Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn so sánh đánh giá một số giống sắn có triển vọng phát triển (Trang 37 - 73)

Để tìm ra được giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt thích ứng rộng với môi trường sinh thái khác nhau và đưa vào sản xuất đại trà, khuyến cáo người sử dụng phải tính đến năng suất. Năng suất là chỉ tiêu

quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với cây sắn năng suất bằng khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha.

Năng suất được thể hiện qua sự hình thành củ/gốc. Sự tăng trưởng về chiều dài củ, đường kính củ, khối lượng củ/gốc. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trường, để có năng suất cao và ổn định phải có sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố.

Bảng 4.6: Yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Tên giống sắn Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm) Số củ/gốc (củ) Khối lượng củ TB củ/gốc (kg) KM414 27,49 4,92 9,47 2,99 KM440 32,22 4,98 12,33 3,59 KM419 28,19 4,42 11,93 2,92 HL2004-28 33,41 4,88 11,13 3,41 KM94 (Đ/C) 30,59 4,66 9,40 2,99 CV (%) 6,1 3,1 8,3 4,3 LSD05 3,48 0,28 1,71 0,26 4.4.1. Chiều dài củ

Củ sắn có hình dạng thon hoặc hơi dài, cũng có loại củ sắn ngắn. Đặc tính này phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Chiều dài của củ sắn thay đổi rất nhiều. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến một số đặc tính sinh vật học của cây sắn. Chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhưng lại gây khó khăn khi thu hoạch. Ngược lại chiều dài củ ngắn thì thu hoạch thuận lợi hơn, nhưng khả năng chống đổ kém.

Chiều dài của các giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 27,49 - 33,41 cm.

Ba giống sắn KM94, KM440 và HL2004-28 có chiều dài củ tương đương nhau và lớn nhất.

Hai giống sắn còn lại có chiều dài củ nhỏ hơn giống đối chứng KM94 ở mức độ tin cậy 95%.

4.4.2. Đường kính củ

Đường kính củ khác nhau ở mỗi giống sắn. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng vào củ của từng giống.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

Đường kính củ của các giống sắn tham gia thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều, dao động trong khoảng 4,42 - 4,98 cm.

Giống KM440 có đường kính củ cao nhất đạt 4,98 cm. Giống đối chứng KM94 có đường kính củ đạt 4,66 cm.

Các giống còn lại đều có đường kính củ tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

4.4.3. Số củ trên gốc

Số củ trên gốc là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ trên gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh (ẩm độ, đất) và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

Giống đối chứng KM94 có số củ trên gốc đạt 9,40 củ/gốc.

Giống có số củ trên gốc nhiều nhất là KM440 đạt 12,33 củ/gốc cao hơn giống đối chứng KM94 là 2,93 củ/gốc. Tiếp đến là hai giống KM419 đạt 11,93 củ/gốc và HL2004-28 có số củ trên gốc đạt 11,13 củ/gốc đều cao hơn giống đối chứng.

Giống KM414 có số củ trên gốc tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

4.4.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc

Khối lượng củ/gốc và số lượng củ/gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ nhiều và khối lượng củ trên gốc lớn dẫn đến năng suất cao. Khối lượng củ/gốc phụ thuộc vào: Độ dài củ, đường kính củ và số củ/gốc. Tất cả các chỉ tiêu đó đều phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (ẩm độ, đất) và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

Giống KM440 có khối lượng củ/gốc cao nhất đạt 3,59 kg cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,6 kg. Tiếp đến là giống HL2004-28 có khối lượng củ/gốc cao hơn giống đối chứng là 0,42 kg.

Hai giống còn lại có khối lượng củ/gốc tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

4.5. Năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn, thì năng suất và chất lượng của các giống sắn đều chịu tác động tổng hợp của yếu tố nội tại bên trong và bên ngoài tác động vào.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giống sắn mới đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học và hệ số thu hoạch được thể hiện ở bảng 4.7.

4.5.1. Năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm

Bảng 4.7: Năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm Tên giống sắn NSCT (tấn/ha) NSTL (tấn/ha) NSSVH (tấn/ha) HSTH (%) KM414 29,87 31,33 61,20 48,81 KM440 35,93 23,80 59,73 60,15 KM419 29,20 23,60 52,80 55,30 HL2004-28 34,13 27,33 61,47 55,52 KM94 (Đ/C) 29,93 32,53 62,47 47,91 CV (%) 4,3 7,3 4,5 LSD05 2,55 3,80 4,99

4.5.1.1. Năng suất củ tươi của các giống sắn

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Năng suất củ sắn một phần phụ thuộc vào khả năng quang hợp, một phần phụ thuộc vào quá trình phân bố các chất tạo được vào bộ phận khác của cây.

