TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀIƯỚCN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn cái hạt nhân landrace và yorkshire nuôi tại trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân tam điệp (Trang 31 - 36)

Năng suất sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá được mức độ nhanh lớn cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi . Phùng Thị Vân (2000) cho biết khả năng tăng khối lượng/ngày tuổi qua 3 thế hệ trên đàn hậu bị cái Landrace được

nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lơṇ Thuy Phương lần lượt đạt : 463,76 g/ngày;

463,3 g/ngày và 470,3 g/ngày; đô ,̣dày mỡlưng lần lượt đạt : 8 mm; 8,4 mm và 9,4 mm. Phạm Thị Kim Dung (2005) về tăng khối lượng của các giống lợn ngoại

Landrace và Yorkshire , đạt mức tương ứng 613,07 g/ngày và 616,21 g/ngày.

Phan Xuân Hảo (2007) cho biết khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của lợn Landrace tương ứng là 710,56 g/ngày, 2,91 kg; Yorkshire là 664,87 g/ngày, 3,07 kg. Khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng , đô ,̣dày mỡlưng vàđinḥ hướng chọn lọc đối với lợn đực Duroc , Landrace vàYorkshire taịcông ty lơṇ giống haṭ nhân Dabaco, tác giả Đoàn Phương Thúy và cs . (2016) cho biết: Tăng khối lương,̣

trung binh̀/ngày ở lơṇ Landrace vàYorkshire lần lươṭ là 796,26 g/ngày và 794,78 g/ngày; đô ,̣dày mỡlưng ởlơṇ Landrace vàYorkshire lần lươṭ là 12,10 mm và 12,07 mm. Tác giả Trịnh Hồng Sơn và cs. (2017) cho biết tăng khối lượng trung bình/ngày và tỷ lệ nạc của Yorkshire có nguồn gốc Pháp Mỹ nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển hạt nhân Kỳ Sơn thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho kết quả là 651,28 g/ngày và 57,92 %. Độ dày mỡ lưng của các nghiên cứu có sự khác nhau là do kỹ thuật đo cũng như thời điểm đo khác nhau, mặt khác do điều kiện môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau nên dộ dày mỡ lưng ở các nghiên cứu cũng khác nhau.

Giống là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Từ năm 1960 chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại cao sản: Yorkshire và Landrace. Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chăn nuôi lợn trang trại, cơ cấu đàn nái ngoại trong các trang

18

trại chiếm 80,10%; riêng đàn nái lai giữa các giống ngoại chiếm 51% so với tổng đàn (Vũ Đình Tôn và cs., 2007).

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng trong đó có

thịt lợn ngày càng tăng cao. Việc nâng cao năng suất và chất lượng con giống sẽ đóng góp lớn vào nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Ơ Việt Nam, các giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire không những đóng vai trò chủ yếu trong khâu sản xuất con lai nuôi thịt mà còn góp phần quan trọng vào các chương trình

"nạc hoá" đàn lợn ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Có rất nhiều công trinh̀ nghiên

cứu về năng suất sinh sản của lợn nái ngoại thuần chủng trong các năm qua ở

nước ta. Tác giả Đặng Vũ Bình (1999) công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace như sau: đối với lợn Yorkshire; số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ; số con 21 ngày tuổi 8,61 con/ổ; với lợn Landrace, các chỉ tiêu tương ứng là 9,86; 8,68; 8,21 con/ổ. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, độ lớn của lứa đẻ đạt giá trị thấp nhất ở lứa thứ nhất, sau đó tăng lên và ổn định và có khuynh hướng giảm ở lứa đẻ thứ 6.

Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) cho biết, năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm Giống gia súc Phú Lãm - Hà Nội như sau: khối lượng phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 99,3 và 100,2 kg; tuổi phối giống lứa đầu là 254,11 và 282,00 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,1 và 396,3 ngày; số con đẻ ra còn sống là 8,20 và 8,30; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày tuổi/ổ là 40,70 và 42,10 kg tương ứng là 5,10 và 5,2 kg/con. Theo Phùng Thị Vân và cs . ( 2000) cho biết kết quả nghiên cứu về tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn Yorkshire là 363 ngày. Nghiên cứu về khoảng cách lứa đẻ ởlơṇ Yorkshire : theo Đoàn Xuân Trúc và cs.(2000) là 167,3 ngày và Đặng Vũ Bình (1994) là 203,9 ngày.

