Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.3.2. Đánh giá công tác BT, HT, TĐC khi thực hiện dự án
Đối tượng và điều kiện được bồi thường được thực hiện theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 17/2006/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP; Nghị định 188/2004/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009; Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 84/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành đơn giá xây dựng nhà mới và vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định 89/2013/QĐ- UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu; Quyết định số 91/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành đơn giá xây dựng nhà, công trình phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 08/09/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Bảng 4.2. Bảng cơ cấu các hộ bị ảnh hưởng trên địa bàn nghiên cứu
TT Tên xã, thị trấn
1 Xã Quỳnh Văn 2 Xã Quỳnh Giang 3 Thị trấn Cầu Giát
46
4.3.2.2. Kết quả xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường tại dự án nghiên cứu
Thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, có tổng chiều dài 4.75 km, diện tích thu hồi là 38.526,7 m2. Trong đó:
- Đất nông nghiệp và đất ở: 19.758,4 m2. - Đất cơ quan: 18.768,3 m2
Bảng 4.3. Tổng hợp các đối tượng được BT, HT, TĐC
Đơn vị tính: m2 Đối tượng được
TT BT, HT, TĐC
I Đất cơ quan
II Đất hộ gia đình
1 Đất ở
2 Đất nông nghiệp
Tổng
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu, 2017 - Căn cứ xác nhận của UBND 04 xã và 1 thị trấn về nguồn gốc, loại đất, thời điểm sử dụng đất, thời điểm hình thành tài sản trên đất và thực tế sử dụng đất, tài sản trên đất của các hộ gia đình, cá nhân được xác định các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân có đất đai, tài sản trên đất được bồi thường, hỗ trợ nằm trong phạm vi GPMB chỉ giới thu hồi đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm giao ổn định cho hộ gia đình với diện tích 11.333,5 m2. Đất ở nông thôn của hộ gia đình, cá nhân với diện tích 8.424,9 m2.
Ưu điểm:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện thực hiện, có sự phối hợp của các cấp, các ngành và chủ đầu tư đã kiểm đếm, rà soát, kiểm tra, xét duyệt các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ theo đúng nguyên tắc được quy định tại Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND; Quyết định số 54/QĐ- UBND ngày 08/9/2014 và phù hợp với quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định tại Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND tỉnh và Quyết định số 54/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An.
- Đối với các hộ sử dụng đất nông nghiệp công ích thì không được xét bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, bồi thường cây cối, hoa màu trên đất.
- Việc bồi thường, GPMB được tiến hành công khai minh bạch, chi tiết tới từng hộ, tiến độ bồi thường khá nhanh.
Tồn tại:
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Ban bồi thường GPMB là cơ quan giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện kiểm kê đất và tài sản vẫn còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.
Trong dự án nghiên cứu không có đơn thư khiếu nại vượt cấp. Mọi thắc mắc của người dân trong diện bị thu hồi giải toả đã được hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết thấu tình đạt lý, đảm bảo đúng với Nghị định 197/NĐ- CP ngày 03/12/2004, Nghị định 84/NĐ-CP ngày 15/7/2007, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ và các Quyết định liên quan.
4.3.2.3. Công tác bồi thường về tài sản
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Tổng số tiền bồi thường thiệt hại về cây trồng, tài sản và vật kiến trúc cho dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu là 53.603,247 Tr. đồng . Trong đó: xã Quỳnh Văn là 3.701,892 Tr. đồng, xã Quỳnh Giang là 6.630,187 Tr. đồng, thị trấn Cầu Giát là 37.880,531Tr.
đồng, xã Quỳnh Hậu là 3.305,111 Tr. đồng, xã Quỳnh Thạch là 2.085,526 Tr. đồng.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác bồi thường TĐC của dự án
Đơn vị: Tr. Đồng
TT Tên xã
1 Xã Quỳnh Văn
2 Xã Quỳnh Hậu
3 Xã Quỳnh
Thạch
4 Xã Quỳnh
Giang
5 Thị trấn Cầu
Giát Tổng
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu, 2017 Ưu điểm:
- Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc.
đã được quy định tương đối phù hợp tại thời điểm thu hồi đất;
- Việc thực hiện bồi thường tài sản về đất tại dự án nhìn chung đã được đa số người dân chấp thuận.
Nhược điểm:
- Sau khi chính quyền địa phương đã công khai quy hoạch để thực hiện dự án vẫn còn xảy ra hiện tượng người dân trồng các loại cây hoa màu, xây dựng công trình vật kiến trúc với mục đích khi tổ công tác đến kiểm kê tài sản trên đất để được tính toán thêm tiền bồi thường.
- Việc kiểm kê tài sản gắn liền với đất của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện còn để xảy ra một số sai sót phải kiểm kê bổ sung làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB so với kế hoạch đề ra.
- Giá bồi thường đất ở chưa sát với giá thị trường.
