Ảnh hưởng của thức ăn đến dị hình xương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đậu tương lên chất lượng giống cá lăng chấm hermibagrus guttatus(lacépède, 1803) giai đoạn cá hương lên cá giống (30ngày – 60ngày) (Trang 30 - 34)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.Ảnh hưởng của thức ăn đến dị hình xương

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tôi nhận thấy yếu tố quan trọng của chất lượng cá giống là dị hình xương. Dị hình xương là vấn đề chính của các trại sản xuất và ương nuôi cá giống. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đại trà, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức đề kháng của động vật và là nguyên nhân làm suy giảm kinh tế (Divanach và cộng sự,

chất ảnh hưởng lâu dài đến các điều kiện sống như vật lý, hóa học, sức tải môi trường, thành phần truyền nhiễm hoặc các vấn đề cận huyết cũng được đề cập đến. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng quan trọng đến dị hình xương cá được báo cáo bởi Cahu và cộng sự (2003) và Lall cùng Lewis-McCrea (2007). Các tác giả này chỉ ra rằng Lipid vi lượng (phospholipid, DHA) trong mồi sống, Protein, vitamin A và vitamin C là những yếu tố dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương ở cá. Dị hình xương xảy ra thường xuyên hơn ở giai đoạn sớm, đặc biệt trong giai đoạn hình thành xương. Quá trình hình thành xương luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển nên việc chọn nguyên liệu thức ăn cho giai đoạn cá giống là quan trọng.

Hình dạng xương được quan sát trên 30 cá thể ở mỗi công thức cho ăn (chiều dài 5 - 6cm) được mô tả ở hình 7. Hình dạng xương gồm các phần xương hàm, xương cột sống, xương gốc tia vây lưng, xương gốc tia vây ngực, xương tia vây lưng, xương tia vây bụng, xương đuôi, xương sụn. Những dị hình này được quan sát ở tất cả các nhóm cá. Tuy nhiên, các biến dạng về xương có sự khác nhau giữa các nghiệm thức.

Số lượng cá bị dị hình xương 8 cá thể chiếm 8.8% trong tổng số 90 cá thể chụp hình dạng xương. Ta thấy dị hình xương về cột sống chiếm tỉ lệ cao nhất 17.6%, đây là loại dị hình phổ biến, ở loại dị hình phổ biến thì dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây ra sự bất bình thường của xương. Dị hình xương phổ biến là dị hình xương cột sống gồm mất đốt cột sống và cong vẹo cột sống. Dị hình xương hiếm gặp là dị hình xương hàm và dị hình xương gốc tia vây. Đối với cá sử dụng thức ăn không chứa đậu tương tỉ lệ dị hình xương là 6.3%, Thức ăn chứa 4% đậu tương có tỉ lệ cá dị hình 7.2% , còn ở cá ăn thức ăn chứa 10% đậu tương tỉ lệ dị hình xương chiếm 8.0%. Tỉ lệ xương dị hình ở các loại thức ăn có sự sai khác, tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng thức ăn chứa 10% đậu tương là cao nhất 8%. Tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng thức

cũng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển của bộ xương ấu trùng cá.

Nhìn chung ở các loại thức ăn đều có hàm lượng Protein, Lipid, tỉ lệ nước là như nhau khả năng tiêu hóa đối với mỗi loại cám với thành phần nguyên liệu khác nhau là khác nhau.

Hình 4: Một số dị hình xương cá (từ trên xuống, trái qua phải) 1. Dị hình xương hàm (11) 2. Dị hình xương giáp đầu(11)

3. Cột sống bị cong vẹo(11)

6. Dị hình xương gốc vây lưng(11) 5(11)&7. Cột sống bị mất đốt 4(11)&8.Dị hình xương đuôi

Hình 5: Bộ xương cá bình thường (không dị hình)

Bảng 7: Các loại dị hình xương xuất hiện ở các nhóm cá sử dụng thức ăn khác nhau

Các nhóm thức ăn Các loại dị hình xương

0%ĐT 4%ĐT 10%ĐT

1.DH xương hàm 0 0 0

2. DH xương giáp đầu 0 1.1% 0.3%

3. Cột sống cong vẹo 1.9% 1.1% 1.4%

4. Cột sống bị mất đốt 3.3% 4.7% 5.2%

5. DH xương gốc tia vây lưng 0 0.3% 0

6. DH xương đuôi 1.1% 0 1.1%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đậu tương lên chất lượng giống cá lăng chấm hermibagrus guttatus(lacépède, 1803) giai đoạn cá hương lên cá giống (30ngày – 60ngày) (Trang 30 - 34)