CHƯƠNG 4 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Chú trọng thực hiện tốt các bước trong quy trình chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Thứ nhất, hoạch định chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Hoạch định CSHS đối với NCTN phạm tội được hiểu là việc xây dựng một CSHS mới nhằm phục vụ cho yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. CSHS được hoạch định bao gồm cả những mục tiêu và biện pháp mới, trong đó quan trọng nhất là mục tiêu mới được Nhà nước xác định cần phải theo đuổi. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung mục tiêu và điều chỉnh biện pháp CSHS cho phù hợp với điều kiện thực tế theo thời gian sẽ không được coi là hoạch định CSHS mới. Hoạch định CSHS đối với NCTN phạm
135
tội có vai trò đặc biệt trong chu trình chính sách, là điểm khởi đầu trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời một CSHS có tác dụng tích cực đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Hoạch định CSHS đối với NCTN phạm tội mở đường cho cả quy trình chính sách, làm khởi xướng những vấn đề mà xã hội quan tâm, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các mục tiêu chung trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Đồng thời, thông qua nội dung CSHS củng cố niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để hoạch định một CSHS đối với NCTN phạm tội tốt, Nhà nước cần tiến hành phân tích bối cảnh chung của tình hình tội phạm cũng như bức tranh đặc thù của tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm cân nhắc một cách thận trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính sách đồng thời trong mối quan hệ thống nhất với hệ thống chính sách khác của Nhà nước góp phần củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước hình thành ý tưởng về những mục tiêu và biện pháp cơ bản thể hiện trong CSHS, dự thảo các phương án giải quyết vấn đề chính sách nhằm cho ra đời những kịch bản chính sách để cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạch định chính sách.
Lựa chọn phương án CSHS đối với NCTN phạm tội là bước tiếp theo của dự thảo chính sách nhằm xác định kịch bản tối ưu trong số các kịch bản chính sách đã xây dựng. Khi lựa chọn kịch bản CSHS đối với NCTN phạm tội cần dựa vào các tiêu chuẩn của một chính sách tốt để xem xét, đồng thời cũng kiểm tra, đánh giá các căn cứ khoa học được dùng khi xây dựng phương án chính sách và nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình chính sách nếu được triển khai thực hiện. Để lựa chọn phương án CSHS đối với NCTN phạm tội phù hợp không chỉ dừng lại ở cấp hoạch định, mà cần mở rộng đến các đối tượng thực thi chính sách để vừa đảm bảo tính khách quan, vừa tạo nên sự đồng thuận giữa các chủ thể và khách thể trong quá trình lựa chọn. Phương án lựa chọn mới không chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của một CSHS mà còn cần phải bổ sung, hoàn thiện về nội dung theo yêu cầu của cả chủ thể và đối tượng chính sách. Phương án dự thảo CSHS đối với NCTN phạm tội mới chỉ là kết quả nghiên cứu đề xuất của một bộ phận các nhà hoạch định vì thế
136
nó vẫn thiếu tính thống nhất, toàn diện, sâu sắc cả về mục tiêu và biện pháp. Trước khi lựa chọn, phương án CSHS đối với NCTN phạm tội được chuyển đến cho các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm và có thể đến các đối tượng thực thi để xin ý kiến tham gia, đóng góp. Những ý kiến đóng góp được ban soạn thảo cân nhắc sử dụng để bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của chủ thể quản lý. Sau khi được lựa chọn chính thức, phương án CSHS đối với NCTN phạm tội chỉ là một mô hình lý thuyết tối ưu, vì nó vẫn còn một khoảng cách nhất định với thực tế xã hội. Do đó, cần làm cho phương án chính sách đối với NCTN phạm tội được lựa chọn thật sự gần gũi với cuộc sống và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, có được tiếng nói của thực tế, như thế mới đảm bảo tính khả thi của CSHS. Để có được điều này, nhà hoạch định cần thực hiện bước thẩm định phương án chính sách lựa chọn tức là tiến hành những hoạt động thử nghiệm trong điều kiện thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Qua thẩm định, một lần nữa cho phép khẳng định về kết quả lựa chọn phương án CSHS đối với NCTN phạm tội, đồng thời kết luận về tính khả thi của CSHS đối với NCTN phạm tội. Sau khi thẩm định, phương án CSHS đối với NCTN phạm tội có được bị loại bỏ hoặc dừng lại chưa được ban hành nếu không đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước về mục tiêu và biện pháp, nhưng nói chung các phương án đều phải tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện trước khi đưa vào quyết nghị. Cuối cùng là bước quyết định CSHS đối với NCTN phạm tội, tức là việc cho ra đời một chính sách mới.
Cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng thể hiện trong CSHS đối với NCTN phạm tội, các nhà làm luật nước ta cần tiến hành xây dựng những quy định của BLHS về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội theo quy trình thống nhất được ghi nhận tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Thứ hai, tổ chức thực thi chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Tổ chức thực thi CSHS đối với NCTN phạm tội là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo những cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách một cách hiệu quả, mà điển hình nhất đó là việc áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội vào thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Như vậy, tổ chức thực thi CSHS đối với NCTN
137
phạm tội là một khâu hợp thành chu trình chính sách, góp phần kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhằm biến quan điểm, tư tưởng CSHS thành hiện thực, từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách. Đồng thời, cũng là cách thức khẳng định tính đúng đắn của chính sách, giúp cho CSHS ngày càng hoàn thiện.
Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa CSHS đối với NCTN phạm tội nên các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện CSHS. Để tổ chức, điều hành có hiệu quả công tác tổ chức thực thi CSHS đối với NCTN phạm tội cần phải tập trung thực hiện nhiều nội dung khác nhau nhưng chủ yếu cần tuân thủ các bước thực thi cơ bản sau:
Một là, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội bởi lẽ tổ chức thực thi CSHS là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài vì thế chúng cần được lập kế hoạch chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn, kế hoạch triển khai thực thi CSHS đối với NCTN phạm tội được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống bao gồm kế hoạch tổ chức, điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, kế hoạch thời gian triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách.
Hai là, sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước cần tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, về tính khả thi của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Ngoài ra, còn giúp cho mỗi cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách.
138
Ba là, sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội theo kế hoạch đặt ra.
Thực tiễn cho thấy, CSHS đối với NCTN phạm tội có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Bốn là, đôn đốc thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội và đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện CSHS đối với NCTN phạm tội, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện CSHS. Đồng thời, cần tiến hành đánh giá tổng kết chính sách đối với NCTN phạm tội nhằm xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi CSHS.
Năm là, duy trì CSHS đối với NCTN phạm tội bằng việc thường xuyên kiểm tra quá trình thực thi chính sách nhằm nắm chắc tình hình thực thi chính sách, từ đó có những đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi chính sách để điều chỉnh, tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thực thi chính sách, tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách, kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực thi chính sách để tạo được những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.
Thực tiễn chứng minh rằng, biểu hiện cụ thể nhất của hoạt động tổ chức thực thi CSHS đối với NCTN phạm tội chính là quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Hai quá trình này ngoài việc tuân thủ những quy định chung còn đòi hỏi phải tính đến những đặc điểm đặc trưng đối với NCTN phạm tội.