Chất khô tạo được nhờ quang hợp được sử dụng cho sinh trưởng thân lá và sự phát triển của củ.

Năng suất củ tươi = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha.

Như vậy năng suất sắn phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng củ/gốc và mật độ cây/ha.

Bảng 4.8: Năng suất củ tươi của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn

Năng suất củ tươi Năng suất

(tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 29,87 - 0,06ns 99,80 KM440 35,93 + 6,00* 120,05 KM419 29,20 - 0,73ns 97,56 HL2004-28 34,13 + 4,20* 114,03 KM94 (Đ/C) 29,93 - 100,00 CV (%) 4,3 LSD05 2,55 Ghi chú:

*: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng

Qua bảng số liệu 4.8 và biểu đồ hình 4.1 ta thấy:

Các giống sắn tham gia thí nghiệm có NSCT dao động từ 29,20 - 35,93 tấn/ha.

Giống KM440 có NSCT cao nhất đạt 35,93 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 6,00 tấn/ha và tăng 20,05%. Tiếp theo là giống HL2004-28 đạt 34,13 tấn/ha cao hơn so với giống đối chứng KM94 là 4,20 tấn/ha và tăng 14,03% (chắc chắn ở mức tin cậy 95%).

Hai giống sắn còn lại là KM414 và KM419 có NSCT tương đương với giống đối chứng.

Hình 4.1: Biểu đồ năng suất củ tươi của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C) 2: KM440 4: HL2004-28

4.5.1.2. Năng suất thân lá

Bảng 4.9: Năng suất thân lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn

Năng suất thân lá Năng suất

(tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 31,33 - 1,20ns 96,31 KM440 23,80 - 8,73* 73,16 KM419 23,60 - 8,93* 72,55 HL2004-28 27,33 - 5,20* 84,01 KM94 (Đ/C) 32,53 - 100,00 CV(%) 7,3 LSD05 3,8 Ghi chú:

*: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng

Qua bảng số liệu 4.9 và biểu đồ hình 4.2 ta thấy:

Giống đối chứng KM94 có năng suất thân lá cao nhất đạt 32,53 tấn/ha. Giống KM414 có năng suất thân lá đạt 31,33 tấn/ha và tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Các giống sắn còn lại đều có năng suất thân lá thấp hơn giống đối chứng KM94 dao động từ 1,2 - 8,93 tấn/ha và giảm từ 3,69 - 27,45% trong đó giống KM419 có năng suất thân lá thấp nhất đạt 23,60 tấn/ha (chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%).

Hình 4.2: Biểu đồ năng suất thân lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

4.5.1.3. Năng suất sinh vật học (NSSVH) của các giống sắn

NSSVH là tổng khối lượng củ tươi và khối lượng thân lá, biểu thị tiềm năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng, nước, chất khoáng, không khí. NSSVH đóng vai trò qua trọng vì sắn được hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng 2 - 4 tháng. Sự tích lũy sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. NSSVH cùng với sự phân phối chúng giữa các bộ phận thân lá và củ của các giống sắn giúp công tác chọn tạo giống thành công và tìm ra được giống tốt có triển vọng.

Bảng 4.10: Năng suất sinh vật học của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn

Năng suất sinh vật học Năng

suất (tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 61,20 - 1,27ns 97,97 KM440 59,73 - 2,74ns 95,61 KM419 52,80 - 9,67* 84,52 HL2004-28 61,47 - 1,00ns 98,40 KM94 (Đ/C) 62,47 - 100,00 CV (%) 4,5 LSD05 4,99 Ghi chú:

*: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng

Qua bảng số liệu 4.10 và biểu đồ hình 4.3 ta thấy:

Năng suất sinh vật học của các giống sắn dao động từ 52,80 - 62,47 tấn/ha.

Giống đối chứng KM94 có NSSVH cao nhất đạt 62,47 tấn/ha.

Các giống sắn còn lại có NSSVH tương đương, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% và theo chiều hướng không có lợi.

Hình 4.3: Biểu đồ năng suất sinh vật học của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

4.5.1.4. Hệ số thu hoạch

Hệ số thu hoạch của cây sắn đánh giá khả năng thích ứng và cho năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm.

HSTH = NSCT x 100%

NSSVH

Nó thể hiện khả năng tích lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng hợp về cơ quan dự trữ. Nếu hệ số thu hoạch thấp thì chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi thân lá nhiều và dinh dưỡng tích lũy về củ sẽ ít. Nếu hệ số thu hoạch cao chứng tỏ có sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các cơ quan trên mặt đất (thân lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ).

Qua bảng 4.7 ta thấy:

+ Hệ số thu hoạch của các giống sắn tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 47,91 - 60,15%.

