Sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 2 - Lê Đình Huy (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 6: BẠC MÀU ĐẤT SINH HỌC

6.4. Sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng

Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Tansley, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật – trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người.

Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng.. Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:

Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới.

Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia.

Rừng mưa nhiệt đới có độ Đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), sông Congo (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dãi rừng Ấn Độ - Malaysia có sự đa dạng sinh học

trên một đơn vị diện tích là cao nhất, có tới 2.500 – 10.000 loài thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim (Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt độ, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng.

Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại chính như sau:

+ Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.

+ Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa - lịch sử và môi trường.

+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường.

Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:

- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.

- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.

- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ.

Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.

- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.

- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.

- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giớI và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.

- Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.

CHƯƠNG 7

VẤN ĐỀ BẠC MÀU TRÊN TRÁI ĐẤT

7.1. Bạc màu đất trên thế giới:

Cho đến nay chưa thể tìm được thông tin về ảnh hưởng kinh tế của thoái hoá đất đai do các quá trình khác nhau trên phạm vi toàn cầu, nhưng có thể tìm đuợc thông tin của một vùng hoặc quốc gia nhất định. Ví dụ ở Canada, trong năm 1984 ảnh hưởng của thoái hoá đất đai ở quy mô trang trại dao động từ 700 triệu đến 915 triệu USD năm (Girt, 1986). Ảnh hưởng về mặt kinh tế của thoái hoá đất đai cực kỳ khốc liệt ở vùng Nam Á mật độ dân số cao và tiểu Sahara, châu Phi.

Trên phạm vi ô thửa hoặc cánh đồng, xói mòn đất có thể làm giảm năng suất từ 30 đến 90% ở các đất có tầng đất mỏng của Tây Phi (Mbagwu và cộng sự, 1984; Lal, 1987).

Sự giảm năng suất từ 20 đến 40% đối với các cây trồng theo hàng ở Ohio (Fahnestock và cộng sự, 1995) và nơi khác ở Midwest, Mỹ (Schumacher và cộng sự, 1994). Ở vùng Andean của Colombia, các nhà khoa học của đại học Hohenheim, Đức (Ruppenthal, 1995) đã quan sát thấy sự tổn thất nghiêm trọng do xói mòn tăng nhanh trên một số đất.

Khả năng sản xuất của một số đất đai ở châu Phi (Dregne, 1990) đã bị giảm xuống khoảng 50% do xói mòn đất và sa mạc hoá. Sự giảm sản lượng ở châu Phi (Lal, 1995) do xói mòn đất trước đây có thể dao động từ 2 đến 40%, với tổn thất trung bình của lục địa này khoảng 8,2%. Nếu xói mòn tiếp tục không bị yếu đi thì sự giảm sản lượng vào khoảng năm 2020 có thể là 16,5%. Sự giảm tổng sản lượng năm 1989 do xói mòn tăng nhanh là 8,2 triệu tấn đối với ngũ cốc; 9,2 triệu tấn củ và 0,6 triệu tấn hạt đậu. Sự giảm năng suất nghiêm trọng (20%) do xói mòn cũng xảy ra ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Israel, Jordan, Lebanon, Nepal và Pakistan (Dregne, 1992). Ở Nam Á, sự thiệt hại hàng năm về sản lượng ước tính khoảng 36 triệu tấn ngũ cốc, tương đương với 5.400 triệu USD do xói mòn do nước và 1.800 triệu USD do xói mòn do gió (UNEP, 1994). Người ta cũng ước tính rằng tổng thiệt hại hàng năm của xói mòn trong nông nghiệp ở Mỹ khoảng 44 tỷ USD/năm, có nghĩa là khoảng 247 USD/ha đất trồng trọt hoặc đồng cỏ. Trên phạm vi toàn cầu hàng năm lượng đất mất khoảng 75 tỷ tấn (theo giá 3 USD/1 tấn đất đối với chất dinh dưỡng và 2 USD/1 tấn đất đối với nước) tương đương với khoảng 400 tỷ USD/năm hoặc khoảng 70 USD/người/năm (Lal, 1989). Mỗi năm bình quân trên thế giới có 7,5 tỷ tấn đất mất đi do xói mòn. Ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh lượng đất xói mòn trung bình lên tới 30-40tấn/ha.

