Phần 2. Tổng quan tàı lıệu
2.5. Quá trình phát trıển và ứng dụng của hệ thống thông tın địa lý (GIS)
2.5.3. Một số phần mềm GIS được ứng dụng ở Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm GIS được sử dụng ở Việt Nam, dưới đây là một số phần mềm đã và đang được ứng dụng ở các trung tâm, viện nghiên cứu và các cơ quan như: ArcGIS, MapInfo, MapWindow, SuperGIS…
Mapinfo: Mapinfo là phần mềm biên tập bản đồ với nhiều tính năng, tuy nhiên, điểm vượt trội của mapinfo so với các phần mềm khác là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất tốt. Mapinfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ. Vì vậy ta thấy khả năng số hóa và thành lập bản đồ gốc không được hỗ trợ nhiều. Mapinfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng.
ArcGIS (ESRI Inc.): là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS
Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương thích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.
ArcGIS Desktop bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet;
- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau;
- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;
- Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các loại đất nông nghiệp (trừ đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) và đất chưa sử dụng có diện tích 24.974,24 ha.
- Các loại sử dụng đất huyện Hạ Hòa.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2017.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa
- Điều kiện tự nhiên
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
- Tình hình quản lý đất đai huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.
- Hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ.
3.3.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hạ Hòa
- Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện.
- Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu đã phân cấp.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện.
- Mô tả các đơn vị đất đai của huyện.
3.3.4. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đất huyện Hạ Hòa
- Xác định các loại sử dụng đất
- Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất - Đánh giá thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất
+ Đánh giá thích hợp đất đai: Từ các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất, căn cứ vào chất lượng đất đai của các LMU tiến hành so sánh, đối chiếu xác định mức độ thích hợp đất đai của các LMU.
+ Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai
- Định hướng sử dụng đất
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất), điều kiện kinh tế xã hội (phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…) của vùng nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu tài liệu bản đồ bao gồm: bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014, thống kê đất đai các năm 2015-2017…
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra thực địa về tình hình sản xuất, các loại sử dụng đất và các yêu cầu sử dụng đất của chúng nhằm lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
3.4.3. Phương pháp phân cấp các chỉ tiêu đất đai
- Trên cơ sở số liệu, tài liệu đã thu thập: số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu phân tích các tính chất lý, hóa phẫu diện đất, các loại bản đồ: bản đồ nền tỷ lệ 1:25.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình đã thu thập của vùng nghiên cứu tiến hành xây dựng các loại bản đồ. Thực hiện lựa chọn các yếu tố liên quan đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Sau khi đã lựa chọn các yếu tố phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo hướng dẫn của FAO để thành lập các bản đồ đơn tính.
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đất
Bản đồ đất được thừa kế trên nền bản đồ thổ nhưỡng năm 2006, kết hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (có cập nhật số liệu thống kê các năm 2015- 2017) và điều tra bổ sung ngoài thực địa, tiến hành khoanh vẽ, chỉnh lý bản đồ đất về ranh giới, loại đất theo hiện trạng.
3.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai - Thực hiện lựa chọn các yếu tố liên quan đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và xác định được mức phân cấp của từng chỉ tiêu sử dụng phần mềm ArcGIS xây dựng 5 bản đồ đơn tính gồm: loại đất (chia làm 11 cấp, G1-G11), thành phần cơ giới (chia làm 3 cấp, C1-C3), độ dốc (chia làm 5 cấp, SL1-SL5), độ dày tầng đất (chia làm 3 cấp, D1-D3) và chế độ tưới (chia làm 3 cấp, I1-I3). Các bản đồ này
được xây dựng dựa trên nền bản đồ thổ nhưỡng 2006 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ xây dựng, chỉnh lý năm 2015 do đơn vị tư vấn Công ty CP Đầu tư và tư vấn Phương Bắc thực hiện, cùng với kết quả thu thập phẫu diện và mẫu nông hóa tiến hành phúc tra lại kết quả bản đồ và kết hợp điều tra thức địa đưa kết quả chỉnh lý lên bản đồ đất. Sau đó, bản đồ được chỉnh lý theo ranh giới các loại đất theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (có cập nhật số liệu thống kê các năm 2015-2017) do UBND huyện Hạ Hòa cung cấp.
- Sau khi đã thành lập được các bản đồ đơn tính, ứng dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp, phân tích, truy xuất dữ liệu các bản đồ đơn tính để tạo ra bản đồ đơn vị đất đai (theo phương pháp của FAO).
