Hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 111 - 115)

CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI

3.2. Nhận xét, đánh giá về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

3.2.2. Hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, CSHS đối với NCTN phạm tội thể hiện trong pháp luật hình sự Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định:

Thứ nhất, việc đề ra chủ trương, chính sách, việc xây dựng pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội thường thiếu đồng bộ, còn nặng về giải pháp tình thế hay thay đổi, vì vậy, không ít trường hợp quy định của pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Do đó, hệ thống pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội còn nhiều bất cập, chưa thực sự đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, chưa phù hợp với đời sống thực tế nên tính khả thi thấp, việc áp dụng trong thực tiễn rất khó khăn, nhiêu khê.

Thứ hai, cơ chế xây dựng hệ thống pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội vẫn còn những bất hợp lý, chưa coi trong việc đổi mới và hoàn thiện dẫn đến tiến độ xây dựng pháp luật hình sự để hiện thực hóa CSHS đối với NCTN phạm tội còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, chính sách pháp luật thường xuyên bị thay đổi, phát triển đôi khi không cân đối và thiếu toàn diện, thiếu những

108

dự báo mang tính chiến lược, chưa ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội. Một số quy định của pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội khi được ban hành trải qua một khoảng thời gian ngắn đã bắt đầu bộc lộ rõ hạn chế, bất cập cần thiết phải tiến hành sửa đổi.

Thứ ba, nội dung một số quy định pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội vẫn còn ở dạng khái quát, thiên về nguyên tắc, hay nói cách khác, tính quy phạm chưa được chú trọng nên để vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, giám sát việc quy định chi tiết của Quốc hội đối với các cơ quan được giao quy định chi tiết nội dung và thời gian ban hành văn bản chi tiết hướng dẫn không được thường xuyên, thiếu cương quyết và hiệu quả chưa cao. Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội được ban hành chậm, làm cho các quy định của pháp luật hình sự được ban hành trong nhiều trường hợp không có khả năng thực hiện được, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết điều chỉnh bằng pháp luật hình sự đối với các quan hệ xã hội nảy sinh trong đời sống pháp luật hàng ngày.

Thứ tư, về mặt kỹ thuật lập pháp, nhiều quy định pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, thiếu chặt chẽ, chưa dự liệu hết những tình huống thực tế có thể xảy ra để điều chỉnh. Nhiều thuật ngữ pháp lý được sử dụng chưa thống nhất. Nhiều quy định pháp luật hình sự vẫn mang tính nguyên tắc chung nên chưa áp dụng được ngay mà phải chờ văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành, trong khi đó, các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành thường được ban hành chậm làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, nhiều quy định pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội không được giải thích đầy đủ và kịp thời nên việc thực hiện rất khó khăn. Trong hệ thống pháp luật hình sự, còn nhiều quy định chưa thống nhất, hiện tượng các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề có quy định mâu thuẫn, chồng chéo vẫn diễn ra, phần nào ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả ban hành pháp luật hình sự, hoạt động phổ biến, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội.

Thứ năm, nhiều quy định pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội được ban hành trong một khoảng thời gian ngắn, việc nghiên cứu chưa thực sự thấu đáo, sâu sắc, dẫn đến chất lượng không cao, chưa phù hợp với thực tiễn. Thực tế cho

109

thấy, nhiều quy định pháp luật hình sự ở nước ta được ban hành chủ yếu quan tâm đến tính hợp pháp nhiều hơn là tính hợp lý nên đôi khi không sát với thực tế cuộc sống, khó thực hiện. Ngoài ra, một số thủ tục hoạt động lập pháp lại được pháp luật quy định quá phức tạp, khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều phải trải qua trình tự, thủ tục khắt khe nhưng tình trạng sai phạm về lỗi kỹ thuật hoặc nội dung vẫn tồn tại khá phổ biến và các cơ quan, bộ phận chịu trách nhiệm thẩm tra, thẩm định cũng không phải chịu trách nhiệm gì.

Thứ sáu, công tác xây dựng pháp luật pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra của công cuộc đổi mới. Hoạt động giải thích pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội chủ yếu được thực hiện dưới hình thức giải thích không chính thức, dẫn đến việc nhận thức và thực hiện nhiều quy định pháp luật hình sự chưa thống nhất, còn nhiều lúng túng.

Tóm lại, có rất nhiều lý do dẫn đến chất lượng hệ thống pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội chưa cao, trong đó nguyên nhân chính của những hạn chế, thiếu sót nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật hình sự toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật hình sự còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 của luận án, tác giả đã tiếp cận, phân tích CSHS hiện hành đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam bằng việc làm rõ mục tiêu, quan điểm, đường lối xử lý về hình sự đối với NCTN phạm tội; các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội; quy định về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. Thông qua đó, tác giả cho rằng, quan điểm, tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý NCTN phạm tội luôn dựa trên nền tảng của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, lấy giáo dục phòng ngừa là chính, việc xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội chỉ được thực hiện trong những trường hợp thực sự cần thiết và phải là sự lựa chọn cuối cùng khi không còn cách nào khác,

110

điều đó cho thấy tính khoan hồng sâu sắc và cũng chính là minh chứng cụ thể cho việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia. Đồng thời, cũng là tiếng nói với toàn thể cộng đồng quốc tế một cách chắc chắn rằng, Việt Nam luôn quan tâm đến việc ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của NCTN phạm tội nói riêng, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các giá trị chung của nền văn minh nhân loại. Tác giả cũng đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế thiếu sót của CSHS hiện hành đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CSHS đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay, sẽ được đề cập trong chương 4 của luận án.

111 CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)