Sự chặt hoá đất cũng là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt ở những nơi nông nghiệp được cơ giới hoá. Nó đã làm giảm năng suất cây trồng từ 25 đến 50% ở một số vùng của châu Âu (Ericksson và công sự, 1974) và ở Bắc Mỹ; từ 40 đến 90% ở các nước Tây Phi (Charreau, 1972; Kayombo và Lal, 1994). Ở Ohio, sự giảm năng suất cây trồng khoảng 25% đối với ngô, 20% đối với đậu tương và 30% đối với yến mạch trong một chu kỳ 7 năm (Lal, 1996). Các tổn thất do chặt hoá đất ở Mỹ ước tính khoảng 1,2 tỷ USD/năm (Gill, 1971).

Sự suy giảm dinh dưỡng cũng là một dạng thoái hoá đất đai có ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở vùng tiểu Sahara, châu Phi. Stoorvogel và cộng sự (1993) đã ước tính cân bằng dinh dưỡng cho 38 quốc gia ở vùng tiểu Sahara, châu Phi. Tỷ lệ suy giảm độ phì đất hàng năm ước tính khoảng 22 kg N, 3 kg P và 15 kg K trên một ha. Ở Zimbabwe, xói mòn đất đã gây ra tổn thất hàng năm chỉ tính riêng đối với N và P lên tới 1,5 tỷ USD. Ở Nam Á, thiệt hại kinh tế hàng năm ước tính khoảng 600 triệu USD vì tổn thất dinh dưỡng do xói mòn và 1.200 triệu USD do suy giảm độ phì nhiêu đất (Stocking, 1986; UNEP, 1994).

Khoảng 950 triệu ha đất bị nhiễm muối xuất hiện ở các vùng khô và bán khô hạn, chiếm khoảng 33% diện tích đất đai của các nước Arập. Khả năng sản xuất của các đất có tưới bị đe doạ nghiêm trọng do sự tích luỹ muối ở vùng rễ. Ở Nam Á, sự thiệt hại về kinh tế hàng năm ước tính khoảng 500 triệu USD do úng nước và khoảng 1.500 triệu USD do mặn hoá (UNEP, 1994). Hiện nay vẫn chưa biết rõ ảnh hưởng tiềm tàng và ảnh hưởng thực tế về mặt kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Vẫn chưa rõ, hoặc do sự chua hoá đất hoặc do tác dụng độc tổng hợp của nồng độ cao của Al và Mn ở vùng rễ, một vấn đề nghiêm trọng ở các vùng ẩm ướt hoặc bán ẩm ướt (Eswaran và cộng sự, 1997).

7.2. Bạc màu đất ở Việt Nam:

Hiện trạng đất dốc sử dụng trong nông lâm nghiệp phân bố trên các độ dốc khác nhau, trong đó đất bị thoái hóa nghiêm trọng chiếm 5,5 triệu ha, đất thoái hóa trung bình 4,6 triệu ha và đất thoái hóa nhẹ chiếm 4,6 triệu ha.

TS Trần Đức Toàn, Viện thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho biết, trong số diện tích đất cao đó chỉ có 4,5 triệu ha là có thể sản xuất nông nghiệp do có độ dốc dưới 15 độ; 3 triệu ha có thể kết hợp sản xuất nông- lâm nghiệp do có độ dốc từ 15-25 độ và có tới 13,5 triệu ha đất dễ biến động khi có sự thay đổi về điều kiện sinh thái không thể sản xuất, có độ dốc trên 25 độ.

Ở những địa hình đất cao, dốc, tình trạng xói mòn đất diễn ra phổ biến và trầm trọng.

Theo tính toán, lượng đất xói mòn ở nước ta dao động từ 1- 9 tấn/ha kéo theo sự suy giảm

lượng dinh dưỡng trong đất mất theo như lượng OM là 138kg/ha; N là 8kg/ha; P2O5 là 6kg/ha và K2O là 8kg/ha.Điều này cũng có nghĩa là làm giảm đáng kể năng suất cây trồng.

