Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Lâm Thao
4.2.1. Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách a) Về cơ chế
Cơ chế, chính sách do cơ quan nhà nước ban hành trong lĩnh vực quản lý ngân sách NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ; các văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị định, thông tư…còn chậm, chưa kịp thời, trong khi luật mới đã có hiệu lực (ví dụ: Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017; nhưng đến nay vẫn chưa có Thông tư mới hướng dẫn mà vẫn thực hiện theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC); Các văn bản quy định chế độ chi NSNN đối với các đơn vị mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa bao quát hết các đòi hỏi của thực tiễn của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NSNN và kiểm soát chi ngân sách của hệ thống KBNN.
Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung thiếu thống nhất, chưa bao quát hết các nội dung, còn sơ hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng và khó khăn cho cơ quan kiểm soát chi (ví dụ: Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, theo đó quy định khi sửa chữa,cải tạo đơn vị chủ đầu tư phải lập dự toán (đối với công trình có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống) nhưng kiểm soát thanh toán của kho bạc lại quy định thực hiện kiểm soát như chi thường xuyên theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 và Thông tư số 39/2016/TT-
BTC ngày 01/3/2016 của bộ Tài chính, theo đó kho bạc không kiểm soát dự toán được duyệt (không quy định đơn vị gửi dự oán công trình đến kho bạc).
b) Về định mức, chi tiêu
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được sửa đổi liên tục tuy nhiên nhiều lĩnh vực còn thiếu hoặc đã được ban hành từ lâu hiện không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được sửa đổi kịp thời. Những bất cập này đã làm ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn định mức làm căn cứ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách và kiểm soát chi đối với cơ quan thực hiện kiểm soát chi NSNN.
4.2.2. Các yếu tố thuộc về đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước
Do năng lực quản lý của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa theo kịp với yêu cầu công tác quản lý tài chính, kế toán nhất là đối với cán bộ làm công tác tài chính-kế toán. đặc biệt là khối trường THCS và mầm non, cán bộ kế toán ít được tập huấn đào tạo, yếu về chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý tài chính-kế toán, hơn nữa chủ yếu lại là làm theo chế độ kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tài chính kế toán, khi thực hiện còn lúng túng dẫn đến nhiều sai xót ngay từ trong khâu lập dự toán đến hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chi tiêu tại đơn vị không đúng quy định. Đây là nguyên nhân dân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ quan lý tài chính gây thất thoát tiền và tài sản Nhà nước nếu như không được cơ quan kiểm soát chi kiểm soát chặt chẽ.
4.2.3. Các yếu tố thuộc về Kho bạc Nhà nước Lâm Thao
- Về bộ máy kiểm soát chi thường xuyên Kho bạc Nhà nước Lâm Thao Theo quy trình kiểm soát chi của KBNN được thực hiện theo quy định của KBNN theo hồ sơ, chứng từ do đơn vị giao dịch gửi đến KBNN được cán bộ KSC nhận và kiểm soát, sau đó kế toán trưởng kiểm soát ký duyệt và trình lãnh đạo kho bạc phê duyệt, theo đó việc bố trí, sắp xếp cán bộ cũng phải tuân theo quy trình kiểm soát. Tuy nhiên do số lượng cán bộ của KBNN Lâm Thao còn thiếu (hiện tại tổng số cán bộ là 13 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ bố trí làm KSC, số còn lại phải đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ khác) và chất lượng cán bộ chưa cao. Do vậy phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của bộ máy KSC.
Theo Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của tổng Giám đốc KBNN Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước
ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên:
*Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Kho bạc nhà nước Lâm Thao Nguồn: Kho bạc nhà nước Lâm Thao (2018) Kho bạc Nhà nước Lâm Thao có Giám đốc và Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Kế toản trưởng, chuyên viên (GDV) chịu trách nhiệm trước Giám đốc, phó giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trước pháp luật về công việc được phân công.
