Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 59 - 87)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.3Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 8: BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (20 06 –

2008) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 50.670 43.045 18.280 (7.625) (24.765) 2. Điều chỉnh cho các khoản:

Khấu hao tài sản cố định 13.202 25.035 35.012 11.833 9.977

Các khoản dự phòng 1.154 (4.690) 22.977 (5.844) 27.667

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện - - (17.451) 0 (17.451)

Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư 811 (925) (17.281) (1.736) (16.356)

Chi phí lãi vay 6.829 9.423 38.178 2.594 28.755

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 72.666 71.888 79.715 (778) 7.827

Tăng, giảm các khoản phải thu (47.986) (4.691) (270.852) 43.295 (266.161)

Tăng, giảm hàng tồn kho (43.160) (73.814) (559) (30.654) 73.255

Tăng, giảm các khoản phải trả (9.683) 7.237 49.510 16.920 42.273

Tăng, giảm chi phí trả trước (983) (7.845) (4.338) (6.862) 3.507

Tiền lãi vay đã trả (6.829) (9.014) (38.364) (2.185) (29.350)

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (4.990) (6.919) (1.252) (1.929) 5.667

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (156) - 5.485 156 5.485

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (2.532) (6.608) (2.118) (4.076) 4.490

Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008 2007/2006 2008/2007Chênh lệch II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn

khác (106.420) (168.443) (104.671) (62.023) 63.772

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn

khác 866 3.791 527 2.925 (3.264)

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác - - 100 0 100

5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (125.635) (464.179) (217.344) (338.544) 246.835

6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 104.209 320.567 214.659 216.358 (105.908)

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia - - 17.884 0 17.884

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (126.980) (308.264) (88.845) (181.284) 219.419

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 159.920 294.737 - 134.817 (294.737)

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 567.240 847.739 2.423.392 280.499 1.575.653

4. Tiền chi trả nợ gốc vay (538.533) (798.979) (2.152.461) (260.446) (1.353.482)

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (6.822) (4.724) (15.431) 2.098 (10.707)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 181.805 338.773 255.500 156.968 (83.273)

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 11.172 745 (16.118) (10.427) (16.863)

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.789 12.961 13.706 11.172 745

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ - - 16.244 0 16.244

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 12.961 13.706 13.832 745 126

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung

4.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Quan sát bảng 8 ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm

2006 – 2008 đều âm chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh chi nhiều hơn thu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006 âm 43.653 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 cao hơn năm 2006 13.887 triệu đồng nhưng vẫn ở mức nhỏ hơn 0. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanhnăm

2008 giảm 153.007 triệu đồng so với năm 2007. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm chủ yếu là do tiền bị chuyển quá nhiều vào hàng tồn kho và khoản phải thu. Như vậy, trong 3 năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu tiền thanh toán.

4.1.3.2. Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong 3 năm 2006 – 2008 cũng âm. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2006 âm 126.980 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 chủ yếu là do tiền chi đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài sản dài hạn khác tăng 62.023 triệu đồng, tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng 338.544 triệu đồng, tuy nhiên tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng 216.358 triệu đồng so với năm 2006 nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư chỉ giảm 181.284 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 tăng 219.419 triệu đồng so với năm 2007 chủ yếu do tiền chi đầu tư mua sắm tài sản cố định giảm 63.772 triệu đồng, tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm 246.835 triệu đồng, song tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm 105.908 triệu đồng so với năm 2007. Như vậy, cũng giống như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư trong 3 năm qua cũng thiếu tiền thanh toán. Tuy nhiên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp được mở rộng vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính lớn hơn số tiền thu do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính.

4.1.3.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 156.968 triệu đồng so với năm 2006 chủ yếu là do tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu tăng 134.817 triệu đồng, tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng 280.499 triệu đồng và tiền chi trả nợ gốc vay tăng 260.446 triệu đồng so với năm 2006. Lưu

chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 giảm 83.273 triệu đồng chủ yếu do tiền thu từ phát hành

cổ phiếu nhận vốn góp của chủ sở hữu giảm 294.737 triệu đồng, tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng 1.575.653 triệu đồng, tiền chi trả nợ gốc vay tăng 1.353.482 triệu đồng so với năm 2007. Như vậy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong 3 năm qua đều dương và cao nhất vào năm 2007. Điều này phù hợp với tình hình huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù tiền vay ngắn hạn dài hạn tăng mạnh trong 3 năm vừa qua nhưng tiền chi trả nợ gốc vay cũng tăng cao, cho thấy đâyphần lớn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm và công ty cũng đảm bảo thanh toán, không để dồn nợ.

