Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 43 - 49)

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất đào Mèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

1. Thu thập thông tin thứ cấp (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm đã có ở huyện Vân Hồ) từ UBND huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện, Chi cục Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trạm Khí tượng Thủy văn ... của huyện.

2. Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trực tiếp trên đồng ruộng (về cây trồng, năng suất cây trồng, biện pháp kỹ thuật và mức độ đầu tư). Mẫu thu thập đảm bảo với lượng mẫu 30 điểm phân bố đều trong phạm vi xã Lóng Luông.

3.Điều tra hoạt động sản xuất nông hộ.

- Địa điểm tại xã Lóng Luông

- Sử dụng phiếu điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với 60 phiếu, điều tra 3 bản, mỗi bản chọn 20 hộ theo phương pháp lấy ngẫu nhiên.

3.5.2. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: lân và kali

Nhân tố 1: Lân, gồm 3 mức (kg P2O5/cây/năm):

P1: 0,5 kg P2O5 (125kg/ha) P2: 1,0 kg P2O5 (255kg/ha) P3: 1,5 kg P2O5 (375kg/ha)

Nhân tố 2: Kali, gồm 5 mức (kg K2O/cây/năm):

K1: 0 kg K2O

K2: 0,3 kg K2O (75kg/ha) K3: 0,6 kg K2O (150kg/ha) K4: 0,9 kg K2O (225kg/ha) K5: 1,2 kg K2O (300kg/ha)

Thí nghiệm bón trên nền 30 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg Urea/cây Tổng số 15 công thức: P1K1, P1K2, P1K3, P1K4, P1K5, P2K1, P2K2, P2K3, P2K4, P2K5, P3K1, P3K2, P3K3, P3K4, P3K5

- Thí nghiệm hai nhân tố thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 15 công thức, nhắc lại 3 lần. Mỗi công thức tiến hành trên 5 cây. Tổng số cây thí nghiệm là: 5*15*3 = 225 cây.

- Sơ đồ thí nghiệm:

NL1 P2

K5

NL2 P1

K3 P2

31

- Phương pháp và thời điểm bón phân:

+ Phương pháp bón phân: cuốc rãnh theo đường kính tán của cây, bón phân và lấp rãnh.

+ Thời điểm bón phân: Phân được chia làm 3 lần trong năm

Lần 1 (Tháng 7): Bón 15 % phân lân, 25 % ure, 25 % Kali để cây phục hồi sau vụ cho quả

Lần 2 (Tháng 11): Bón 15 % phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi.

Lần 3 (Tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 % lân, 50 % urê, 50 % Kali để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

3.5.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Nhóm các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của tán cây (đơn vị cm), đo trước và sau khi kết thúc thí nghiệm.

- Đường kính tán: đo theo hai chiều vuông góc theo hình chiếu tán cây, theo hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán không đều thì đo 3 - 4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị cm).

- Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm, dùng thước dây cuốn quanh thân để đo

- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá

+ Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị cm), mỗi cây đo 5 lá rồi lấy trị số trung bình (mỗi công thức đo 75 lá).

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn.

- Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc

+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc.

+ Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% số cây ra lộc.

+ Chiều dài lộc thành thục (cm): Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều về 4 hướng, đo chiều dài cành lộc thành thục

+ Đường kính lộc thành thục (cm): đo ở gốc cành lộc thành thục + Số lộc/cây (lộc): đếm số lộc/cây khi lộc thành thục

* Nhóm chỉ tiêu về sâu bệnh hại trên đào Mèo: theo dõi phương pháp theo dõi sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật: quan sát trực tiếp trên vườn thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại và mức độ hại của sâu, bệnh hại chính (Rệp muội, sâu đục ngọn, sâu đục lá, ruồi đục quả, bệnh thủng lá, bệnh phồng lá, bệnh gỉ sắt, bệnh chảy gôm,…)

* Nhóm chỉ tiêu về ra hoa, kết quả, năng suất và chất lượng:

Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều về 4 hướng: đếm số hoa nở trên từng cành:

- Thời gian xuất hiện nụ: thời điểm có khoảng 10% số cây theo dõi xuất hiện - Thời gian bắt đầu nở hoa: thời điểm có khoảng 10% số hoa trên cây nở - Thời gian nở hoa rộ: khi có khoảng 50% số hoa trên cây nở

- Thời gian tắt hoa: khi có khoảng 80% hoa trên cây nở

- Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng quả:

+ Tỷ lệ đậu quả (%):

Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều về 4 hướng, đếm số hoa, quả/cành tại thời điểm sau tắt hoa 1 tuần:

Tỷ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu/Tổng số hoa nở)*100 + Số quả trung bình/cây: đếm tổng số quả trên cây + Khối lượng quả (g): cân cả quả bao gồm cả vỏ quả + Khối lượng thịt quả (g): cân phần thịt quả (bỏ vỏ và hạt)

+ Tỷ lệ thịt quả (%): Khối lượng thịt quả/khối lượng trung bình quả x 100%

+ Kích thước quả: Chiều cao quả (cm); Đường kính quả (cm). Dùng thước panme để đo chiều cao và đường kính quả

+ Năng suất lý thuyết (kg/cây):

+ Năng suất thực thu (kg/cây): cân toàn bộ số quả thu được trên cây + Chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc quả khi chín, Màu sắc thịt quả, Vị quả, Độ cứng thịt quả, Mùi hương, Độ róc hạt, Mật độ lông trên bề mặt quả.

+ Phân tích chất lượng quả:

Hàm lượng chất khô (%) xác định phương pháp sấy khô

Hàm lượng đường tổng số (%) xác định theo phương pháp Bectroan Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) xác định bằng phương pháp quang phổ Hàm lượng axit tổng số (%) xác định bằng phương pháp trung hòa Độ Brix đo bằng máy đo độ Brix.

* Hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần = Tổng thu - tổng chi Trong đó: Tổng thu = Đơn giá x năng suất

Tổng chi: Bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu và chi cho các hoạt động dịch vụ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động,…)

3.5.4. Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, chương trình IRRISTAT 5.0 để xác định LSD0,05 và CV%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w