Hướng khắc phục:
49
nhà nước.
- Nâng cao và hoàn thiện bộ máy cán bộ tránh tình trạng kiểm kê có sai sót cho người dân cũng như của Nhà nước.
- Cần nghiên cứu điều chỉnh giá bồi thường giữa giá nhà nước và giá thực tế để tránh sự thiệt thòi cho người dân.
4.3.2.4. Công tác hỗ trợ của dự án
Được thực hiện theo quy định tại Điều 23; 24; 25; 26; 27; 28 Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2014; Quyết định 64/2014/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An. (Thực hiện Điều 26, 29, 28, 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Điều 48 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 và khoản 3 Điều 62 của Bộ Luật lao động).
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ của dự án
Đơn vị: Tr. Đồng
TT
1 2 3 4 5 Tổng
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu, 2017 Kết quả bảng 4.5 cho thấy tổng số tiền hỗ trợ của dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu là 1.799,241 Tr. đồng.
Trong đó hỗ trợ di tự nguyện bàn giao mặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư là 435,684 Tr. đồng; Hỗ trợ thuê nhà ở tạm cư là 832,292 Tr. đồng; Tiền hỗ trợ ổn định đời sống là 531,265 Tr. đồng;
4.3.2.5. Công tác tái định cư của dự án
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, căn cứ vào quy mô thực tế của diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường số
hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác. UBND huyện quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư hoặc tái định cư phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
* Điều kiện tái định cư:
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở có đủ điều kiện được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất theo giá đất ở;
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 70 m2 nhà ở, đất ở nếu có đủ điều kiện được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất theo giá đất ở và diện tích nhà ở, đất ở còn lại ngoài chỉ giới GPMB không đủ điều kiện xây dựng nhà ở theo quy định;
chủ sử dụng đất có đơn đề nghị được bồi thường, hỗ trợ và bàn giao phần diện tích còn lại cho Nhà nước;
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích nhà ở, đất ở mà không đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất theo giá đất ở, phần diện tích nhà, đất còn lại không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định nhưng không còn chỗ ở nào khác và có thời gian tạm trú một năm trở lên tại địa chỉ thu hồi đất và trước thời điểm thông báo thu hồi đất;
* Diện tích giao đất tái định cư cho các hộ gia đình căn cứ vào điều kiện quỹ đất tái định cư của dự án và căn cứ vào hạn mức giao đất ở mới theo quy định của UBND tỉnh: Từ 90 m2 đến 150 m2.
* Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư:
- Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
* Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên cho các hộ sớm thực hiện kế hoạch GPMB tiếp đó là các hộ thuộc các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh.
- Những trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn mức tối thiểu quy định trên thì người được giao đất ở mới tại khu TĐC được giao bằng mức tối
thiểu theo quy định ở trên phải nộp tiền sử dụng đất cho phần chênh lệch diện tích theo quy định hiện hành.
Kết quả tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu được thể hiện trong bảng 4.6. Có 45 hộ được tái định cư với diện tích là 5.897,2 m2 trong cả 04 xã và 1 thị trấn thực hiện của dự án.
Khu tái định cư được bố trí 2 khu TĐC ở Thị trấn Cầu Giát và xã Quỳnh Giang.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác tái định cư của dự án
TT Tái định cư
1 Tổng số hộ được xét tái định cư:
2 Tổng số diện tích giao tái định cư:
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu, 2017
* Thực tế cho thấy việc bố trí TĐC chưa được người dân ủng hộ, do những nguyên nhân sau:
- Bố trí TĐC chưa quan tâm tới các yếu tố cộng đồng dân cư, tập quán sinh hoạt, sản xuất. Ví dụ người sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất được bố trí TĐC ở điểm cách xa nơi ở hiện nay của mình, từ đó dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.
- Việc xây dựng khu TĐC còn chậm, nhiều khi có Quyết định thu hồi đất hoặc thậm chí khi tiến hành bồi thường mới quan tâm đến vấn đề TĐC. Từ khâu chuẩn bị không được kỹ do sự bức bách về thời gian dẫn đến thiếu các điều kiện tối thiểu.
- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc xây dựng khu TĐC, nên có tình trạng khoán trắng cho chủ dự án dẫn đến có những công trình tái định cư chất lượng không đảm bảo, khu tái định cư có hạ tầng kém hơn khu cũ.
- Muốn ổn định đời sống và phong tục tập quán của người dân: phải xây dựng khu TĐC với điều kiện sống cao hơn so với trước khi di dời. Mặt khác, phải quan tâm đến phong tục, tập quán trong nhóm người, quan hệ họ hàng, cộng
đồng. Đối với khu TĐC cần xây dựng các quy định về lối sống, an ninh trật tự, tạo sự yên tâm cho người mới chuyển đến. (Nguồn: Điều tra thu thập từ hộ dân).
Hình 4.8. Khu tái định cư đã bàn giao cho các hộ dân