Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 110 - 114)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

4.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Về điều kiện làm việc như trang thiết bị, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế còn chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của NNT. Nơi làm việc, đón tiếp người nộp thuế còn rất chật chội, nhiều nơi chưa có đủ bàn, ghế để làm việc. Các trang thiết bị làm việc, phương tiện chuyên ngành như máy vi tính, điện thoại, máy chụp hình, máy quay phim, đèn chiếu, máy photo,.. còn chưa đầy đủ.

Bảng 4.12. Tình hình cơ sở vật chất Cục Thuế TP.Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

1 Nhà cửa, kho tàng, vật kiến

trúc

2 Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải, thiết bị

3 truyền dẫn

4 Thiết bị dụng cụ quản lý

5 Cây lâu năm

6 Tài sản cố định khác

7 Giá trị quyền sử dụng đất

8 Phần mềm

Điều kiện vật chất: giai đoạn 2013-2015 nhìn chung việc đầu tư về phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Cục thuế TP.Hà Nội giảm đi đáng kể (Bảng 4.12). Vì vậy công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cũng gặp một số khó khăn trong công việc như mặt bằng nơi tổ chức tuyên truyền hỗ trợ chật hẹp, không thoáng mát; không đủ máy móc hỗ trợ tra cứu tài liệu hoặc soạn thảo văn bản hướng dẫn; đường truyền mạng thường trục trặc, v.v... thì không thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt được và cũng không thể tránh khỏi sự phiền lòng của khách hàng.

Chưa có tổng đài trả lời tự động một số nội dung đơn giản như hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập, các mức xử phạt chậm đăng ký thuế hay nộp hồ sơ khai thuế, thủ tục báo mất hay hủy hóa đơn, số điện thoại liên hệ với cơ quan thuế ...

Cần củng cố cơ sở hạ tầng thông tin tại cơ quan thuế (hệ thống máy chủ, thiết bị truyền mạng, các chương trình ứng dụng hỗ trợ tra cứu thông tin) nhằm giúp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế diễn ra trôi chảy, nhanh chóng, hạn chế tình trạng bị lỗi như hiện nay. Nhất là trong giai đoạn Nhà nước đang tiến hành thực

90

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế chưa khai thác đầy đủ những tiềm năng và thế mạnh vốn có. Các ứng dụng về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử chưa được triển khai triệt để. Việc tổ chức hỏi đáp trực tuyến qua mạng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế cũng chưa đủ điều kiện áp dụng.

Cơ sở vật chất chưa đầy đủ: một số phần mềm ứng dụng chưa hoàn chỉnh;

phần mềm quản lý luôn đi sau chính sách thuế; Hệ thống tin học quá tải; dữ liệu về người nộp thuế chưa được cập nhật kịp thời, thường xuyên, chưa kết nối được thông tin về NNT giữa các phần mềm quản lý thuế, dẫn đến việc liên kết thông tin quản lý người nộp thuế trong hệ thống thuế chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, từ đó tạo ra khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai ứng dụng khai thuế điện tử như: Trình độ công nghệ thông tin cũng như ứng dụng công nghệ thông tin (thiết bị máy tính, đường truyền...) tại một số DN còn thấp nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn gặp nhiều lúng túng. Tâm lý DN vẫn muốn khai thuế bằng giấy là để kết hợp đến cơ quan Thuế nắm thêm thông tin mới về thuế và thực hiện các giao dịch khác. Một số DN còn e ngại việc khi thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử và ngại mất thêm chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ T-VAN. Mặt khác, chi phí dịch vụ đối với các DN nhỏ còn cao chưa khuyến khích DN ngoài quốc doanh tham gia dịch vụ.

Biểu đồ 4.6 cho thấy đánh giá của cán bộ thuế qua hình thức hỗ trợ bằng phương thức điện tử, gần 35% cán bộ thuế đánh giá thuế điện tử có tác động tốt tới NNT.

Biểu đồ 4.6. Đánh giá của cán bộ thuế về hình thức hỗ trợ NNT qua phương thức điện tử (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w