4.1.3.4. Lưu chuyển tiền thuần trong năm

Trong 3 năm 2006 – 2008, lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm dần. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2007 giảm 10.427 triệu đồng so với năm 2006 do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm mạnh. Lưu chuyển tiền thuần trong năm

2008 âm 16.118 triệu đồng, giảm 16.863 triệu đồng so với năm 2007 chủ yếu do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm.

Kết quả trên cho ta thấy dòng tiền của công ty đã tạo nên chủ yếu từ hoạt động tài chính. Khả năng tạo tiền của hoạt động kinh doanh là quan trọng nhất vì đây là hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều âm qua 3 năm. Do đó ta thấy công ty cần có biện pháp nâng cao khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh.

4.1.4. Tỷ suất đầu tư

Các tỷ suất đầu tư cho ta biết mức độ đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn. Bên cạnh đó thông qua tỷ suất đầu tư ta có thể biết tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu từ nguồn nào.

Bảng 9: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Tổng tài sản Triệuđồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 B. TSCĐ và đàu tư

tài chính dài hạn Triệuđồng 187.200 471.659 537.384 284.459 65.725 C. Tài sản cố định Triệu đồng 187.100 321.084 406.844 133.984 85.760 D. Tài sản tài chính dài hạn Triệu đồng 100 150.575 130.540 150.475 (20.035) E. Tổng nguồn vốn Triệuđồng 468.269 844.207 1.164.260 375.938 320.053 F. Vốn chủ sở hữu Triệuđồng 300.316 621.741 621.504 321.425 (237) Tỷ suất đầu tư tổng

quát (B/A) % 39,98 55,87 46,16 15,89 (9,71)

Tỷ suất đầu tư TSCĐ

(C/A) % 39,96 38,03 34,94 (1,92) (3,09)

Tỷ suất đầu tư tài

chính dài hạn(D/A) % 0,02 17,84 11,21 17,81 (6,62) Tỷ suất vốn chủ sở

hữu (F/E) % 64,13 73,65 53,38 9,51 (20,27)

Tỷ suất tự tài trợ

TSCĐ (F/C) % 160,51 193,64 152,76 33,13 (40,88)

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

4.1.4.1. Tỷ suất đầu tư tổng quát

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản cố định với tổng tài sản của doanh nhiệp.

Nhìn vào bảng 9 ta thấy tỷ suất đầu tư tổng quát của công ty tương đối cao, trung bình khoảng 47 %. Tỷ suất này thể hiện cứ 100 đồng tổng tài sản thì có khoảng 47 đồng cho đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư tổng quát cao chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng khả quan hơn. Tỷ suất đầu tư năm 2007 là 55,87 %, cao nhất trong 3 năm do trong năm 2007 công ty tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ngoài ra công ty còn đầu tư vào chứng khoán trị giá 130.075 triệu đồng.

4.1.4.2. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong 3 năm qua khoảng 37 %, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì có 37 đồng đầu tư vào tài sản cố định. Trong 3 năm qua, tài sản cố định của công ty liên tục tăng cao nhưng tỷ suất đầu tư tài sản cố định lại giảm nhẹ.

Điều này cho thấy tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định, chứng tỏ các thành phần khác trong tổng tài sản tăng lên như các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, khủng hoảng thừa nguyên liệu năm 2007 làm hàng tồn kho tăng, khoản phải thu năm 2008 tăng do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới; ngoài ra công ty còn chú ý tăng đầu tư tài chính dài hạn.

4.1.4.3. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn

Qua số liệu bảng trên cho thấy, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 là 17,84 %, cao hơn năm 2006 17,81 % do công ty đầu tư vào cổ phiếu. Năm 2008 tỷ suất này giảm nhẹ, giảm 6,62 % so với năm 2007, do đáo hạn công trái xây dựng tổ quốc và công ty giữ nguyên mức đầu tư cổ phiếu như năm 2007. Tỷ suất này tăng lên cho thấy công ty đã quan tâm nhiều hơn đến đầu tư tài chính dài hạn nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận.

