Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo quốc lộ 6 cách thành phố Sơn La 34 Km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên 52 km về phía Đông Nam, nằm trong toạ độ địa lý:

21012' - 210 41' vĩ độ Bắc 1030 20' - 1030 59' kinh độ Đông Giáp ranh của huyện như sau:

- Phía Đông: Giáp thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La.

- Phía Tây: Giáp huyện tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.

- Phía Nam: Giáp huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.

- Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La.

Là một huyện nằm cuối tỉnh Sơn La (có trên 80 km đường địa giới tiếp giáp với tỉnh bạn) tuyến đường quốc lộ 6 được nâng cấp sẽ tạo điều kiện cho Thuận Châu những cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hoá với các huyện, thị khác trong tỉnh và vùng Tây Bắc. Nhìn chung, Thuận Châu có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La (Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, 2017).

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Thuận Châu có địa hình đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, dốc và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình 700 - 750m so với mặt nước biển, dãy núi cao nhất là dãy Côpia có đỉnh cao nhất 1.821m chia địa hình của Thuận Châu làm 2 phần: Phần phía Tây thuộc lưu vực sông Mã, phần phía Đông thuộc lưu vực sông Đà. Hướng dốc của địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông, thấp nhất là khu vực giáp sông Đà với độ cao trung bình 140m so với mặt nước biển, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng, phiêng bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng có diện tích không lớn.

Nhìn chung, địa hình huyện Thuận Châu khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, diện tích đất bằng chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện (Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, 2017).

3.1.1.3. Khí hậu

Thuận Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do địa hình bị chia cắt mạnh đã tạo cho huyện Thuận Châu có 3 tiểu vùng khí hậu tương đối khác nhau (Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, 2017).

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,40C, nhiệt độ tối cao trung bình là 30,60C vào tháng 5, nhiệt độ tối thấp 110C vào tháng 12.

+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2052 giờ/năm, trung bình số ngày nắng/tháng là 26 ngày.

+ Mưa: Tổng lượng mưa bình quân là 1.371,8 mm/năm với lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm chủ yếu mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8 trong năm.

+ Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm 80%, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Thuận Châu mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực... và thích hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thủy văn

Thuận Châu có 3 suối chủ yếu là suối Muội, suối Nậm Tỵ, suối Hét cùng các chi lưu phụ tạo nên một mạng lưới khá dày nhưng phân bố không đều, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư, bởi vậy để sử dụng có hiệu quả nguồn nước cần đầu tư các đập hồ chứa, ống dẫn trạm bơm,… trong các

con suối. Bên cạnh đó, Thuận Châu là một huyện có nguồn nước ngầm khá phong phú, hầu hết các phiềng bãi lớn thiếu nước đều có trữ lượng nước ngầm khá nếu được đầu tư khai thác sẽ phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống (Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, 2017).

3.1.1.5. Đất đai

Diện tích tự nhiên của toàn huyện năm 2016 là 153.589,5 ha. Cơ cấu đất của huyện được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La

TT Loại đất

Tổng diện tích tự nhiên

I Nhóm đất nông nghiệp

1 Đất sản xuất nông nghiệp

2 Đất lâm nghiệp

II Nhóm đất phi nông nghiệp

1 Đất ở

2 Đất chuyên dụng

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

4 Đất sông suối, MNCD

5 Đất phi nông nghiệp khác

III Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng Tài nguyên huyện Thuận Châu (2016) Huyện Thuận Châu có đất đai tương đối thuần nhất do phát triển trên cùng một loại đá mẹ, đất Feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch, đá vôi, tầng đất trung bình nhưng vẫn còn mang tính chất của đất rừng rất thích hợp để các loài cây sinh trưởng phát triển.

Đất đai gồm các loại chủ yếu:

+ Đất mùn vàng xám núi cao phát triển trên đá mẹ Mắcma axit có độ cao trên 1500 m so với mặt nước biển.

+ Đất Feralit màu vàng xẫm phát triển trên đá sét và đá biến chất ở độ cao từ 700-1700 m so với mặt nước biển. Độ dày tầng đất từ 50-100 cm, độ dốc khoảng từ 30-350.

+ Đất Feralit vàng nâu phát triển trên núi đá vôi cũng ở độ cao từ 700-1700 m so với mặt nước biển.

+ Đất Feralit vàng sáng phát triển trên nhóm đá cát thuộc vùng đồi và núi thấp, độ dày tầng đất từ 50-100 cm. Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá sét và đá biến chất phân bố tập trung trên vùng núi đất, độ dày tầng đất từ 50 – 100cm.

+ Đất Feralit màu vàng xám phát triển trên đá Mắcma axit, độ dày tầng đất từ 50-100 cm.

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2017 là 110.000,6 ha, chiếm 73,72% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, 2016), trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 7.057 ha, chiếm 6,42% tổng diện tích đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu tại các xã như: É Tòng, Cò Mạ, Pá Lông, Tông Cọ,

… trong đó:

+ Đất có rừng:

+ Đất chưa có rừng:

- Đất rừng phòng hộ: 83.587,4 ha, chiếm 75,99% tổng diện tích đất lâm nghiệp, tập trung nhiều ở tại các xã như: Co Mạ, Liệp Tè, Long Hẹ, Nậm Lầu,…

trong đó:

+ Đất có rừng:

+ Đất chưa có rừng:

- Đất rừng đặc dụng: 19.356,2 ha chiếm 17,59% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó 100% là đất có rừng tự nhiên đặc dụng tập trung ở các xã: Xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu. Trong đó:

+ Đất có rừng:

+ Đất chưa có rừng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w