BÀI 6: LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT
2. Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết
2.1. Mục đích.
Kiểm tra chi tiết là để xác định tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết làm cơ sở cho việc phân loại để lập biện pháp sửa chữa.
2.2. Phân loại.
- Các chi tiết dùng lại được không phải sửa chữa: Đây là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc làm giảm các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép sử dụng.
- Các chi tiết cần phải phục hồi, sửa chữa: Đây là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc làm giảm các yêu cầu kỹ thuật quá giới hạn cho phép nhưng vẫn còn đủ điều kiện để sửa chữa khôi phục lại khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (Trục khủy bị
mòn côn, mòn méo, khe hở với bạc lót vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ta mài trục đến kích thước theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo sau đó thay bạc lót mới theo cốt).
- Các chi tiết hỏng cần phải loại bỏ: Là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc giảm các yêu cầu kỹ thuật quá giới hạn cho phép không còn đủ điều kiện để sửa chữa phục hồi lại khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.3. Các bước kiểm tra trong sửa chữa
2.3.1. Kiểm tra trước khi sửa chữa: Nhằm mục đích phân loại các chi tiết để lập
52 phương án sửa chữa.
2.3.2. Kiểm tra trong quá trình sửa chữa
- Kiểm tra trước khi lắp: Nhằm mục đích sắp xếp và xem xét toàn bộ các chi tiết còn dùng lại được, chi tiết đã sửa chữa xong và các chi tiết thay thế mới về số lượng, chất lượng.
- Kiểm tra sau khi lắp: Để xác định chất lượng lắp ghép và phát hiện những sai sót ttrong quá trình lắp ghép để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra sau khi sửa chữa: Nhằm mục đích đánh giá một cách tổng hợp chất lượng sửa chữa các chi tiết, các cụm chi tiết và toàn bộ xe máy.
2.4. Các phương pháp kiểm tra.
2.4.1. Kiểm tra bằng trực giác.
Kiểm tra phát hiện vết nứt, khuyết tật bên trong chi tiết.
- Dùng mắt thường kiểm tra vết nứt.
- Dựa vào kinh nghiệm của người thợ. Dùng búa gõ nhẹ vào chi tiết kết hợp với tai nghe tiếng kêu để kiểm tra.
2.4.2. Kiểm tra bằng phương pháp đo.
Ta sử dụng các dụng cụ đo để kiểm tra như: Thước cặp, panme, thước thẳng, căn lá, bàn máp, đồng hồ so, dưỡng mẫu.
a. Kiểm tra độ cong vênh, độ không phẳng của bề mặt chi tiết.
Dùng bàn phẳng, thước thẳng, căn lá để kiểm tra. Độ vênh không phẳng của bề mặt chi tiết được xác định bằng khe hở giữa chi tiết với dụng cụ đo.
b. Kiểm tra độ ô van (độ mòn méo).
Dùng thước cặp, panme kiểm tra. Kết quả được xác định bằng hiệu số giữa hai đường kính vuông góc trên cùng một tiết diện.
Hình 6.1: Kiểm tra độ ô van của chi tiết trục c. Kiểm tra độ côn.
Dùng thước cặp, panme kiểm tra. Kết quả được xác định bằng hiệu số giữa hai đường kính trên cùng một đường sinh tại hai tiết diện ở hai đầu chi tiết cần kiểm tra.
53 Hình 6.2: Kiểm tra độ côn của chi tiết trục.
d. Kiểm tra diện tích tiếp xúc mặt phẳng.
Dùng bàn phẳng chuẩn, bột màu để kiểm tra. Bôi bột màu lên bàn phẳng chuẩn, di mặt phẳng cần kiểm tra lên mặt phẳng, bột màu dính lên mặt phẳng cần kiểm tra chính là diện tích tiếp xúc.