4.1.5. Tỷ suất tự tài trợ

4.1.5.1. Tỷ suất vốn chủ sở hữu

Tỷ số này phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng nguồ n vốn. Tỷ số vốn chủ sở hữu có biến động qua 3 năm. Năm 2007 tỷ số này tăng 9,51% so với năm 2006, và đến năm 2008 tỷ số này giảm xuống thấp nhất trong 3 năm, chỉ còn 53,38 %. Tỷ số này giảm do công ty vay nợ ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Mặc dù vậy tỷ số vốn chủ sở hữu vẫn duy trì ở mức trên 50 % nên doanh nghiệp không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của nợ vay.

Bên cạnh đó từ tỷ số vốn chủ sở hữu ta có thể biết được tỷ số nợ của doanh nghiệp thấp hơn 50 %. Điều đó càng khẳng định vốn của bản thân doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được các nhà cho vay tin tưởng hơn, vì nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ đỡ hơn so với trường hợp vốn tự có của doanh nghiệp thấp.

4.1.5.2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Nhìn vào bảng 9 ta thấy tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3 năm đều lớn hơn 150 %. Thêm vào đó ta thấy trong 2 năm 2007, 2008 công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định nhưng không vay dài hạn, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn do đó việc công ty đầu tư tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu là hoàn toàn hợp lý.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

Trước khi phân tích các hệ số thanh toán ta khái quát tình hình công nợ của công ty qua 3 năm để thấy được doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác hay bị chiếm dụng vốn, tốc độ thu hồi nợ có nhanh không.

Bảng 10: CÁC TỶ SỐ VỀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Khoản phải thu Triệuđồng 135.820 139.534 393.603 3.714 254.069 B. Khoản phải trả Triệuđồng 167.953 222.466 542.756 54.513 320.290 C. Doanh thu thuần Triệuđồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 E. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 111.942 137.677 266.569 25.736 128.892 Tỷ số khái quát tình hình công nợ (A/B) % 80,87 62,72 72,52 (18,15) 9,80 Vòng quay các

khoản phải thu (C/E)

Vòng 10,64 8,96 7,38 (1,68) (1,58)

Kỳ thu tiền bình quân

Ngày 33,84 40,17 48,80 6,33 8,63

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

4.2.1.1. Tỷ số khái quát tình hình công nợ

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số khái quát tình hình công nợ của doanh nghiệp trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 100 %. Tỷ số khái quát tình hình công nợ năm 2006 là 80,87 %. Năm 2007 tỷ số này giảm 18,15 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ số này tăng lên 9,80 % so với năm 2007. Tỷ số này nhỏ hơn 100% cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tỷ số này thì chưa thể đánh giá chính xác mà phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như các biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác.

4.2.1.2. Vòng quay khoản phải thu

Quan sát bảng trên ta thấy, vòng quay các khoản phải thu năm 2007 giảm 1,68 vòng so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục giảm 1,58 vòng so với năm 2007. Như vậy năm 2008 có số vòng quay các khoản phải thu thấp nhất, song song đó th ì kỳ thu tiền bình quân của năm 2008 cũng cao nhất, 48,80 ngày một vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm dần, thời gian thu tiền chậm dần qua 3 năm. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển nợ phải thu giảm, khả năng thu hồi vốn chậm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm nhất là khách hàng nước ngoài nên làm cho khoản phải thu tăng cao, vòng quay các khoản phải thu giảm. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, công ty cần có những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay để thu hồi nhanh các khoản nợ, hạn chế ứ đọng vốn.

4.2.1.3. Các khoản phải trả

Thông qua các tỷ số thanh toán ta sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 3 năm qua như thế nào đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bảng 11: CÁC TỶ SỐ THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 Năm2007 Năm2008

Chênh lệch 2007/2006 2008/2007

A. Tài sản lưu động Triệu đồng 274.879 360.337 614.015 85.458 253.678 B. Hàng tồn kho Triệu đồng 96.599 176.313 176.872 176.872 559 C. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 166.537 221.752 542.026 542.026 320.274 Vốn luân chuyển ròng (A - C) Triệu đồng 108.342 138.585 71.989 30.243 (66.596) Tỷ số thanh toán hiện

hành (A/C) Lần 1,65 1,62 1,13 (0,03) (0,49)

Tỷ số thanh toán

nhanh (A - B)/C Lần 1,07 0,83 0,81 (0,24) (0,02)

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

a. Vốn luân chuyển ròng

Vốn luân chuyển ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối với nội bộ

doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Vốn luân chuyển ròng của công ty trong 3 năm qua có biến động. Vốn luân chuyển ròng năm 2007 tăng 30.243 triệu đồng so với năm 2006, nhưng đến năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 59 - 87)