+ Tất cả các giống sắn tham gia thí nghiệm đều có hệ số thu hoạch cao hơn giống đối chứng KM94.

+ Giống KM440 có hệ số thu hoạch cao nhất đạt 60,15% và cao hơn giống đối chứng KM94 (47,91%) là 12,24%.

+ Giống HL2004-28 có hệ số thu hoạch cao thứ hai đạt 55,52% cao hơn giống đối chứng KM94 là 7,61%.

+ Hai giống còn lại là KM414 và KM419 có hệ số thu hoạch cao hơn giống đối chứng lần lượt là 0,9% và 7,39%.

4.5.2. Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giống sắn mới đến chất lượng của các giống sắn bao gồm: Tỷ lệ chất khô, năng suất chất khô, tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột được thể hiện qua bảng 4.11.

Tên giống sắn Tỷ lệ chất khô (%) NS củ khô (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) NS tinh bột (%) KM414 36,75 10,98 24,90 7,43 KM440 36,24 13,02 24,23 8,70 KM419 37,98 11,08 26,73 7,81 HL2004-28 37,75 12,88 26,13 8,91 KM94 (Đ/C) 36,60 10,96 24,67 7,39 CV (%) 4,0 4,9 LSD05 0,89 0,74

4.5.2.1. Tỷ lệ chất khô (TLCK) và năng suất củ khô (NSCK) của các giống sắn * Tỷ lệ chất khô (TLCK):

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60,70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có tỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi về năng suất củ khô và tỷ lệ chất khô kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn

Tỷ lệ chất khô

(%)

Năng suất củ khô Năng suất

(tấn/ha)

So sánh với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 36,75 10,98 + 0,02ns 100,18 KM440 36,24 13,02 + 2,06* 118,80 KM419 37,98 11,08 + 0,12ns 101,09 HL2004-28 37,75 12,88 + 1,92* 117,52 KM94 (Đ/C) 36,60 10,96 - 100,00 CV (%) 4,0 LSD05 0,89 Ghi chú:

*: Sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ns: Không có sự sai khác so với giống đối chứng

Qua bảng số liệu 4.12 và biểu đồ hình 4.4 ta thấy: 41

Tỷ lệ chất khô của các giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 36,24 - 37,98%.

Giống KM419 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 37,98% cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,38%. Thứ hai là giống HL2004-28 đạt 37,75% cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,15%. Thứ ba là giống KM414 đạt 36,75% cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,15%.

Tỷ lệ chất khô thấp nhất là giống KM440 đạt 36,24% thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,36%.

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ chất khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

* Năng suất củ khô (NSCK):

Hiện nay đời sống xã hội được nâng cao, khoa học, công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng sắn tươi làm lương thực, thực phẩm không nhiều mà chủ yếu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn, sắn lát khô đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo và mì chính. Đối với các nhà khoa học chọn giống sắn mới, sự quan tâm của họ đặc biệt hướng vào năng suất củ khô sản phẩm chính của cây sắn và là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến. Nâng cao năng suất củ khô không ngừng nâng cao sản

lượng thực thu mà còn giảm chi phí trong công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Hình 4.5: Biểu đồ năng suất củ khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm

Ghi chú:

1: KM414 3: KM419 5: KM94 (Đ/C)

2: KM440 4: HL2004-28

Qua bảng số liệu 4.12 và biểu đồ 4.5 ta thấy:

Các giống sắn tham gia thí nghiệm có NSCK dao động từ 10,96 - 13,02 tấn/ha.

Giống có NSCK cao nhất là KM440 đạt 13,02 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 2,06 tấn/ha tăng 18,80%. Thứ 2 là giống HL2004-28 đạt 12,88 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 1,92 tấn/ha tăng 17,52% (chắc chắn ở mức tin cậy 95%).

Hai giống còn lại có năng suất củ khô tương đương với giống đối chứng.

4.5.2.2. Tỷ lệ tinh bột (TLTB) và năng suất tinh bột (NSTB) của các giống sắn * Tỷ lệ tinh bột (TLTB):

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp đến chất lượng của các giống sắn. Những giống sắn có chất lượng tốt là những giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại, những giống có tỷ lệ tinh bột thấp thì chất lượng kém. Sau một thời gian nghiên cứu kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13: Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94

Tên giống sắn Tỷ lệ tinh bột (%)

Năng suất tinh bột

Năng suất (tấn/ha)

So sánh với giống đối chứng (Tăng +, giảm -) Tấn/ha % KM414 24,90 7,43 + 0,04ns 100,54 KM440 24,23 8,70 + 1,31* 117,73

Một phần của tài liệu luận văn so sánh đánh giá một số giống sắn có triển vọng phát triển (Trang 37 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w