Bảng 3.1: Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị đất đai huyện Hạ Hòa
Chỉ tiêu Phân cấp Kí hiệu
Bãi cát bằng ven sông G1
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G2
Đất đỏ vàng trên đá Mácma axit G3
Đất nâu vàng trên phù sa cổ G4
Đất đỏ vàng trên đá sét G5
Loại đất (G) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước G6
Đất phù sa được bồi trung tính ít chua G7 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua G8
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng G9
Đất phù sa ngòi suối G10
Đất phù sa glây G11
Nhẹ C1
Thành phần cơ giới (C) Trung bình C2
Nặng C3
Độ dốc từ 00 – 30 SL1
Độ dốc từ 30 – 80 SL2
Độ dốc (SL) Độ dốc từ 80 – 150 SL3
Độ dốc từ 150 – 250 SL4
Độ dốc trên 250 SL5
Chỉ tiêu Phân cấp Kí hiệu
Độ dày tầng đất nhỏ hơn 50 cm D1
Độ dày tầng đất (D) Độ dày tầng đất từ 50-100 cm D2
Độ dày tầng đất trên 100 cm D3
Chủ động I1
Chế độ tưới (I) Bán chủ động I2
Nhờ nước trời I3
3.4.6. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO
Xác định các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất. Từ đó, phân cấp mức độ thích hợp thành 4 cấp:
- Rất thích hợp (S1)
- Thích hợp (S2)
- Ít thích hợp (S3)
- Không thích hợp (N)
3.4.7. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất với đặc điểm đơn vị đất đai để xác định các mức độ thích hợp đất đai của LMU.
3.4.8. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu, số liệu
- Phân nhóm các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
+ Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu.
+ Sau khi chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai: Số lượng, diện tích của các đơn vị đất đai; số khoanh đất và mức độ phân bố của chúng; mô tả các đặc tính, tính chất đất đai của các đơn vị đất đai và định hướng sử dụng đất.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;
- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ
Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên 34.146,66 ha, gồm có 33 đơn vị hành chính (32 xã, 01 thị trấn). Huyện có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70, các tuyến đường Tỉnh lộ: ĐT314, ĐT320 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.
Huyện Hạ Hòa có vị trí về giao thông thuận lợi (thủy, bộ, đường sắt) cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu với vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc (huyện Đoan Hùng)..
Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau:
- Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Nằm ở phía Tây bắc huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m-600m, độ dốc trung bình 250 - 300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng hẹp. Kiểu địa hình tập trung ở các xã: Quân Khê, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm, Phụ khánh, Hà Lương,…
- Tiểu vùng đồi thấp: Nằm phía Nam của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba và huyện Đoan Hùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 200 m, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 50- 100, tập trung ở các xã: Chuế Lưu, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Cáo Điền, Yên Kỳ, Ấm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi,…
- Tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng: Phân bố dọc theo 2 bờ Sông Hồng, là vùng đất phù sa được bồi và không được bồi hàng năm. Vùng này tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Vụ Cầu, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, thị trấn Hạ Hoà,…
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:
+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1 mm/năm.
+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 - 8.2000 C.
+ Nhiệt độ trung bình (T): 23,40 C. Độ ẩm trung bình: 85,6%.
Nhìn chung, khí hậu huyện Hạ Hoà phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng, vật nuôi, nhất là cây lâu năm và gia súc. Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều lại tập chủ yếu vào mùa hạ (70%) nên hàng năm thường xảy ra
37
lũ, úng ở mức độ khác nhau gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, gìn giữ cảnh quan môi trường và đời sống của nhân dân.
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm,... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.
- Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32 km, chiều rộng trung bình khoảng 500 m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.
- Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Núi Banh thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vô Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17 km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.
- Ngòi Vần: Bắt nguồn từ khu vực Núi Hàm, Núi Bông, Núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2 km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300 ha.
- Ngòi Mỹ: Bắt nguồn từ Đầm Nang xã Quân Khê, đổ ra Sông Hồng, chiều dài 3,7 km, có lưu vực rộng, độ dốc dòng chảy thấp rất dễ gây úng lụt vào mùa mưa.
- Ngòi Lửa Việt: Bắt nguồn từ Núi Buộm, được đắp chặn thành Đầm Ao Châu, có lưu vực rộng, cung cấp nước tưới cho khu vực rộng khoảng 1.200 ha và có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Các hồ, dầm có diện tích khoảng 2.000 ha, trong đó một số đầm lớn như:
Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba,… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả của công tác đánh giá phân hạng đất của huyện Hạ Hòa gồm các loại đất chính sau:
- Nhóm bãi cát và cồn cát: 61,66 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích tự nhiên - Nhóm đất thung lũng: 1.760,58 ha, chiếm 5,16% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: 19.769,69 ha, chiếm 57,90% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa: 5.343,00 ha, chiếm 15,65% tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13.326,12 ha, chiếm 39,03%
diện tích đất tự nhiên của huyện (số liệu thống kê đất đai năm 2017).
- Rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất hiện có là 11.365,43 ha, chủ yếu được trồng các cây nguyên liệu giấy (bạch đàn, keo, bồ đề,...), chất lượng rừng khá tốt và ngày càng phát triển.
- Rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ hiện có là 1.290,69 ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suối.
- Rừng đặc dụng: Diện tích đất rừng đặc dụng hiện có là 670,00 ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước ngầm: Những khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm Hạ Hoà có lưu lượng khá (Bình quân khoảng 3,5 - 6,0 lít/s, các lỗ khoan có độ sâu từ 60 - 124 m), chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.
- Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2.353,44 ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Làng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Đầm Chì,...
rất quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Hạ Hoà có một số điểm mỏ và điểm quặng như sắt, than bùn, Kaolin, Graphit, Corindon-Spmel ở các xã như Vô Tranh, Hà Lương, Gia Điền, Hương Xạ, Ấm Hạ.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 4.1.2.1. Về kinh tế
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan, giá trị tăng thêm đạt trên 1.869 tỷ đồng, bằng 100,1% so với kế hoạch, tăng