Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 32)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

Công tác quản lý thuế đối với một quốc gia rất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng góp phần điều chỉnh, thực hiện các chính sách vĩ mô.

Về khái niệm, có thể hiểu quản lý thuế là là công tác đảm bảo cho các khoản thuế giá trị gia tăng được thu đúng, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo cho các cơ quan thuế thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó. Quản lý thuế giá trị gia tăng là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế (Chính phủ, năm 2018).

2.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Doanh nghiệp: Theo quy định tại Luật doanh nghiệp Luật số:

68/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đến khu vực kinh tế hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với một số nội dung cụ thể như sau:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Theo khu vực kinh tế, người ta phân chia doanh nghiệp thành hai nhóm:

“Doanh nghiệp do nhà nước thành lập và sử dụng vốn nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc doanh”

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý”.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Căn cứ vào số lượng lao động, quy mô nguồn vốn người ta phân doanh nghiệp thành các loại: Doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Cụ thể:

Thông tư số 16/TT – BTC, ngày 08/02/2013 quy định: Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (Sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) gọi chung là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Theo Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ – CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (Tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (Tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô Khu vực

1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2) Công nghiệp và xây dựng

3) Thương mại và dịch vụ

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về đặc điểm, tùy theo loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa mà có những đặc điểm khác nhau. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Bảng 2.2. Đặc điểm của một số loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Hình thức

sở hữu

Doanh nghiệp tư

nhân

Công ty hợp danh

Công ty trách nhiệm hữu

hạn

Công ty cổ phần

Nguồn: Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018)

Doanh nghiệp tư nhân

16

hai thành viên trở lên) - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài – Doanh nghiệp liên doanh).

Dưới đây là bảng tổng hợp đặc điểm của một số loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về vai trò của khu vực các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tóm lược trong các nội dung sau đây:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

- Góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam.

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội (Chính phủ, 2018)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w