1.3.1. Trong nước
Lê Lan Anh và cộng sự [3] đã nghiên cứu xác định hàm lƣợng một số kim loại nặng trong nước, đất, bùn và rau muống tại một số địa điểm xung quanh Hà Nội theo mùa trong giai đoạn 2006-2009 cho thấy, hàm lƣợng (Cd, Pb, Cr) trong nước tưới tại thời điểm khảo sát chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhƣng hàm lƣợng trong bùn, đất lại vƣợt tiêu chuẩn nên dẫn tới đã có một số chỉ tiêu vƣợt tiêu chuẩn cho phép ít nhiều trong rau muống.
Các kim loại nhƣ As, Cd, Cu, Ni và Zn thải ra do hoạt động của con người ước tính nhiều hơn so với nguồn kim loại có trong tự nhiên, đặc biệt đối với Pb lên đến 17 lần [5].
Lê Văn Khoa và cộng sự (1999) ở khu vực công ty pin Văn Điển và công ty Orion-Hanel cho thấy: nước thải của hai khu vực đều có chứa kim loại nặng đặc thù trong quá trình sản xuất vượt quá TCVN 5945/1994 đối với nước mặt loại B (Pin Văn Điển có Hg vƣợt 9,04 lần; Orion-Hanel có Pb vƣợt quá 1,12
lần). Trong trầm tích mương Hanel, 2 kim loại nặng có hàm lượng vượt quá hàm lƣợng nền là Pb (3,3-10,25 lần); Hg (1,56-2,24 lần). Đất gần công ty Pin Văn Điển có hàm lƣợng Zn cao hơn hàm lƣợng tối đa gây độc cho thực vật ở đất nông nghiệp theotiêu chuẩn Anh từ 1,33-1,79 lần [9].
Tác giả Phạm Luận và các cộng sự đã nghiên cứu và xác định Cd trong lá cây thuốc Đông y ở Việt Nam, trong thực phẩm tươi sống bằng phổ hấp thụ nguyên tử [19, 20].
Tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2003) đã xác định hàm lƣợng các nguyên tố Cd, Pb, As trong đất ở Bắc Cạn và ở Thái Nguyên cho thấy ở vùng gần đô thị, khu công nghiệp và khu dân cƣ tập trung hàm lƣợng càng lớn. Tuy hàm lƣợng các nguyên tố chƣa vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhƣng hàm lƣợng Cd, Pb, As khá cao trong vài loại đất ở vùng thành phố Thái Nguyên đang là sự cảnh báo về môi trường [24].
1.3.2. Thế giới
E. W. I. Hajar, A. Z. B. Sulaiman và A. M. M. Sakinah [37] đã xác định hàm lƣợng các kim loại nặng trong thân, lá và hoa của cây cỏ ngọt bằng ICPMS Agilent 7500a.
Honggang ZANG và các cộng sự [38] đã sử dụng phương pháp ICP- AES để đánh giá hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu đất và mẫu cây trồng ở vùng nghiên cứu so sánh với mẫu đất chuẩn (GBW07401,GSS-1), mẫu cây (GBW08153) từ trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc gia Trung Quốc, hiệu suất thu hồi đạt 91-97%.
Hye-Sook Lim và các cộng sự [39] đã đánh giá sự ô nhiễm các kim loại nặng ở vùng mỏ Songcheon, Hàn Quốc. Các mẫu đất, nước, thực vật,… xung quanh khu mỏ đƣợc thu thập, xử lí sau đó đem xác định hàm lƣợng kim loại nặng bằng ICP-AES và ICP-MS. Hàm lƣợng As và Hg trong đất trồng cao hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép, kết quả As cao nhất là 626mg/kg và Hg là 4,9mg/kg. Hàm lƣợng cao nhất trong cây trồng As là 33 mg/kg và Hg là 3,8
mg/kg (trong củ hành), Cd là 87mg/kg và Zn là 226mg/kg (trong rễ rau diếp), Cu là 16,3 mg/kg (trong lá cây vừng). Điều này đƣợc giải thích do cây trồng trên vùng đất đó đã bị ô nhiễm As và các kim loại nặng. Mặt khác, hàm lƣợng cao nhất của As, Cd và Zn được tìm thấy trong nước suối và nguồn nước uống chủ yếu của khu vực này lần lƣợt là: 0,71 mg/L, 0,19 mg/L và 5,4 mg/L, cao hơn rất nhiều so với giới hạn.
