Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ điện tử tại ngân hàng thương mại
2.1. Cơ sở lý luận
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại cũng đang đẩy nhanh quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tính năng vượt trội.
Một số dịch vụ ngân hàng điện tử được dùng phổ biến hiện nay: Thanh toán qua POS; Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking); Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking); Dịch vụ ngân hàng từ di động (Mobile Banking); Dịch vụ ngân hàng qua Kiosk (Kiosk Banking).
Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán điện tử đã trải qua một sự tăng tốc nhanh chóng. Trong quý 3 năm 2012, theo nghiên cứu của IDG – BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ Internet Banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng khẳng định họ có dịch vụ Internet Banking, số lượng ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking là 18 ngân hàng. Và với số người sử dụng internet chiếm tới 25% dân số, thì Việt Nam là thị trường tiềm năng để ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, đa số các ngân hàng Việt Nam đều ở giai đoạn đầu của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Thực tế, nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam vẫn chưa khai thác hết các tiện ích của từng công cụ và dịch vụ.
Có thể nói, sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn đang là một thử thách lớn dành cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2.2.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Từ năm 1994, NH Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Homebanking.
Tháng 3 năm 1995, một số ngân hàng tham gia hệ thống thanh toán điện tử (SWIFT), thanh toán điện tử liên ngân hàng tháng 5 năm 2002.
Đến năm 1999, NH Ngoại thương Việt Nam thực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2012. Đến tháng 11/2002, NH Công Thương Việt Nam khai trương dịch vụ này.
Như vậy, với vai trò là đầu tàu về phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân, NH Ngoại thương Việt Nam đã đi trước. đón đầu với dịch vụ mua bán hàng hoá qua internet với phần mềm VCB vision 2012. Sau đó, NH Ngoại thương Việt Nam tiếp tục triển khai các các loại thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên.
2.2.2.2. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Bước phát triển tiếp theo của dịch vụ ngân hàng điện tử là thanh toán qua internet bắt đầu từ năm 2008 với ngân hàng tiên phong là Techcombank. Techcombank cũng là Ngân hàng TMCP đầu tiên được NHNN cấp phép cho cung cấp dịch vụ NHĐT thực thụ theo các tiêu chuẩn Quốc tế ra thị trường và đặc biệt là khách hàng bán lẻ.
Ngân hàng Techcombank đã mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng công nghệ để đưa các dịch vụ NHĐT tới người dùng cuối cùng một cách tiện lợi nhất.
Dịch vụ cho phép khách hàng theo dõi số dư tài khoản, tra cứu thông tin giao dịch qua Internet hoặc nhắn tin qua điện thoại di động. (truy vấn số dư, thông tin tài khoản, chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng..).
Với công nghệ khá giống nhau cho phép bảo mật hai lớp (OTP), hàng loạt ngân hàng trong năm 2011 đã tung ra dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet.
Đến nay số một số ngân hàng như Techcombank, BIDV, Vietcombank,… đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cho phép khách hàng thanh toán qua điện thoại di động,
80% các ngân hàng trên toàn quốc đã có hoặc đang trong giai đoạn xây dựng giải pháp ngân hàng điện tử, đặc biệt khối các ngân hàng thương mại cổ phần có sự bứt phá rất mạnh trong mảng dịch vụ này.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh
Ngân hàng điện tử - phương thức giao dịch văn minh đã được khẳng định. Đã qua giai đoạn khởi đầu, các dịch vụ điện tử của ngân hàng đang ngày càng phát triển nhất là khi nó được hỗ trợ mạnh mẽ của sự phát triển internet và công nghệ di động nâng cấp 3G, tiếp đến là 4G. Hơn nữa. sự đa dạng, thuận tiện và giảm thiểu chi phí đi lại, thời gian ngày càng trở thành một lợi thế được chính khách hàng thừa nhận, tạo ra cơ hội phát triển mạnh hơn cho dịch vụ ngân hàng điện tử.
Từ kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng trên thế giới và các ngân hàng Việt Nam, BIDV cũng rút ra được một số kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử như sau:
- Xây dựng hệ thống văn bản quy định phù hợp với hệ thống pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước. tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Quy định cũng mang tính mở để BIDV có thể chủ động cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hệ thống của mình.
Thứ nhất, Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.
Thứ hai, Phát triển dịch vụ mới và hiện đại hoá công nghệ phải đi đôi với quản trị rủi ro, với bảo mật và an ninh mạng.
Thứ 3, Thực hiện nhiều biện pháp nhằm thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng do trong thời gian dài, khách hàng quen với các dịch vụ truyền thống, các giao dịch truyền thống tại quầy. Thêm nữa.
mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong tần lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó, BIDV cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đến khách hàng để họ hiểu về những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ tư, Bên cạnh đó, trong sự chuyển đổi mô hình kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại hơn thì phát triển ngân hàng điện tử đang được kỳ vọng là một kênh phân phối hiệu quả của tương lai. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã cho thấy những hiệu quả bước đầu khi số người sử dụng tăng lên nhanh chóng, chủ yếu ở các giao dịch thông báo số dư (tăng 400% so với năm 2012); vấn tin lịch sử giao dịch (tăng 280% so với năm 2012); chuyển khoản tăng mạnh. Đây là một xu hướng tất yếu mà bất kỳ một ngân hàng hiện đại nào cũng phải đáp ứng cho khách hàng. Chính vì vậy, BIDV đã phân tích đánh giá, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước. của các ngân hàng Việt Nam để chọn hướng đi thích hợp, xây dựng cách thức phát triển dịch vụ NHĐT một cách nhánh chóng để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.