4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỉ lệ sống
Quá trình sinh trưởng của cá giống là quan trọng, việc cung cấp cho cá môi trường sống thích hợp có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng. Ngoài việc cung cấp môi trường sống giống với môi trường tự nhiên thì thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân chính của sinh trưởng. Đáp ứng đủ dinh dưỡng giúp quá trình sinh trưởng của cá được nâng cao. Nếu cả 2 vấn đề môi trường và dinh dưỡng đầy đủ cá có thể đạt sinh trưởng tối ưu như ngoài tự nhiên.
Thức ăn gồm bột cá, thịt cá mè, đậu tương được phối trộn và chế biến với các tỷ lệ khác nhau đảm bảo Prôtêin 32 - 38%.
Bảng 2: Một số thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu
Bột cá Cá mè Đậu tương
Prôtêin 59.29% 15.04% 32.04%
Lipid 8.24% 9.10% 17.41%
Khoáng 24.15% 20% 5.06%
Như chúng ta đã biết Protêin là thành phần quan trọng nhất dùng để xây dựng các tổ chức và sản xuất các enzyme cho cơ thể. Protêin là hợp chất cao phân tử có 50% carbon, 22% ôxy, 7% hyđrô, 16% nitơ và 5% các thành phần khác (Bài giảng dinh dưỡng – Lại Văn Hùng). Lipid là một trong những thành phần quan trọng của thức ăn cung cấp nguồn năng lượng cho động vật. Lipid là este của glyceryl và axit béo. Số lượng carbon, số lượng nối đôi và vị trí của nối đôi thứ nhất sẽ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của axit béo không no vì vậy người ta thường dùng axit béo không no này để đánh giá chất lượng Lipid. Lipid trong cơ thể cá dự trữ dưới dạng mô mỡ sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cá (New, 1987). Khoáng là thành phần quan trọng để tạo mô, các quá trình trao đổi khoáng và giữ cân bằng thẩm thấu giữa nội dịch và môi trường. Cá cần 22 loại khoáng trong đó một số loại khoáng thiết yếu trong khẩu phần và một số khoáng hòa tan có sẵn trong nước như canxi nên cá có thể trao đổi giữa dịch cơ thể và môi trường nước thông qua (Schimittous
và ctv, 1998). Sự thiếu hụt về khoáng có thể làm giảm tăng trưởng của cá , khung xương biến dạng, nặng có thể gây ra cơ thoái hóa, tỷ lệ chết cao.
Qua bảng phân tích các thành phần ta thấy bột cá có hàm lượng Protein cao nhất (≈60%) và cũng là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó đậu tương cũng có hàm lượng đạm khá cao (≈32%), đây cũng là nguyên liệu dễ tiêu hóa, ta có thể thay thế một phần bột cá bằng đậu tương để thử nghiệm ảnh hưởng khi phối trộn nguyên liệu với thành phần khác nhau sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng và chất lượng cá giống.
*Tăng trưởng chiều dài
Chiều dài cá giống cũng là một yếu tố để đánh giá tốc độ tăng trưởng. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều dài cá Lăng chấm trong đó thức ăn cũng là một yếu tố quan trọng.
Bảng 3: Tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần kiểm tra Loại thức ăn Chiều dài trung bình
cá sau 15 ngày nuôi
Chiều dài trung bình cá sau 30
ngày nuôi
Tốc độ tăng trưởng chiều dài
(%) 0% đậu tương 4,83 0.06a 5.54 0.13a 12.82 4% đậu tương 4.93 0.06a 5.48 0.10a 10.04 10% đậu tương 4.92 0.06a 5.38 0.13a 8.55
So sánh số liệu ở 2 lần kiểm tra thấy chiều dài trung bình của cá sử dụng thức ăn không chứa đậu tương qua 2 lần kiểm tra là 4.83(cm) và 5.54(cm). Chiều dài trung bình của cá sử dụng thức ăn có chứa 10% đậu
các bể cho ăn đậu tương có hàm lượng 10% và 4% tăng ít hơn 0.46cm/ct và 0.54cm/ct. (bảng phụ lục 1). Tăng trưởng chiều dài của cá sử dụng thức ăn đối chứng là 2.36%, cá sử dụng thức ăn chứa 10% đậu tương có tốc độ tăng trưởng 1.58%, thức ăn chứa 4% đậu tương cá tăng trưởng 1.82%.
