi tối thiểu theo tỷ lệ của ngành từ 80 – 200 triệu đồng/trường, các khoản kinh phí khác theo chế độ quy định như: Kinh phí trả phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ – CP của Chính phủ, kinh phí cấp bù học phí đối với học sinh thuộc đối tượng chính sách được miễn giảm học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ – CP.
Ngoài ra ngân sách còn dành một khoản kinh phí để hỗ trợ các trường đạt chuẩn quốc gia, trường vùng sâu, vùng xa, trường khó khăn với số kinh phí 100 triệu đồng/ trường.
Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách năm được giao, các đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng các quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước. Phương án phân bổ này phải được cơ quan tài chính thẩm định bằng văn bản thì Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I, cơ quan chủ quản mới có cơ sở giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc cùng cấp để giám sát quá trình thực hiện dự toán.
Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại nghị định số 43/2006 và 16/2015/NĐ – CP, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân
sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại sự nghiệp, dự toán kinh phí nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi tiết theo 2 phần: Dự toán chi con người, dự toán chi khác.
Việc cấp phát kinh phí NSNN cho các đơn vị được thực hiện theo phương thức phân bổ hạn mức kinh phí, được cơ quan tài chính cấp 2 lần (lần 1 cấp 80 % tổng dự toán chi – cấp vào tháng 12 năm trước; lần 2: cấp phần còn lại và những điều chỉnh tăng giảm (nếu có ) vào tháng 11 năm tài chính.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Các khoản huy động từ nguồn tài trợ, quà biếu tặng…đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân: Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán và được chi tiêu, sử dụng theo thỏa thuận với các nhà tài trợ (nếu có) và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Huy động đầu tư cơ sở vật chất trường học: Các đơn vị khi vận động, quản lý, sử dụng khoản đóng góp này phải thực hiện theo đúng quy định bao gồm:
+ Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh;
+ Lập kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm... và dự trù kinh phí để thực hiện bao gồm dự kiến nguồn huy động, nội dung chi, định mức chi...
Niêm yết công khai tối thiểu 7 ngày để tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh.
+ Báo cáo Sở Giáo dục và đào tạo để xin chủ trương và chỉ được tiến hành thực hiện khi có sự đồng ý của Sở, Phòng;
+ Báo cáo Phòng GD & ĐT (Các trường MN, TH, THCS) để xin chủ trương và được sự định hướng chỉ đạo của Phòng GD & ĐT;
+ Khi hoàn thành công việc, các đơn vị phải quyết toán công khai số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí;
+ Quá trình vận động, quản lý, sử dụng kinh phí phải đảm bảo nguyên tắc:
tự nguyện, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch.
b. Dự toán chi
Căn cứ dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, đơn vị lập nhu cầu chi ngân sách, chi gửi KBNN nơi giao dịch và phòng TC & KH huyện.
Chi tiết theo nhóm mục:
- Chi thanh toán cá nhân - Chi nghiệp vụ chuyên môn - Chi mua sắm, sửa chữa - Các khoản chi khác
Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo tiến độ đã ghi trong dự toán được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thực hiện tự chủ và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ.