- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp;
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp;
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.
2. Nội dung.
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp 1.1. Nhiệm vụ
Máy kéo và xe chuyên dụng là các các phương tiện tựhành, chúng làmviệc chủ yếu trên đường giao thông hoặc tham gia giao thông, vì vậy tất cả đều được trang bị hệ thống phanh. Phanh dùng đểgiảm tốc độchuyển động, dừng xe khẩn cấp, thực hiện quay vòng gấp và giữ cho xe đứng yên trên dốc. Hệ thống phanh có tình trạng kỹ thuật tốt sẽ giúp cho xe máy làm việc an toàn, tăng vận tốc chuyển động trung bình, nâng cao năng suất và các chỉ tiêu sử dụng khác.
1.2. Yêu cầu
- Có thể phanh riêng rẽ từng bánh hoặc tất cả các bánh xe và giữ các bánh ở trạng thái hãm;
- Tác động nhanh chóng từ cơ cấu điều khiển đến cơ cấu phanh;
- Lực phanh được phân bốphù hợp đối với các bánh xe được phanh;
- Bảo đảm lực đạp lên bàn đạp phanh hợp lý song lực tác động vào cơcấu phanh lớn;
- Phanh làm việc êm dịu, ôtô máy kéo chuyển động ổn định;
- Chăm sóc điều chỉnh cho hệthống phải thuận tiện, dẫn nhiệt và truyền nhiệt tốt 2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp
2.1. Cấu tạo.
80
Sơ đồcấu tạo phanh đĩa: a) Phanh đĩa ép bằng đĩa ép; b) Phanh đĩa ép bằng pit tông nhờ áp lực thủy lực;
1- Đĩa ép; 2-Đĩa ma sát; 3-Bi hình cầu; 4-Thanh kéo; 5- Chốt xoay đĩa; 6-Thân; 7- Thân xylanh cố định; 8-Pittông; 9-Đĩa tăng ma sát; 10-Đĩa phanh; 11-Ống dẫn dầu;
a. Phanh đĩa có cơ cấu ép không đối xứng
Lọai này có hai miếng đế ép, dùng để ép chặt vào đĩa phanh tạo ra mô men phanh. Bề mặt của các đế ép 2 có lớp vật liệu ma sát. Đĩa phanh được gia công cẩn thận đạt độ bóng và phẳng cần thiết và được lắp then hay then hoa với trục bánh xe
* Nguyên lý
Ở Trạng thái bình thường, lò xo 5 phân khai các đĩa ép trái và phải, chúng không tỳ vào mặt đĩa phanh, đĩa quay tựdo cùng trục bánh xe.
Khi phanh, lực đạp trên bàn đạp phanh truyền qua thanh kéo đến đặt vào đầu trên của tay đòn 3, liên hệvới tay đòn 4 kéo hai đếép vào gần nhau và ép chặt vào bềmặt của đĩa phanh, lực phanh với bán kính R tạo ra mômen phanh làmdừng xe lại.
b. Phanh đĩa ép bằng thủy lực với bơm dầu từhệthống thủy lực chung
81
Hình . Sơ đồ phanh đĩa có hệthống ép bằng thủy lực bằng bơm dầu:
1- Bàn đạp phanh; 2-Van chính; 3- thùng dầu; 4-Van phanh; 5-Van một chiều; 6- đường dầu từbơm dầu đến; 7-Van dầu; 8-Pittông ép; 9-Đĩa ma sát; 10- Pittông.
2.3. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống cung cấp dầu với áp suất cao được lấy từbơm dầu trong hệ thống điều khiển của xe hoặc có một bơm dầu riêng cho hệthống phanh. Khi phanh dầu có áp suất cao đi theoống dẫn 6 đến van dầu 7 và đi vào khoang của xylanh phanh. Hoạt động của phanh có thể thực hiện bằng hai cách: Nhờdầu có áp suất caotừbơm dầu của hệthống điều khiển chung hoặc nhờpittông trong xylanh phanh chính lấy dầu từ thùng dầu 3.
Khi động cơ làm việc, bơm dầu hệthống điều khiển trung tâmhoạt động, nếu muốn phanh xe lại, người lái tác động vào bàn đạp phanh, đầu dưới pittông đi xuống, nó tác động vào van phanh 2 làm mở van này, khi van 2 mởra dầu có áp suất lớn từ hệ thống thủy lực trung tâm theo ống 6 mởvan 7 vào trong thân van 2, qua van 2 đang được mở dầu đi ra khoang ngoài của thân van 2 và mở van 4 đi đến xylanh phanh bánh, thực hiện việc phanh xe lại.
Khi động cơchính không làmviệc, bơm dầu trong hệthống điều khiển thủy lực không hoạt động, người ta thiết kế sao cho trong mạch dầu nối đến ống 6 có một acquy thủy lực (bình tích áp, không thểhiện trên hình vẽ),bình tích ápnày có thể bảo đảm giữcho áp suất của hệthống để người lái phanh xe được từ 4÷6 lần. Sau đó nếu cần phanh xe tiếp hệ thống tự động chuyển sang chế độphanh với hệ thống phanh dầu bình thường.
Khi động cơchính không làm việc, người lái cóthểphanh xe với hệthống phanh này giống nhưhệthống phanh đĩa ép bằng thủy lực thông thường.
82