2.4.3. Kiểm tra bằng phương pháp vật lý.
a. Phương pháp kiểm tra bằng thủy lực, áp lực khí:
Được áp dụng kiểm tra các chi tiết mỏng, rộng… dạng thùng nhiên liệu, két làm mát nước, dầu; thân máy và đường ống dẫn, có thể dùng chất lỏng hoặc khí có áp lực lớn tùy theo yêu cầu để kiểm tra .
b. Phương pháp kiểm tra bằng từ trường:
Đầu tiên nhiễm từ cho chi tiết, khi đường sức từ trường đi qua vết nứt thì đường sức từ trường biến dạng thay đổi hướng và cường độ tại nơi có vết nứt sẽ xuất hiện một từ cực, nếu dùng mạt sắt Fe2O3 trộn với dầu hỏa theo tỷ lệ 1/30 rắc lên chi tiết. Do tác dụng của từ cực các mạt sắt sẽ sắp xếp xung quanh vết nứt ta sẽ xác định đựơc vết nứt.
c. Phương pháp kiểm tra bằng quang tuyến (huỳnh quang):
Lợi dụng tính chất phát sáng của một số chất khi chiếu tia tử ngoại vào để kiểm tra như sau:
Những bề mặt chi tiết đã được rửa sạch vào dung dịch phản quang gồm chất phát sáng vàng xanh Psơluaxenxin 5% và ngâm từ 5- 10 phút sau đó rửa bằng nước có áp suất P = 3 kG/cm2, thổi sạch bằng khí nén, dùng bột hút ẩm hút khô bề mặt chi tiết, đặt chi tiết vào máy kiểm tra, chi tiết được chiếu một chùm tia tử ngoại và dung dịch phát quang còn lại trong vết nứt sẽ phát sáng căn cứ vào đó ta xác định được vết nứt.
Hình 6.3: Kiểm tra độ cong trục khuỷu động cơ
54 d. Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:
Lợi dụng tính chất của sóng siêu âm tần số khoảng 20.000 Hz khi đi qua bề mặt tiếp giáp vết nứt của chi tiết sẽ bị phản hồi phản xạ báo lại lên đồng hồ nhờ đó ta xác định được vết nứt.
e. Phương pháp kiểm tra bằng xung:
Là sóng siêu âm dạng ngắn 0,5- 10 mecrô giây khoảng cách giữa các xung khoảng 1- 5 mecrô giây, khi sóng gặp vật cản phản hồi vào bộ phận nhận xung đưa vào bộ khuyếch đại và sang bộ phận chỉ thị và kiểm tra được vết nứt trong lòng chi tiết.
2.4.4. Kiểm tra bằng phương pháp hoá học.
a. Dùng dầu hỏa, bột màu
Làm ướt bề mặt chi tiết kiểm tra bằng dầu hỏa để từ 1- 2 phút rồi lau khô, phủ bột màu lên, dầu hỏa sót lại trong vết nứt sẽ thấm ra làm ướt bột màu sẽ xác định được giới hạn vết nứt.
b. Phương pháp dùng sơn:
Dựa vào khả năng khuyếch tán màu sắc của sơn để kiểm tra, dùng sơn đỏ quét lên chi tiết cần kiểm tra để từ 5 - 10 phút sau đó lau sạch rồi quét lên chi tiết một lớp sơn trắng, sơn đỏ còn lại trong vết nứt sẽ khuếch tán ra sơn trắng do vậy mà xác định được vết nứt.
2.4.5. Kiểm tra bằng các phương pháp khác.
- Dùng dòng điện xoáy xác định vết nứt, dựa trên đặc tính của dòng điện khi đi qua vết nứt sẽ nhỏ đi tại đó dòng điện trở lớn dùng dòng điện xoáy cao tần, nhờ bộ chuyển đổi gắn trên mặt chi tiết cần kiểm tra, khi có dòng đi qua cuộn dây bộ chuyển đổi nó cảm ứng sang chi tiết một dòng điện cao tần, dựa vào sự chênh lệch tổn thất qua các vị trí ta sẽ kiểm tra được vết nứt.
- Dùng các tia Rơn ghen, tia anfa, tia gramma để kiểm tra vết nứt của các chi tiết.