Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
4.2.1. Các nhân tố khách quan
4.2.1.1. Nhân tố kinh tế, xã hội và pháp lý
* Thuận lợi
- Năm 2016, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, lãi suất tiền gửi, tiền vay giảm từ đó đã khuyến kích các nhà đầu tư mở rông SXKD.
Về tín dụng: Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách về tín dụng rất cởi mở đã tháo gỡ khó khăn vướng mắc và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngân hàng, điển hình là Nghị định 55/2015/NĐ- CP “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”.
- Được sự quan tâm và ủng hộ cao hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc chỉ đạo cũng như phối kết hợp trong các lĩnh vực ngân hàng. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong hoạt đông kinh doanh ngân hàng.
- Sản xuất, chăn nuôi, ngành nghề trong khu vực nông nghiệp nông thôn đã có bước phát triển mạnh với qui mô mở rộng theo công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất đang dần chuyển từ một các thể sang hoạt động theo chuỗi liên kết, liên doanh.
- Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước, có nhiều chính sách hỗ trợ đối với các bà con nhân dân nhằm mục đích phục vụ sản xuất, tạo điều kiên công ăn việc làm cho họn nên lãi suất cho vay so với các ngân hàng thương mại thường thấp hơn 3-4%.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn cho hoạt động ngân hàng sau:
- Việc đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm theo Thông tư 09, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyên Hiệp Hòa từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay đối với trường hợp tài sản thế chấp có tài sản gắn liền trên đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, cho nên gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng vay vốn cũng như cho vay của ngân hàng.
- Giá đầu ra của một số sản phẩm như gia xúc, gia cầm, đồ mộc mỹ nghệ không ổn định, nhất là giá gia xúc vào những tháng cuối năm liên tục giảm. nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư mở rộng cũng như thu hồi vốn vay.
- Năng lực, trình độ cán bộ ngân hàng tuy đã được nâng lên, song vẫn còn một số cán bộ còn hạn chế nên về chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ chưa tận tình, phong cách giao dịch chưa thực sự chuyên nghiệp, có cán bộ khó sắp xếp bố trí công việc.
- Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa thường xuyên chịu sự cạnh tranh với nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cho nên thị phần cũng bị chia sẻ.
4.2.1.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
a. Năng lực quản lý, trình độ học vấn và nhận thức
Bảng 4.13 cho thấy, trình độ học vấn của khách hàng điều tra vẫn tương đối thấp. Trong đó tỷ lệ số khách hàng có trình độ cấp 1 và cấp 2 chiếm tới gần 50% tổng số khách hàng điều tra. Số khách hàng có trình độ cấp 3 cũng chỉ chiếm 31,34% tổng số khách hàng điều tra và chỉ có 19,40% số khách hàng có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên so với tổng số khách hàng điều
tra. Đặc biệt trên địa bàn vẫn tồn tại số khách hàng không có trình độ học vấn chiếm tới 2,98% tổng số khách hàng điều tra.
Bảng 4.13. Trình độ học vấn của khách hàng tham gia vay vốn Trình độ học vấn
Không học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Khách hàng có trình độ học vấn thấp họ thường bị động trong vấn đề tìm hiểu các thông tin tín dụng. Khi đi vay vốn với các thủ tục hiện tại của ngân hàng, một số. Mặt khác khách hàng có trình độ thấp thì thường khả năng xây dựng chiến lược sản xuất rất hạn chế, không có tính khả thi cho nên đơn xin vay vốn của họ chỉ được xét duyệt ở mức thấp. Ngoài ra trình độ học vấn thấp còn là rào cản rất lớn đối với khách hàng trong việc tiếp cận với các tiến bộ KHKT.
Tóm lại, sự chênh lệch về trình độ nhận thức là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vay vốn (lượng vốn được vay của khách hàng) và sử dụng vốn, do đó để khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tốt hơn và sử dụng có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao dân trí cho họ, cũng cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các TCXH địa phương cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin về các TCTD trên đại bàn. Đồng thời có những đóng góp cho khách hàng về việc sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN tới với họ, hướng dẫn họ cách làm ăn…
b. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng
Hộp 4.3. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng
Ngân hàng tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn, khi tới kỳ hạn chúng tôi chắc chắn sẽ hoàn trả lãi và gốc, không có chuyện chúng tôi để xảy ra tình trạng có nợ mà không trả, công với việc khi vay và trả vốn, lãi đầy đủ chúng tôi mới có cơ hội được vay tiếp khi có nhu cầu. Chắc chắn không có chuyện chúng tôi vay vốn sau đó lòng vòng không hoàn trả tiền ngân hàng. Trừ trường hợp rủi ro bất khả kháng chưa có tiền thì chúng tôi đành nợ và trả chậm ……
Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Nguyễn Thị Sáu (2016)
c. Đối thủ cạnh tranh
Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa có 4 Ngân hàng thương mại hoạt động, do vậy môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng thương mại cổ phần họ có lợi thế khách hàng ít, cán bộ trẻ, thời gian phục vụ khách hàng nhanh hơn. Tuy nhiên Ngân hàng Nông nghiệp Hiệp Hòa có lợi thế là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước hoạt động có uy tín nhiều năm trên địa bàn, có nhiều gắn bó với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tác phong giao dịch phục vụ khách hàng, nhất là các giao dịch viên có nhiều đổi mới, phục vụ khách hàng nhanh chóng, các loại phí chuyển tiền bằng hoặc thấp hơn các ngân hàng thương mại khác; lãi suất cho vay thấp, không gây phiền hà cho khách hàng. Tốc độ tăng nguồn vốn tăng trưởng tín dụng hàng năm đều vượt kế hoạch Ngân hàng tỉnh giao.
Thách thức về cạnh tranh đối với các ngân hàng chi nhánhHiệp Hoà trong thời gian tới là khá lớn, đặc biệt trong phạm vi hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực mà các ngân hàng nước ngoài có ưu thế như: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án và các khách hàng chiến lược như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu… hơn thế nữa các ngân hàng nước ngoài còn hơn hẳn chúng ta về vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm... Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tình trạng "độc canh” tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam, thu lãi cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vào năm 2005 chiếm 88% (với ngân hàng ngoại thương thì tỷ trọng này cũng chiếm đến 79,8%) và tại thời điểm 8/2006 là 89%, thu về hoạt động dịch vụ chỉ chiếm tỷ trong nhỏ 12% năm 2005 và 11% vào thời điểm 8/2006. Rõ ràng các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.
Hơn nưa, tình trạng các ngân hàng Việt Nam (đặc biệt là các ngân hàng nông nghiệp) đầu tư tập trung quá nhiều vào ngàng nông nghiệp mà phần lớn đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM nói chung và ngân hàng nông nghiệp nói riêng.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám
sátngân hàng còn rất đơn giản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm chưa phù hợp với nội dung của GATS và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, chưa có hiệu lực để bảo đảm việc tuân thủ nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.