Nguyễn Văn Đức và cs . ( 2010) khi đánh giánăng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire đươc,̣ nuôi tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho kết quả số con sơ sinh sống/ổ lần lươṭ là10,63 con và 10,14 con; số con cai sữa/ổ lần lươṭ là 9,0 con và 8,85 con. Phùng Thị Vân và cs. (2001) nghiên cứu lợn

Yorkshire nuôi tại Thụy Phương trong năm 2000 có số con sơ sinh sống/lứa là 10,04 con. Một số nghiên cứu khác như Đoàn Xuân Trúc và cs. (2000) nghiên cứu về lợn Yorkshire nuôi tại Mỹ Văn có số con sơ sinh sống/lứa là 9,76 con và nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2001) về số con sơ sinh sống/ổ là 10,2 con. Kết quả số con sơ sinh sống/ổ có sự khác nhau như vậy là do kỹ thuật chăm sóc nuôi

dưỡng khác nhau, cùng với đó là điều kiện môi trường, chuồng trại cũng như bệnh tật là khác nhau.

Môṭsốcông trinh̀ nghiên cứu mới đây vềnăng suất sinh sản của lơṇ nái Landrace vàYorkshire như : Lê Đình Phùng và cs. (2011) nghiên cứu trên lợn nái Landrace, Yorkshire và lợn nái YL cho kết quả tuổi phối lần đầu lần lượt là 269,6;

269; 275,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 385,2; 384,2; 391,6 ngày; Số con sơ sinh/ổ là 10,9; 11,2; 11,3 con; số con cai sữa là 9,8; 9,8; 10,3 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,44; 1,41; 1,38 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,25; 6,14; 6,03 kg. Hoàng Thị Thủy (2011) nghiên cứu năng suất sinh sản trên lợn nái Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho kết quả lần lươṭ như tuổi phối lần đầu là 227,73; 227,88 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 342,97; 343,11ngày;

số con sơ sinh/ổ là 9,72; 9,94con; số con sơ sinh sống/ổ là 9,60; 9,82 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,37; 1,34 kg; số con để nuôi là 9,37; 9,55con; sổ con cai sữa/ổ là 8,80; 9,01con; khối lượng cai sữa/con là 6,34; 6,42 kg; khoảng cách lứa đẻ là 153,98; 150,01 ngày. Nghiên cứu của tác giảĐoàn Phương Thúy và cs.

(2015) vềnăng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco cho kết quảlần lươṭ là : tuổi đẻ lứa đầu là 357,55 ngày và 358,17 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 147,83 ngày và 145,35 ngày;

số con sơ sinh sống /ổ đaṭ10,48 con và 10,85 con; số con cai sữa /ổ đaṭ 10,35 con và 10,31 con. Tác giả Nguyễn Văn Thắng (2017) công bố năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Chi nhánh chăn nuôi Mỹ Văn – Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam như sau: số con sơ sinh/ổ đạt 10,74 và 10,83 con; tỷ lệ sơ sinh sống đạt 95,88 và 95,38 %; khối lượng sơ sinh sống/con đạt 1,41 và 1,39 kg/con; số con cai sữa/ổ đạt 9,36 và 9,35 con; khối lượng cai sữa/con đạt 6,73 và 6,24 kg.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ơ các nước chăn nuôi phát triển trên thế giới như: Đan Mạch, Pháp, Canada, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... hai giống Landrace và Yorkshire được nuôi phổ biến bới các ưu điểm của nó là là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc năng suất sinh sản, khả năng thích nghi tốt ở các điều kiện khác nhau.

Khi đánh giávềkhảnăng sinh trưởng của lơṇ Landrace vàYorkshire Đan Mạch, Danbred (2014) cho biết lơṇ Landrace vàYorkshire nuôi taịtraṃ kiểm tra

20

năng suất cómức tăng khối lương,̣ trung binh̀ đối với lơṇ đưc,̣ tương ứng là 1.035 g/ngàyvà 986 g/ngày; đối với lơṇ cái đaṭ 968 g/ngày và 949 g/ngày. Độ dày mỡ lưng của lợn Yorkshire theo Chen et al. (2003) là 17,9mm.

Nghiên cứu về sinh sản , kết quả nghiên cứu của Tummaruk et al. (2000) từ 19 đàn lơṇ hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ của 6.989 lơṇ nái thuần trong giai đoạn 1994-1997 cho kết quả lần lươṭ đối với lơṇ nái Landrace và Yorkshire đươc,̣

nuôi ởThuy Điển cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 ngày và

368 ngày; số con sơ sinh /ổ là 11,61 con và11,54 con; số con sơ sinh sống /ổ là 10,94 con và 10,58 con. Wolf et al. (2012) khi nghiên cứu vềlơṇ Landrace và Yorkshire ởcông,̣ hòa Séc từ năm 1995 đến năm 2008 với 9.891 ổ Landrace và

27. 717 ổ Yorkshire cho biết : Thời gian mang thai của lơṇ nái trong khoảng từ

105 đến 125 ngày; Tuổi đẻlứa đầu đaṭ 300 ngày; Khoảng cách lứa đẻ từ 130 đến 300 ngày; Các chỉ tiêu khác đối với lợn Landrac e vàYorkshire lần lươṭ như:

sốcon sơ sinh sống /ổ đạt 11,7 con và 11,5 con; sốcon cai sữa /ổ đạt 10,4 con và 10,2 con. Danbred (2014) cho biết lơṇ Landrace vàYorkshire cókhả

năng sinh sản rất tốt , các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của cáthểtốt nhất đaṭđươc,̣ như sau : Sốcon ca i sữa /nái/năm đaṭ 38,4 con; số con sơ sinh sống/ổ đạt 18 con; số con cai sữa /ổ đạt 16,1 con; số ngày cai sữa là 28 ngày thì khối lượng cai sữa /con đaṭ 7,0 kg. Như vây, lơṇ Landrace vàYorkshire Đan Mạch có tiềm năng về sinh sản rất tốt .

Lợn nái đẻ lứa 1 có năng suất sinh sản (số con đẻ ra còn sống) thấp hơn so với các lứa từ 2-5 và năng suất sinh sản của lợn tăng theo số lứa đẻ và thường đạt đỉnh từ lứa 2 đến lứa 5 sau đó sẽ giảm (Koketsu et al., 2017). Số con sơ sinh sống cao nhất ở lứa 3 đến lứa 5 trong khi đó tỷ lệ đẻ đạt cao nhất từ lứa 2 đến lứa 4. Lứa 1 có thời gian sau cai sữa đến lần phối giống tiếp theo thường kéo dài vì hệ thống nội tiết phát triển chưa hoàn thiện ở những lợn cái non, hay do lượng thức ăn thu nhận thấp trong giai đoạn nuôi con làm giảm lượng kích dục tố được tiết ra dẫn đến sự phát triển các nang buồng trứng còn hạn chế (Koketsu et al., 1996). Như vậy có thể thấy, yếu tố lứa đẻ liên quan đến đặc điểm sinh lý học của lợn nái, bao gồm sự phát triển của cơ thể, cụ thể là sự phát triển hoàn thiện của hệ cơ quan sinh dục, hệ thống nội tiết. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, năng suất sinh sản thấp ở lứa 1 tăng dần ở lứa 4, 5, 6 và giảm ở lứa 7, 8 (Clark and Leman, 1986; Hoving et al., 2011; Hughes, 1998; Knecht et al., 2015; Tantasuparuk et al., 2002; Tummaruk et al., 2000) thường sợ hãi khi đẻ và tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ chết thai cao.

Nghiên cứu của Gourdine et al. (2006) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong giai đoạn tiết sữa là rất rõ rệt ở

giống Yorkshire so với giống địa phương ở vùng Caribbean. Khi phân tích ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn Koketsu et al. (1997) cho thấy, nái đẻ vào mùa Hè và mùa Xuân có thời gian từ cai sữa đến phối có

chửa lứa tiếp theo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào mùa Hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ vào mùa Xuân. Lorvelec et al. (1998) nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận số con sơ sinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25 % so với mùa lạnh, ẩm ướt.

22

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn cái hạt nhân landrace và yorkshire nuôi tại trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân tam điệp (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w