Trong những năm đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ thuộc KBNN Lâm Thao nói chung còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thời gian gần đây, nhất là từ năm 2016- 2018 được sự quan tâm của lãnh đạo KBNN Phú Thọ và KBNN Lâm Thao đối với lĩnh vực tổ chức cán bộ mà công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đã được đẩy mạnh. Do vậy trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ KBNN Lâm Thao được nâng lên cả về số lượng cũng như chất lượng cán bộ đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ công tác trong giai đoạn hiên nay.
- Về đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
Lâm Thao
Năng lực, trình độ cán bộ KBNN Lâm Thao còn chưa được đồng đều và thiếu trong khi triển khai thực hiện Luật ngân sách mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, khối lượng công việc tăng với tính chất ngày một phức tạp hơn nhưng cán bộ không được bố trí tăng thêm. Do vậy gây áp lực rất lớn cho cán bộ làm công tác KSC, làm ảnh hưởng đến chất lượng KSC nhất là vào thời điểm cuối năm số lượng chứng từ giao dịch lớn. Mặt khác do trình độ không đồng đều của cán bộ nên nhận thức về nghiệp vụ, chế độ kiểm soát chi NSNN có khác nhau, đẫn đến việc hướng dẫn, thực hiện trong quá trình KSC chất lượng chưa cao, còn gây phiền hà cho đơn vị giao dịch.
Bảng 4.14. Tình hình nhân sự KBNN Lâm Thao giai đoạn năm 2016 - 2018
STT Loại hình
I Tổng số cán bộ
1 Chia theo giới tính
- Nam
- Nữ 2 Chia theo trình độ
- Thạc sỹ - Đại học - Trung cấp
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Lâm Thao (2018)) Qua bảng số liệu trên về tổng cán bộ công chức, năm 2016 là 12 cán bộ, năm 2017 là 13 cán bộ và năm 2018 là 13 cán bộ. Về trình độ có 2 người có trình độ thạc sỹ, 10 người là cử nhân và 1 người là trung cấp.
- Về cơ sở vật chất- kỹ thuật: KBNN Lâm Thao đầu tư trang thiết bị cơ bản đáp ứng yều cầu cho công tác phục vụ chuyên môn. Tuy nhiên hệ thống hạ tầng thông tin mạng vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu như đôi khi bị nghẽn mạng hoặc bị gián đoạn, nhất là vào thời điểm những tháng cuối năm lượng giao dich
chứng thanh toán lớn nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác kiểm soát chi.
4.2.4. Các yếu tố về các cơ quan liên quan khác (trong thẩm định, phê duyệt giao dự toán của cấp có thẩm quyền)
Việc xây dựng, lập dự toán của đơn vị SDNS được chính xác và đúng thời gian quy định gửi cấp có thẩm quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho quá trình điều hành ngân sách được tốt hơn. Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND các cấp lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND Quyết định. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời gửi kho bạc để làm căn cứ kiểm soát.
Việc giao dự toán của cấp có thẩm quyền kịp thời đúng thời gian quy định của Luật ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng và làm căn cứ pháp lý trong việc chấp hành của vị sử dụng ngân sách và cơ quan kiểm soát chi ngân sách. Nếu như dự toán không được cấp có thẩm quyền giao kịp thời hoặc đã có quyết định giao nhưng không thực hiện nhập dự toán trên hệ thống TABMIS thì cơ quan kiểm soát chi sẽ không có đủ căn cứ để thực hiện cấp phát, thanh toán cho đơn vị (hiện nay có nhiều trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền giao nhưng lại không thực hiện nhập dự toán kịp thời trên hệ thống TABMIS nên Kho bạc không có dự toán để thực hiện thanh toán cho đơn vị điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thanh toán của đơn vị). Mặt khác nếu việc xây dựng và thẩm định, phê duyệt dự toán hàng năm được chính xác và sát với thực tế hơn thì sẽ ít hoặc không phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm ngân sách, điều này cũng sẽ giúp cho việc chấp hành và kiểm soát chi theo dự toán được thuận lợi hơn.