III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY
2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy giấy ở Việt Nam 57 1. Quy trình 1
a) Quy trình
b) Thuyết minh quy trình 1:
Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua song chắn rác thô. Các song chắn rác làm bằng kim loại đặt ở cửa vào của kênh dẫn để tách các chất thải có kích thước lớn như: bao, bì trong quá trình làm vứt ra; giấy vụn có kích thước lớn, các rác thải này được đem đi chôn lấp. Sau khi tách được rác thô nước thải tiếp tục đi qua song chắn rác tinh, song chắn rác này sẽ giữ lại rác có kích thước khoảng 4mm, rác đó là bột giấy, ta đem thu hồi bột giấy và đi tái chế lại.
Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng sơ cấp; bể lắng sơ cấp được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép tùy thuộc vào kích thước yêu cầu của quá trình lắng, điều kiện kinh tế, có nhiệm vụ tách các chất rắn lơ lửng trong nước và một phần còn lại có khả
SV: PHẠM THỊ KIM ANH_20112768_KTHH1_ĐHBK Hà Nội Trang 58 năng lắng được để đảm bảo điều kiện cho quá trình lắng tiếp theo. Bể lắng ngang dòng nước thải chia làm 4 vùng:
- Vùng nước thải (vị trí trên cùng): có nhiệm vụ phân phối dòng nước thải từ quá trình chắn rác bể lắng.
- Vùng lắng: chiếm hầu hết thể tích lắng.
- Vùng xả nước: tháo nước ra một cách ổn định để tiếp tục quá trình xử lý.
- Vùng bùn cặn: vùng chứa bùn sau quá trình lắng.
Dòng chảy nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cho qua bể điều hòa để ổn định dòng nước thải. Rồi tiếp tục cho qua bể tuyển nổi.
Ở bể tuyển nổi, nước thải được khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Bể tuyển nổi có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi trên bề mặt có thể thu gom bằng bộ phận với bột. Ta có thể thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi tổng hợp của các bóng khí và hạt đủ lớn để kéo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các bột chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu. Sau đó cho qua bể Aerotank.
Tại bể Aerotank, nước được phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí thành các dạng khí sinh học và các sản phẩm hữu cơ khác.
Cuối cùng cho qua bể lọc sinh học. Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc.
Nước thải được tưới từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc bằng đá hoặc các vật liệu khác nhau. Cuối cùng nước đảm bảo tiêu chuẩn được thải ra môi trường.
SV: PHẠM THỊ KIM ANH_20112768_KTHH1_ĐHBK Hà Nội Trang 59 2.2. Quy trình 2
a) Quy trình
b) Thuyết minh quy trình 2
Nước thải công đoạn xeo giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh PH thích hợp. Sau đó nước thải từ hố thu và từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua song chán rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các quá trình xử lý sâu, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi để làm ráo nước và đem đi chon lấp hoặc trải đường.
Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, được bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng
SV: PHẠM THỊ KIM ANH_20112768_KTHH1_ĐHBK Hà Nội Trang 60 đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở đáy bể sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động cửa lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp qua bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ làm giảm một lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy qua bể lắng 1j.
Tại bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bôt còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục đưa sang bể Aerotank , bể này có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra các quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi tạo điều kiện cho sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp tục tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể ở dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở 2500-4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước lọc sau khi qua bể lọc áp lưc sẽ đi qua bể nano dạng khô để loai bỏ lượng lưu huỳnh còn sót trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu nước thải loại B xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
SV: PHẠM THỊ KIM ANH_20112768_KTHH1_ĐHBK Hà Nội Trang 61 2.3 Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải
Ưu điểm
- Đây là công nghệ xử lý mới và hiện đại thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam về xử lý nước thải.
- Công nghệ phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
- Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
- Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
- Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
Nhược điểm
- Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
- Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;
- Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.