Khái niệm về các phương pháp sửa chữa

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 36 - 40)

BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ CÔNG NGHỆ

2. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ PHỤC HỒI CHI TIẾT BỊ MÀI MÒN

2.1. Khái niệm về các phương pháp sửa chữa

2.1.1. Phương pháp gia công theo kích thước sửa chữa.

a. Khái niệm:

Là dùng các dụng cụ cắt gọt loại bỏ lớp kim loại trên bề mặt chi tiết để đưa chi tiết về hình dạng và độ bóng bề mặt ban đầu. Còn kích thước là kích thước sửa chữa (kích thước nguyên thủy) chi tiết còn lại của cặp lắp ghép được thay bằng chi tiết mới (hoặc

39 sửa chữa kích thước theo) có kích thước phù hợp.

b. Yêu cầu gia công theo kích thước sửa chữa:

- Kích thước của trục nhỏ hơn kích thước nguyên thủy.

- Kích thước của lỗ lớn hơn kích thước nguyên thủy.

c. Lưu ý:

- Khi sửa chữa phải chọn cụm một trong hai chi tiết của cặp lắp ghép để sửa chữa - Tạo kích thước sửa chữa phải dựa trên cơ sở điều kiện bền của chi tiết.

- Số lần sửa chữa phụ thuộc lớp chiều dày kim loại hóa tốt bề mặt, vật liệu chế tạo, điều kiện làm việc.

Để thuận tiện khi sửa chữa ở các nhà máy chế tạo đã sản xuất sẵn một số chi tiết theo kích thước tiêu chuẩn như vòng găng, bạc lót, pít tông …

2.1.2. Phương pháp sửa chữa tăng thêm chi tiết.

a. Khái niệm:

Sửa chữa tăng thêm chi tiết là gia công riêng một chi tiết sau đó lắp vào một hay một phần bề mặt bị mài mòn của chi tiết trong cặp lắp ghép cần sửa chữa nhằm khôi phục lại kích thước ban đầu, tính chất bề mặt và hình dáng hình học cho chi tiết. Chi tiết thêm được sản xuất dưới dạng những ống lót, sơ mi, ống nối có ren, vành răng, thanh răng…

b. Yêu cầu với chi tiết thêm:

- Vật liệu chi tiết thêm yêu cầu phải cùng hoặc tương đương hoặc thay khác nếu cho phép với vật liệu chi tiết cần sửa chữa.

- Chiều dầy chi tiết thêm phụ thuộc vào tính chất của vật liệu.

- Độ bóng bề mặt phải đạt 8 - 10 - Chi tiết cần chống xoay phải định vị

c. Quy trình sửa chữa thêm chi tiết:

- Gia công chi tiết cơ sở để khôi phục lại hình dáng hình học, chuẩn bị bề mặt lắp ghép với chi tiết thêm.

- Gia công chi tiết thêm chú ý Φ ngoài và Φ trong đảm bảo cho mối ghép chặt và yêu cầu sửa chữa khi lắp.

Ví dụ: Giả thiết khi xilanh bị mòn lớn hơn kích thước cho phép sử dụng lần cuối, ta có thể dùng phương pháp sửa chữa thêm chi tiết để khôi phục lại kích thước ban đầu trình tự tiến hành theo các bước.

- Bước 1: Gia công xy lanh đưa về tâm cũ.

- Bước 2: Chế tạo một ống xilanh có vật liệu như xilanh cũ để có độ lắp căng thì phải có Φ ngoài > Φ lỗ 0,02 - 0,05 mm đường kính xilanh mới phù hợp.

- Bước 3: Đưa xilanh lên máy ép thuỷ lực để ép vào thân máy.

2.1.3. Phương pháp sửa chữa thay đổi một phần chi tiết.

40 a. Khái niệm:

Cắt bỏ phần chi tiết đã hư hỏng và thay vào đó phần chi tiết mới có hình dáng hình học, kích thước và chất lượng tương tự như chi tiết cơ sở rồi cố định bằng phương pháp hàn, chốt lắp găng.

b. Yêu cầu đối với phần chi tiết thay thế:

- Cùng vật liệu.