I. Chuan-Chuang, Yeou-Lih Huang và Te-Hsien Lin [40] đã ứng dụng phương pháp GF-AAS để xác định Pb và Cd trong 5 mẫu thuốc cổ truyền Trung Quốc sử dụng (NH4) H2PO4 làm chất cải biến hóa học và đƣa ra giới hạn định lƣợng của Pb là 11,6 pg và 2,0 pg với Cd.
Jozep Szkoda và Jan Zmudzki [41] đã xác định Pb và Cd trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa với hiệu suất thu hồi là 82,0% với Pb và 98,4% với Cd.
Mahmut Coskun và cộng sự [43] đã sử dụng phép đo GF-AAS với chất cải biến nền cho Pb và Cd là NH4H2PO4 + Mg2O3, cho As là Pd(NO3)2 và các nguyên tố Cu, Co, Mn, Ni, Zn xác định bằng F-AAS trong mẫu đất bề mặt.
Mustafa Tüzen [45] đã xác định một số kim loại nặng trong đất và cây trồng ở Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ bằng phương pháp GF-AAS và F-AAS với hiệu suất thu hồi (Rev) đạt 95-103%.
Peter Heitland và Helmut D. Koster [48] đã sử dụng ICP-MS để xác định lượng vết 30 nguyên tố Cu, Pb, Zn, Cd... có trong mẫu nước tiểu trẻ em và người trưởng thành.
Pilar Vinas [49] cùng các cộng sự đã ứng dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa để xác định trực tiếp Pb, Cd, Zn, Cu trong mật sử dụng H2O2 làm chất cải biến giảm tín hiệu đường nền.
Các tác giả S. L. Jeng, S. J. Lee, S. Y. Lin [54] đã sử dụng GF-AAS xác định Pb và Cd trong 107 mẫu sữa nguyên liệu và thu đƣợc kết quả trung bình của Pb là 2,03 ng/g; Cd là 0,04 ng/g.
Surukite. O. Oluwole và các cộng sự đã đánh giá mức độ nhiễm kim loại nặng trên lá rau cạnh đường quốc lộ bằng phương pháp F-AAS với hàm lượng Cu, Cd, Zn, Pb nằm trong khoảng lần lƣợt là 0,3944 -1,6559; 0,0854 - 0,2563;
1,8028 - 6,2267 và 0,0856 - 2,104 (mg/kg) [55].
Wen-Si Zhong và cộng sự [61] đã nghiên cứu xác định hàm lƣợng Pb, Cd, Cr, Cu và Ni trong 25 mẫu trà xanh, vàng, trắng, ô long, đen, Pu'er và trà hoa nhài bán trên thị trường Trung Quốc, bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa nguồn liên tục có độ phân giải cao (HRCS-GFAAS). Kết quả thu được có sai số tương đối thấp từ (0,6 - 2,5%) và độ thu hồi cao đạt (98,91 - 101,32%). Hàm lƣợng Pb trong lá trà là 0,48-10,57 mg/kg và 80% các giá trị này thấp hơn giá trị tối đa cho phép ở Trung Quốc. Hàm lƣợng Cd và Cr nằm trong khoảng từ 0,01 - 0,39 mg/kg và từ 0,27 - 2,45 mg/kg tương ứng, nằm trong giới hạn do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quy định. Hàm lƣợng Cu là 7,73 - 63,71 mg/kg và chỉ 64% các giá trị này tuân thủ các tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp quy định. Hàm lƣợng Ni dao động từ 2,70 - 13,41 mg/kg.