Phần 4. Kết quả nghıên cứu
4.1. Đıều kıện tự nhıên, kınh tế - xã hộı huyện Hạ Hòa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;
- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ
Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên 34.146,66 ha, gồm có 33 đơn vị hành chính (32 xã, 01 thị trấn). Huyện có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70, các tuyến đường Tỉnh lộ: ĐT314, ĐT320 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.
Huyện Hạ Hòa có vị trí về giao thông thuận lợi (thủy, bộ, đường sắt) cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu với vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc (huyện Đoan Hùng)..
Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau:
- Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Nằm ở phía Tây bắc huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m-600m, độ dốc trung bình 250 - 300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng hẹp. Kiểu địa hình tập trung ở các xã: Quân Khê, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm, Phụ khánh, Hà Lương,…
- Tiểu vùng đồi thấp: Nằm phía Nam của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba và huyện Đoan Hùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 200 m, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 50- 100, tập trung ở các xã: Chuế Lưu, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Cáo Điền, Yên Kỳ, Ấm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi,…
- Tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng: Phân bố dọc theo 2 bờ Sông Hồng, là vùng đất phù sa được bồi và không được bồi hàng năm. Vùng này tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Vụ Cầu, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, thị trấn Hạ Hoà,…
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:
+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1 mm/năm.
+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 - 8.2000 C.
+ Nhiệt độ trung bình (T): 23,40 C. Độ ẩm trung bình: 85,6%.
Nhìn chung, khí hậu huyện Hạ Hoà phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng, vật nuôi, nhất là cây lâu năm và gia súc. Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều lại tập chủ yếu vào mùa hạ (70%) nên hàng năm thường xảy ra
37
lũ, úng ở mức độ khác nhau gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, gìn giữ cảnh quan môi trường và đời sống của nhân dân.
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm,... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.
- Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32 km, chiều rộng trung bình khoảng 500 m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.
- Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Núi Banh thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vô Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17 km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.
- Ngòi Vần: Bắt nguồn từ khu vực Núi Hàm, Núi Bông, Núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2 km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300 ha.
- Ngòi Mỹ: Bắt nguồn từ Đầm Nang xã Quân Khê, đổ ra Sông Hồng, chiều dài 3,7 km, có lưu vực rộng, độ dốc dòng chảy thấp rất dễ gây úng lụt vào mùa mưa.
- Ngòi Lửa Việt: Bắt nguồn từ Núi Buộm, được đắp chặn thành Đầm Ao Châu, có lưu vực rộng, cung cấp nước tưới cho khu vực rộng khoảng 1.200 ha và có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Các hồ, dầm có diện tích khoảng 2.000 ha, trong đó một số đầm lớn như:
Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba,… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả của công tác đánh giá phân hạng đất của huyện Hạ Hòa gồm các loại đất chính sau:
- Nhóm bãi cát và cồn cát: 61,66 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích tự nhiên - Nhóm đất thung lũng: 1.760,58 ha, chiếm 5,16% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: 19.769,69 ha, chiếm 57,90% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa: 5.343,00 ha, chiếm 15,65% tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13.326,12 ha, chiếm 39,03%
diện tích đất tự nhiên của huyện (số liệu thống kê đất đai năm 2017).
- Rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất hiện có là 11.365,43 ha, chủ yếu được trồng các cây nguyên liệu giấy (bạch đàn, keo, bồ đề,...), chất lượng rừng khá tốt và ngày càng phát triển.
- Rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ hiện có là 1.290,69 ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suối.
- Rừng đặc dụng: Diện tích đất rừng đặc dụng hiện có là 670,00 ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước ngầm: Những khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm Hạ Hoà có lưu lượng khá (Bình quân khoảng 3,5 - 6,0 lít/s, các lỗ khoan có độ sâu từ 60 - 124 m), chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.
- Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2.353,44 ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Làng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Đầm Chì,...
rất quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Hạ Hoà có một số điểm mỏ và điểm quặng như sắt, than bùn, Kaolin, Graphit, Corindon-Spmel ở các xã như Vô Tranh, Hà Lương, Gia Điền, Hương Xạ, Ấm Hạ.