- Có kích thước tiêu chuẩn.

c. Ví dụ:

- Ví dụ 1: Sửa chữa bán trục xe ôtô khi bị hỏng then hoa ở đầu trục.

Bước 1: Cắt bỏ phần then hoa bị hỏng

Bước 2: Chuẩn bị một đầu trục thay thế theo yêu cầu trên Bước 3: Hàn vào bán trục: Hàn đối xứng trùng tâm

Bước 4: Tinh chế lại và phay rãnh then hoa theo tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu của chi tiết cũ.

Hình 3.1: Thể hiện sửa chữa bán trục bằng phương pháp thay thế một phần chi tiết (tôi trong dầu ở nhiệt độ 830 - 8700C sau đó ram ở nhiệt độ 250 - 3000C)

Hình 5.1: Phương pháp sửa chữa thay đổi một phần chi tiết.

- Ví dụ 2: Sửa chữa khối bánh răng hình tháp.

Giả sử khối bánh răng hình chóp có một vành răng bị hỏng các vành răng khác còn tốt, muốn tận dụng các bánh răng còn tốt ta có thể dùng phương pháp thay thế một phần chi tiết để sửa chữa.

Hình 3.2: Thể hiển sửa chữa khối bánh răng hình tháp bằng phương pháp thay thế một phần chi tiết.

1- Khối bánh răng hình tháp

2- Khối bánh răng hình tháp sau khi cắt bỏ 3- Vành răng mới chế tạo

4- Khối bánh răng sau khi đã sửa chữa xong.

41 Các bước tiến hành:

Bước 1: Dùng dòng điện cao tần nung ủ bánh răng cần sửa chữa Bước 2: Cắt bỏ răng hỏng

Bước 3: Gia công vành răng mới đúng tiêu chuẩn Bước 4: ép vào khối bánh răng

Bước 5: Định vị

Ưu, nhược điểm của phương pháp này:

+ Ưu điểm:

Tận dụng được phần chi tiết còn tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, đơn giản.

+ Nhược điểm:

Điều kiện sửa chữa phức tạp, khó đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi thợ bậc cao.

Hình 5.2: Phương pháp sửa chữa khối bánh răng hình tháp bằng phương pháp thay thế một phần chi tiết.

2.1.4. Phương pháp sửa chữa xoay hoặc lật:

Khi không sửa chữa được những hư hỏng của chi tiết.

a. Phương pháp xoay:

Thực chất là xoay tương đối vị trí hư hỏng của chi tiết đi một góc nào đó, lợi dụng

1 2

3 4

42 vị trí chưa hỏng thay thế vị trí đã hỏng.

b. Phương pháp lật:

Thực chất là lật chi tiết đi 1800 lợi dụng những phần (mặt) của chi tiết đã bị hỏng thay cho phần (mặt) chưa hỏng.

c. Phạm vi ứng dụng:

- Sửa chữa rãnh then trên trục khi bị mòn (trục máy phát, đầu trục khuỷu ta phay rãnh mới lệch đi một góc 900 so với rãnh cũ.

- Lỗ mặt bích đuôi trục khuỷu lắp với bánh đà bị mòn rộng, méo, có thể sửa chữa bằng cách khoan các lỗ mới cách đều đối xứng xen kẽ các lỗ cũ sau đó hàn đắp các lỗ cũ lại (chú ý lấy dấu ĐCT)

- Lật vành răng trên bánh đà: Các răng bị sứt mẻ về phía ăn khớp với bánh răng khởi động, ta có thể ép vành răng ra và sửa chữa bằng cách lật vành răng 1800 sau đó ép lại lên bánh đà (Vành răng mặt trụ thì lật được còn côn thì không lật được).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)