Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 42 - 46)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Tổng quan về tổng công ty ACC

3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cùng với sự thay đổi từng ngày của đất nước, để tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì việc tổ chức bộ máy hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tổng công ty đã tổ chức được bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ và hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Trong điều kiện vừa tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng Ban lãnh đạo của Tổng công ty ACC đã hết sức cố gắng và đang từng bước hoàn thiện dần bộ máy quản lý của mình.

Bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ quan quyết định cao nhất là Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty theo quy định. Kiểm soát viên của Tổng công ty thực hiện giám sát Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Tổng công ty và các hoạt động của Tổng công ty. Bộ phận quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là Ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc giao công việc đến từng bộ phận (các phòng ban, chi nhánh, công ty con và xí nghiệp), mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ chung, riêng khác nhau. Cụ thể

như sau:

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Kiểm soát viên BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Kế hoạch Phòng Chính trị Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Thiết bị - Công nghệ

Phòng Dự án - Đầu tư Phòng Thương mại

Các chi nhánh Các công ty con Các xí nghiệp

Kiểm tra, kiểm soát: Mối quan hệ điều hành :

Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty ACC

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban của Tổng công ty ACC được trình bày cụ thể dưới đây:

* Văn phòng: Tham mưu giúp việc cho Ban tổng Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; các yêu cầu, kiến nghị của khách hàng và đơn vị liên quan. Truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh của Ban Tổng giám đốc đến các bộ phận; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả việc thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh này.

* Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty theo các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; phối hợp với Phòng Kế hoạch xây dựng kế hoạch sản

33

đề xuất cơ chế quản lý, phương án sản xuất kinh doanh; cùng với các phòng chức năng tìm kiếm thị trường, hướng dẫn chỉ đạo và tham gia làm hồ sơ thầu, chỉ định thầu, triển khai các dự án trúng thầu.

* Phòng Quản lý chất lượng: Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật hệ thống văn bản tài liệu pháp quy, các định mức và tiêu chuẩn có liên quan tới việc vận hành Hệ thống quản lý chất lượng để đề xuất triển khai áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; cùng các phòng chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực công tác, trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống quản lý chất lượng; đôn đốc và thẩm định các hồ sơ chất lượng công trình.

* Phòng Kỹ thuật: Phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức triển khai công tác đảm bảo kỹ thuật; nắm chắc tổ chức biên chế, trang bị về số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của các trang bị trong các đơn vị độc quyền; xây dựng kế hoạch chỉ đạo nội dung chương trình và phương pháp huấn luyện kỹ thuật cho các đơn vị trong Tổng công ty; theo dõi, chỉ đạo các công trường do Tổng công ty quản lý, điều hành trực tiếp trong việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán.

* Phòng Tổ chức - Lao động: Nắm chắc thực lực cán bộ, công nhân viên và tình hình biên chế, sử dụng trong cơ cấu tổ chức của Tổng công ty; lập, trình và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo người lao động; đề xuất các biện pháp cải tiến trong huy động nguồn lực, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

* Phòng Thiết bị - Công nghệ: Tổ chức triển khai công tác bảo đảm các trang bị kỹ thuật, công nghệ trong toàn Tổng công ty; chủ trì trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng những sáng kiến cải tiến công nghệ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

* Phòng Dự án - Đầu tư: Tìm kiếm các cơ hội đầu tư để tổ chức tham gia đấu thầu; lập các dự án đầu tư, liên doanh liên kết kinh tế khai thác mặt bằng, quy hoạch sử dụng kinh doanh nhà đất, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; đề xuất phương án tổ chức quản lý, thực hiện các dự án trúng thầu.

* Phòng Thương mại: Tổ chức kinh doanh thương mại các mặt hàng công ty sản xuất và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa; công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ sản xuất.

* Phòng Chính trị: Thực hiện chủ trương và kế hoạch của Đảng ủy trong

quản lý, xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức; nắm chắc tình hình tư tưởng, giáo dục và nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w