4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 1 2 Lần đo C hi ều dà i TB ( cm ) CT1 CT2 CT3
Biểu đồ 2: Biểu đồ chiều dài trung bình của 3 nhóm sử dụng 3 công thức thức ăn khác nhau qua 2 lần đo
Sử dụng bảng phân tích Anova một yếu tố với độ tin cậy 95% ta thấy không có sự sai khác giữa các nhóm thức ăn (Bảng phụ lục 1, 2,3 và 4). Như vậy sử dụng thức ăn có thay thế một phần bột cá bằng đậu tương cũng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài của cá thể. Chi phí cho cám có chứa đậu tương thấp hơn so với cám không có đậu tương. Đây cũng là một tiêu chí để đưa đậu tương vào nguyên liệu sản xuất cám cho cá Lăng giống, góp phần vào việc nuôi thủy sản bền vững, làm giảm áp lực cho môi trường tự nhiên.
*Tăng trưởng khối lượng
Để đảm bảo sức khỏe cho cá giai đoạn nhỏ ta chỉ có thể kiểm tra cá hương trước khi đưa vào ương nuôi và cá giống sau khi kết thúc thí nghiệm. Ta có sơ đồ mô tả khối lượng cá giống sau khi kiểm tra:
Bảng 4: Tăng trưởng khối lượng cá sau khi kiểm tra Loại thức
ăn
Trọng lượng trung bình của cá khi đưa vào thả nuôi (g) Trọng lượng trung bình của cá sau 30 ngày nuôi(g) Tốc độ tăng trưởng khối lượng (%) Tăng trưởng khối lượng theo ngày (g/ngày) 0% đậu tương 0.38 1.23 0.03a 69.10 0.028 4% đậu tương 0.39 1.36 0.01b 71.32 0.032 10% đậu tương 0.38 1.38 0.01b 72.46 0.033
Qua sơ đồ mô tả ta thấy cá sử dụng thức ăn không chứa đậu tương có sự chênh lệch khối lượng cao hơn so với 2 loại thức ăn còn lại. Bể sử dụng thức ăn chứa 10% đậu tương có cá thể có khối lượng lớn nhất (1.58g). Khối lượng trung bình của cá sử dụng thức ăn đối chứng là 1.23g, khối lượng trung bình của cá sử dụng thức ăn chứa 10% đậu tương 1.38g, còn cá sử dụng thức ăn chứa 4% đậu tương có khối lượng trung bình 1.36g. Ở thức ăn đối chứng có sự chênh lệch khối lượng giữa các cá thể (0.59g) lớn hơn so với 2 loại thức ăn còn lại (0.39g và 0.34g). Sử dụng bảng tính Excel ta tính được tốc độ tăng trưởng của các nhóm cá sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau khi kết thúc thí nghiệm như sau: Cá sử dụng thức ăn đối chứng có tốc độ tăng trưởng khối lượng 69.10%. Cá sử dụng thức ăn chứa 4% đậu tương tăng trưởng 71.32%. Cá sử dụng thức ăn chứa 10% đậu tương tốc độ tăng trưởng 72.46%.
Qua phân tích ANOVA một yếu tố với mức độ tin cậy 95% có sự ssai khác về trọng lượng khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Cá sử dụng thức ăn chứa 4% và 10% đậu tương có trọng lượng lớn hơn cá sử dụng thức ăn
Bảng 5: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của 3 công thức TĂ
Công thức TĂ FCR
Thức ăn chứa 0% đậu tương 1.17
Thức ăn chứa 4% đậu tương 1.19
Thức ăn chứa 10% đậu tương 1.22
Ta thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của cám chứa 10% đậu tương là thấp nhất, cám chứa 4% đậu tương cao hơn không đáng kể, thức ăn đối chứng có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn 2 thức ăn còn lại. Ba loại thức ăn có hệ số chuyển hóa thức ăn sai khác không đáng kể.
* Tỉ lệ sống
Bảng 6: Tỉ lệ sống trung bình của cá sau 2 lần kiểm tra Thức ăn Sau 15 ngày nuôi
(%)
Sau 30 ngày nuôi (%)
Cám chứa 0% đậu tương 98.33 68.00
Cám chứa 10% đậu tương 99.00 67.00
Cám chứa 4% đậu tương 99.00 83.00
Tỉ lệ sống của cá giai đoạn này khá cao, ở lần kiểm tra thứ nhất tỉ lệ sống đạt từ 98.33%-99.00%. Đến lần kiểm tra thứ 2 đã có sự khác nhau giữa các bể sử dụng thức ăn khác nhau: Cám có thành phần đậu tương chiếm 4% có tỉ lệ sống 83% là cao nhất. Cám có thành phần đậu tương 10% và không chứa đậu tương có tỉ lệ sống thấp hơn 67% và 68%.