139
Thứ ba, phân tích, đánh giá chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội là quá trình xem xét toàn diện các yếu tố hợp thành chính sách (ở nghĩa hẹp là tổng thể các quy định về tội phạm và hình phạt đối với NCTN phạm tội) nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách góp phần hoàn thiện các chính sách hiện hành. Bởi vì, CSHS đối với NCTN phạm tội xét đến cùng cũng là một trong những sản phẩm của quá trình quản lý nhà nước nên khi quyết định chính sách chủ thể quản lý cũng phải phân tích đầy đủ những dữ liệu liên quan đến chính sách. Do mục tiêu của CSHS đối với NCTN phạm tội tác động đến nhiều đối tượng và ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của xã hội nên chủ thể phải xem xét, cân nhắc thật kỹ mọi mặt trước khi ra quyết định. Sau khi ban hành, CSHS đối với NCTN phạm tội trở thành một công cụ đấu tranh phòng, chống tội phạm nên chủ thể cần phải đánh giá được tính năng tác dụng của CSHS để sử dụng có hiệu quả loại công cụ đặc biệt này. Muốn duy trì sự tồn tại của công cụ CSHS, các chủ thể cần thường xuyên xem xét về khả năng truyền dẫn ý chí quản lý đến các đối tượng tác động, đánh giá về khả năng tạo động lực, điều tiết các quá trình vận động của CSHS, về tạo dựng và củng cố mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng thụ hưởng CSHS.
Thông qua việc phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội giúp thấy được những mục tiêu của quá trình chính sách mà chủ thể dự kiến theo đuổi có phù hợp, thiết thực hay không. Nếu thiết thực thì có khả thi hay không. Kết quả phân tích này được coi là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể ra quyết định CSHS. Phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội để thấy được tính hệ thống của CSHS, cụ thể CSHS mới ban hành có đúng là một chính sách hay không hay chỉ là những biện pháp thực thi chính sách, CSHS mới ban hành có phù hợp với hệ thống đã có không, có trợ giúp gì để hệ thống chính sách nói chung được thúc đẩy vận động tốt hơn không. Phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội để thấy được sự phù hợp giữa CSHS với môi trường và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội để thấy được lòng tin của nhân dân vào kết quả tất yếu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
140
Phân tích CSHS đối với NCTN phạm tội để lựa chọn được đúng vấn đề chính sách cần tập trung giải quyết, bảo đảm CSHS được hoạch định đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một chính sách tốt, phân tích đầy đủ, chính xác, kịp thời việc triển khai thực hiện CSHS để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm nhằm phát huy tác dụng của CSHS trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kết quả phân tích này làm căn cứ cho việc đánh giá CSHS.
CSHS đối với NCTN phạm tội sau khi được ban hành và tổ chức thực thi trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cần phải được tiến hành đánh giá quá trình triển khai cũng như kết quả thu được. Theo cách tiếp cận này, đánh giá CSHS đối với NCTN phạm tội có liên quan đến các bước trong quá trình vận hành chính sách, những biện pháp thực hiện đang được duy trì, những mục tiêu đang từng bước được hiện thực hóa, kết quả và những tác động của chính sách đến từng lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để đánh giá CSHS đối với NCTN được khách quan, toàn diện cần phải căn cứ vào mục tiêu ban đầu của chính sách, những giải pháp đang thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó. Như vậy, đánh giá CSHS đối với NCTN phạm tội là việc xem xét trung thực kết quả đầu ra các hoạt động trong chu trình chính sách, nhận định có hệ thống những tác động do việc thực hiện các giải pháp chính sách mang lại và so sánh nó với mục tiêu ban đầu để xác định mức độ đạt được mục tiêu mong muốn về lượng và chất.
Lợi ích của đánh giá CSHS đối với NCTN phạm tội không chỉ là bản kết quả trực tiếp do hoạt động đánh giá tạo ra để làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện cả về mục tiêu và giải pháp trong chính sách, là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách thẩm định những kết luận đánh giá thông qua hoạt động thảo luận, tranh luận, lập luận và thuyết phục liên tục giữa các nhà hoạch định chính sách. Bởi xét cho cùng, mục đích tiềm ẩn của hoạt động đánh giá CSHS là để thay đổi chính sách theo hướng hoàn thiện hơn. Đồng thời, hoạt động đánh giá CSHS được tiến hành trên nhiều nội dung khác nhau như đánh giá đầu vào của chính sách, đánh giá đầu ra của chính sách, đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách và đánh giá quá trình chính sách.