Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Tình hình quản lý đất đai của thành phố Thái Bình
4.2.1. Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình là 3450,39 ha, chiếm 50,66 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 3023,30 ha, chiếm 44,40 % tổng diện tích đất tự nhiên. Cụ thể:
+ Đất trồng cây hàng năm: 2770,40 ha ( đất trồng lúa: 2327,70 ha; đất trồng cây hàng năm khác 442,70 ha).
+ Đất trồng cây lâu năm: 252,90 ha.
- Đất lâm nghiệp: 0,0 ha, chiếm 0,00% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 357,5 ha, chiếm 5,25 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nông nghiệp khác: 69,6 ha, chiếm 1,02 % tổng diện tích đất tự nhiên.
4.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình là 3330,3 ha, chiếm 48,90 % tổng diện tích đất tự nhiên, cụ thể:
- Đất ở: 979,0 ha, chiếm 14,38 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: + Đất ở nông thôn: 582,2 ha.
+ Đất ở đô thị: 396,8 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng: 2030,0 ha, chiếm 29,81 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ: 79,50 ha, chiếm1,17 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối: 185,2 ha, chiếm 2,72 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 11,1 ha, chiếm 0,16 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác: 14,1 ha, chiếm 0,21 % tổng diện tích đất tự nhiên.
4.2.3. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng là 29,14 ha, chiếm 0,43 % tổng diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
Cơ cấu, hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Bình thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Thái Bình
Thứ tự Loại đất
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
1 Nhóm đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.4 Đất làm muối
1.5 Đất nông nghiệp khác
2 Nhóm đất phi nông nghiệp
Thứ tự Loại đất
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng
2.8 Đất phi nông nghiệp khác
3 Nhóm đất chưa sử dụng
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm (2015), UBND thành phố Thái Bình 4.2.4. Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Bình
Trong những năm qua, thành phố Thái Bình đã chỉ đạo sâu sát, toàn diện và thường xuyên. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan trong công tác quản lý đất đai. Từ nỗ lực trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường, Thành phố đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Một số thành tựu đạt được:
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất đã cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của thành phố.
-Việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã đạt được những kết quả quan trọng.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được đẩy mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho công dân.
-Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai cơ bản được kịp thời.
Bên cạnh những thành tựu đat được, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Thái Bình còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai chưa được thường xuyên, sâu rộng.
- Tình trạng người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép còn diễn biến phức tạp.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu tại một số phường, xã còn đạt tỷ lệ thấp.
- Tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp...