Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyến trùng gây nốt sưng (meloidogyne sp) hại hồ tiêu và khả năng sử dụng một số chế phẩm bảo vệ thực vật trong phòng trừ tại huyện đăk song, đăk nông (Trang 64 - 76)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt sưng

4.3.1. Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne

Tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita là loài gây hại quan trọng cho hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và tại Đăk Song, Đăk Nông nói riêng.

Nhiều tác giả cho rằng diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa.

Để theo dõi diễn biến mật độ loài tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita hại hồ tiêu, năm 2015 chúng tôi thu thập mẫu đất, mẫu rễ ở các vườn hồ tiêu bị vàng lá tại Đăk Song, Đăk Nông, đưa về Viện Bảo vệ thực vật phân tích. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.5.và minh họa dưới dạng đồ thị trong Hình 21.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Trên các vườn hồ tiêu, tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita hại hồ tiêu xuất hiện, gây hại quanh năm trên đồng ruộng. Ngay từ đầu tháng 1, mật độ đã tương đối cao (173 con/100 gam đất, 54,5 con/5 gam rễ). Mật độ tuyến trùng trong đất giảm dần trong mùa xuân, cao vào đầu mùa mưa (tháng 4 là 42,5 con và tháng 5 là 23 con/100 gam đất). Thời kỳ này cây hồ tiêu đang ra hoa. Sau đỉnh cao tháng 4, mật độ tuyến trùng giảm trong tháng 6, tháng 7 và tăng mạnh trong tháng 9 đạt

164,2 con/100 gam đất. Sau đỉnh cao về mật độ trong tháng 9, mật độ tuyến trùng giảm dần trong các tháng mùa khô.

Hình 4.16. Vườn hồ tiêu tiến hành thu thập mẫu đất và rễ, Đăk Song - Đăk Nông, 2015

Bảng 4.5. Mật độ tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita trong đất và rễ hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk Nông, 2015

Tháng/

năm 2015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

So với diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng trong đất, mật độ quần thể tuyến trùng trong rễ có xu hướng tăng nhanh hơn vào đầu năm, đây là thời điểm

mùa khô tại Đăk Nông. Mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong rễ bắt đầu cao từ tháng 3, đạt 203 con/5 gam rễ, sau đó có xu hướng thấp hơn từ tháng 4 đến tháng 8. Mật độ tuyến trùng trong rễ cao trở lại vào tháng 9 (223,3 con/5 gam rễ). Lúc này, quả đang ở giai đoạn vào chắc. Sau đỉnh cao tháng 9, mật độ tuyến trùng trong rễ giảm dần, sau đó tiếp tục đạt đỉnh cao trong tháng 11, khi hồ tiêu chuẩn bị được thu hoạch.

Hình 4.17. Diễn biến mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất và rễ hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk

Nông, năm 2015

Nhiệt

30 25

20

15

5

10

0

Hình 4.18. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa tại Đăk Nông năm 2015

46

Thử tìm hiểu khả năng sinh sản của tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita gây hại trên hồ tiêu, năm 2015chúng tôi đã tiến hành tách bọc trứng từ mô rễ hồ tiêu có biểu hiện bị sưng, đếm số lượng trứng trung bình trong các bọc trứng. Kết quả bước đầu theo dõi số trứng trong các bọc trứng cho thấy, số trứng trung bình/bọc của loài Meloidogyne incognita trong tháng 7 là 420trứng/bọc, cao hơn rất nhiều so với bọc trứng thu trong tháng 9 (trung bình 193,5 trứng/bọc). Điều này có thể liên quan đến mật độ của tuyến trùng trong đất vào tháng 8 – 9 thường đạt cao trong năm (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Số trứng trung bình/bọc của loài Meloidogyne incognita trong rễ hồ tiêu tại Đăk Song,

Đăk Nông, năm 2015

Chỉ tiêu theo dõi Tổng số trứng/bọc

Ghi chú: Số liệu số lượng trứng/ổ của tuyến trùng được thể hiện qua giá trị Mean ± STDEV (min – max)

4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng hại hồ tiêu hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông

4.3.2.1. Ảnh hưởng của đất trồng đến mật độ của tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất và rễ hồ tiêu

Trong các yếu tố vô sinh thì yếu tố đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến mật độ tuyến trùng. Phần lớn đất trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên là đất bazan màu mỡ, tuy nhiên cũng có một phần là đất xám. Năm 2015, chúng tôitheodõi mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất đỏbazan và đất xám tại các giai đoạn sinh trưởng, phát triển quan trọng của cây hồ tiêu. Kết quả theo dõi trình bày trong Bảng 4.7.

47

Bảng 4.7. Đặc điểm đất và mật độ tuyến trùng gây hại trong đất, rễ hồ tiêu tại Đăk Song - Đăk Nông, 2015

Giai đoạn phát triển

Ra hoa rộ Quả phát triển Quả vào chắc Quả chín Trung bình*

LSD.05 CV (%)

Ghi chú: *Mật độ tuyến trùng bình quân ở các thời kỳ:

Ra hoa rộ, quả phát triển, quả vào chắc và quả chín.

Kết quả trình bày trong bảng 4.7.cho thấy tuyến trùng Meloidogyne incognita đều có khả năng phát triển trên cả hai loại đất trên.

Trên đất bazan, mật độ tuyến trùng trong rễ (160,92 con/5 gam rễ) cao hơn hẳn so với mật độ tuyến trùng trong rễ hồ tiêu trồng trên đất xám (81,5 con/5 gam rễ) với độ tin cậy 95 %. Trong đất, hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan có mật độ tuyến trùng trung bình là 70,96 con/100 gam đất, cao hơn trong đất xám (17,92 con/100 gam đất). Tuy nhiên, theo kết quả xử lý số liệu thống kê thì mật độ tuyến trùng hồ tiêu trồng ở hai loại đất trên không thể hiện sự sai khác.

4.3.2.2. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita trong đất và rễ hồ tiêu

Hiện nay tại Tây Nguyên, người trồng hồ tiêu sử dụng rất nhiều loại phân bón, cả vô cơ và hữu cơ. Việc tăng cường bón phân hữu cơ và các sản phẩm có bổ sung vi sinh vật có ích rất có lợi trong việc kích thích bộ rễ của cây khỏe, tăng nguồi vi sinh vật có lợi trong đất, góp phần hạn chế tuyến trùng gây hại.

Kết quả theo dõi mật độ quần thể tuyến trùng nốt sưng trên các vườn bón phân hữu cơ và ít bón phân hữu cơ tại các thời điểm cây ra hoa rộ, quả phát triển, quả vào chắc và khi quả chín được trình bày tại Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới mật độ tuyến trùng gây hại trong đất và rễ hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk

Nông, 2015

Giai đoạn phát triển

Ra hoa rộ Quả phát triển Quả vào chắc Quả chín Trung bình*

LSD.05

CV (%)

Ghi chú: *Mật độ tuyến trùng bình quân ở các thời kỳ:

Ra hoa rộ, quả phát triển, quả vào chắc và quả chín

Kết quả theo dõi bước đầu ghi nhận, mật độ quần thể tuyến trùng trung bình trong đất và rễ hồ tiêu tại vườn được bón ít phân hữu cơ đều cao hơn so với vườn được bón nhiều phân hữu cơ. Mật độ tuyến trùng trung bình ở các giai đoạn hoa rộ, quả phát triển, quả vào chắc, quả chín tại vườn bón nhiều phân hữu có 99,95 con/5 gam rễ; trên vườn bón ít phân hữu cơ là 145 con/5 gam rễ. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa hai loại hình bón phân này. Có thể lý giải vấn đề này là do cây chưa được bón đủ lượng phân hữu cơ cần thiết và nhất là chất lượng phân bón rất khác nhau. Thời gian tới cần nâng cao hơn nữa chất lượng phân bón hữu cơ và bổ sung thêm các loài

visinh vật có ích để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế mật độ quần thể tuyến trùng.

4.3.2.3. Ảnh hưởng của các giống hồ tiêu đến mật độ quần thể tuyến trùng trên vườn hồ tiêu

Tại Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng, hiện tại trồng nhiều giống hồ tiêu khác nhau như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trâu, tiêu Phú Quốc và một số ít giống Lộc Ninh, trong đó chủ yếu là tiêu Vĩnh Linh và tiêu Trâu.

Năm 2015, chúng tôi điều tra mật độ tuyến trùng trên hai giống

49

Kết quả trong bảng 4.9.cho thấy, tuyến trùng gây nốt sưngxuất hiện gây hại cho cả giống tiêu Vĩnh Linh và Tiêu Trâu ở tất cả các thời kỳ xung yếu của cây.

Trên giống tiêu Vĩnh Linh, mật độ tuyến trùng trong rễ là 162 con cao hơn so với giống tiêu Trâu 91,17 con với độ tin cậy 95%, giống tiêu Vĩnh Linh bị hại nặng hơn so với giống Tiêu Trâu. Tuy nhiên, mật độ tuyến trùng trong đất trồng hai giống trên không thể hiện sự sai khác rõ rệt như ở trong rễ.

Bảng 4.9. Mật độ tuyến trùng gây hại trên các vườn hồ tiêu kinh doanh trồng các giống phổ biến tại Đăk Song –

Đăk Nông, 2015

Giai đoạn phát triển

Ra hoa rộ Quả phát triển Quả vào chắc Quả chín Trung bình*

LSD.05 CV%

Ghi chú: *Mật độ tuyến trùng bình quân ở các thời kỳ:

Ra hoa rộ, quả phát triển, quả vào chắc và quả chín

4.3.2.4. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến khả năng tồn tại của tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita

Để tìm hiểu về khả năng tồn tại của tuyến trùng trong điều kiện không có thức ăn, năm 2015 chúng tôi tiến hành lấy đất ở các vườn hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng nặng và để hoang (không trồng bất cứ loại cây nào) và thường xuyên dọn sạch cỏ dại. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Khả năng suy thoái mật độ quần thể tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trong điều kiện không có nguồn thức ăn, Viện Bảo vệ thực vật, 2015

Mật độ trước thí TT nghiệm

(con/100g đất) 1

109,50 ± 6,3 2

98,67 ± 4,1

Trồng hồ tiêu Vĩnh Linh - 42,39 134,6± 4,1 - 36,41

Sau thí nghiệm 9 tháng (con/100g đất) 4,25 ± 2,2 130,5 ± 5,4

Kết quả theo dõi ghi nhận: sau 6 tháng tiến hành thí nghiệm, mật độ tuyến trùng gây nốt sưng đã giảm xuống tới 88,58 % so với trước thí nghiệm và sau 9 tháng, mật độ đã giảm tới 92,12%. Tuy nhiên, trứng của tuyến trùng nốt sưng được bao bọc bởi lớp gelatin nên có khả năng tồn tại rất lâu trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng nở rất nhanh và tiếp tục gây hại cho cây. Do vậy, để phòng trừ tuyến trùng gây nốt sưng có hiệu quả, ngoài biện pháp cắt nguồn thức ăn cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế tuyến trùng gây hai

4.3.2.5. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng tích lũy quần thể của tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita

Để đánh giá khả năng tích lũy quần thể của tuyến trùng nốt sưng khi trồng xen cây ký chủ và một số loại cây trồng có khả năng ức chế hoặc dẫn dụ, năm 2015 chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trồng xen cây cúc vạn thọ và cây thì là trong các chậu đất trồng hồ tiêu có nhiễm tuyến trùng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Khả năng ức chế, dẫn dụ của cúc vạn thọ và cây thì là đối với tuyến trùng hại hồ tiêu tại Đăk Nông, 2015

TT Công thức

1 Trồng hồ tiêu

Trồng hồ tiêu xen cúc

3 Trồng hồ tiêu xen thì là LSD.05 CV (%)

Mật độ Meloidogyne sp.(con/100 g đất)

51

Kết quả theo dõi của chúng tôi trong năm 2015 ghi nhận: Đất nhiễm tuyến trùng nốt sưng (109,5 con/100 gam đất) trồng hồ tiêu xen thì là có mật độ quần thể tuyến trùng tăng sau khi trồng 3 tháng và 6 tháng, tương ứng là 143,33 và 214,67 con/100 gam đất. Tuy nhiêntheo kết quả xử lý thống kê cho thấy, mật độ tuyến trùng ở công thức trồng xen thì là và công thức đối chứng không trồng xen không có sự sai khác. Trong khi khi đó trồng hồ tiêu xen cúc vạn thọ làm giảm mật độ tuyến trùng từ 116 con xuống còn 91,67 con/100gr đất. Cúc vạn thọ có chứa một loại hợp chất là α-terthienyl có khả năng ức chế hoạt động của tuyến trùng.Vì vậy, tại các khu vực có quần thể tuyến trùng cao, có thể trồng thêm cây cúc vạn thọ như là một tác nhân xua đuổi, hạn chế mật độ tuyến trùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tuyến trùng gây nốt sưng (meloidogyne sp) hại hồ tiêu và khả năng sử dụng một số chế phẩm bảo vệ thực vật trong phòng trừ tại huyện đăk song, đăk nông (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w