Việt Nam là một trong những nước có thoái hóa học do con người gây ra là đáng kể, theo các tác giả Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1999), diện tích đất bị suy thoái hóa học gây nên bởi con người ở Việt Nam chiếm hơn 10% trổng diện tích đất của cả nước. Các hoạt động của con người như sản xuất nông-lâm-thủy sản đã gây nên các hiện tượng chủ yếu như mặn hóa, phèn hóa, chua hóa… từ đó làm suy giảm nghiêm trọng độ phì nhiêu của đất đai.

Ở Việt Nam, có trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất.

Đất chua có pH < 4,5 ở tầng B chiếm khoảng 23 triệu ha hay 70% tổng diện tích toàn quốc. Trong đất hiện đang sản xuất nông nghiệp có 6 triệu ha đất chua chiếm 84% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tỷ lệ đất chua so với tổng diện tích đất của các vùng kinh tế- sinh thái như sau:

- Vùng núi và trung du Bắc Bộ: 84%

- Duyên hải Trung Bộ: 78%

- Tây nguyên: 100%

- Đông Nam Bộ: 88%

Các số liệu thu thập được ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy mặn hóa và phèn hóa là vấn nạn nan giải của vùng này.

* Quá trình Mặn hóa, xâm nhập mặn:

Diện tích đất mặn ở ĐBSCL hiện nay là 0.75 triệu ha. Diện tích đất bị nhiễm mặn đang biến đổi rất lớn do phát triển thủy lợi và chuyển đổi hệ thống canh tác. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL những năm gần đây trở nên gay gắt hơn và ngày càng ảnh hưởng đến quá trình kinh tế-xã hội ĐBSCL nói chung, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Đường ranh giới xâm nhập mặn ngày càng lùi sâu vào trong đất liền:

• Ở tỉnh Bến Tre, trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Cửa Đại, ranh mặn 4‰ vào sâu trong đất liền 30 - 40km.

• Tại Kiên Giang, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông từ 10 – 40km với độ mặn đo được là: 0,9‰ trên sông Cái Lớn (huyện Gò Quao), 13,5‰ tại Rạch Giá, 4,7‰ tại Tắc Cậu (huyện Châu Thành)…

• Sông Tiền và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Trà Vinh), nước mặn xâm

nhập vào đất liền hơn 30 - 40km. Ranh mặn 3 - 4‰ đến cống Cần Chông (huyệnTiểu Cần) và cống Láng Thé (huyện Càng Long), tại TX Trà Vinh là 4,9‰, xã Định An (huyện Trà Cú) là 13,4‰…

* Quá trình chua hóa, phèn hóa:

Diện tích đất phèn ở ĐBSCL lên tới 1,6 triệu hecta ( chiếm 41% tổng diện tích vùng). Phần lớn diện tích đất phèn tập trung ở ĐTM, TGLX, Bắc bán đảo Cà Mau và một số điểm nằm rải rác khắp các tỉnh. Có hai nhóm đất phèn chính: Đất phèn tiềm tàng là loại đất có chứa pyrite ở dạng khử và đất phèn hoạt động là loại đất có tầng pyrite đã bị oxy hóa tạo tầng jarosite có khả năng gây axit hóa.

Do độ axit không quá thấp (pH 5 - 6), trên đất phèn tiềm tàng còn có khả năng phát triển cây trồng, nguồn nước trong vùng chưa bị axit hóa, thủy sinh còn có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, đất phèn hoạt động có độ axit cao (pH thấp hơn 5) không phù hợp cho cây trồng, đồng thời còn gây axit hóa nước sông rạch do mưa chảy tràn dẫn tới tác động tiêu cực đến cấp nước, cây trồng và cây thủy sinh.

Quá trình phèn hóa môi trường đất diễn ra trong mùa khô do xảy ra hiện tượng phèn hóa tầng phèn tiềm tàng (pyrite) thành phèn hoạt động (Jarosite) làm xuất hiện nhiều Al3+, Fe2+, S042- và pH thấp. Nhiễm phèn do nước phèn từ các vùng khác đưa đến và do đắp bờ, làm vuông tôm tạo nên quá trình ôxy hóa phèn từ bờ bao ra kinh rạch đầm ruộng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 2 - Lê Đình Huy (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)