Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đặc tính sinh trưởng của giống H119
4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119
Đối với cây trồng thì việc sử dụng phân bón đúng lúc, đúng chủng loại, đúng liều lượng là vô cùng quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, giảm thiểu sâu bệnh, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cây ngô là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cao, do vậy việc bón phân gì và bón như thế nào là điều rất cần thiết.
Trước đây, khi bắt đầu có phân hóa học (chủ yếu là phân đơn) thì quy trình bón thường sử dụng làm 3 lần lúc cây 3 lá, lúc cây 7 lá và khi xoắn nõn với sự phối hợp của 3 loại đạm – lân - kali. Nhưng sau đó, khi phân NPK được đưa vào áp dụng trong sản xuất thì nhà cung cấp khuyến cáo chỉ cần bón 2 lần ở giai đoạn 3-5 lá và trước trỗ cờ. Trong 5 năm trở lại đây với công nghệ mới trong sản xuất phân bón thì việc bón phân cho ngô có thể chỉ cần 1 lần ngay trước khi gieo hạt bằng phân viên nén. Tuy nhiên, để đánh giá được tính ưu việt của các dạng phân bón đến từng giống ngô hiện nay thì cần phải có các thí nghiệm cụ thể trước khi đưa ra quyết định sử dụng lại phân nào.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống H119
TT Công
thức
1 P1
2 P2
3 P3
Một trong những chỉ tiêu được quan tâm khi chọn tạo và phát triển giống ngô lai là thời gian sinh trưởng. Theo dõi đánh giá chỉ tiêu này để đưa ra các khuyến cáo về thời vụ gieo trồng giống cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên đối với những vùng điều kiện sản xuất khó khăn thì cần theo dõi cẩn thận các chỉ tiêu này để bố trí thời vụ một cách hợp lý để tránh thời điểm không thuận lợi là rất quan trọng. Liều lượng phân bón, dạng phân bón, cách bón và
thời điểm bón phân khác nhau có thể sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của một giống ngô.
Đối với cây ngô thì thời gian tung phấn, phun râu có ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng kết hạt và năng suất ngô. Những giống có khoảng cách giữa tung phấn và phun râu lớn thì khó khăn trong việc thụ phấn, đặc biệt trong điều kiện bất thuận của thời tiết. Khi ta sử dụng các loại phân bón khác nhau và mùa vụ khác nhau thì sự chênh lệch giữa tung phấn, phun râu và thời gian sinh trưởng của ngô có thể sẽ khác nhau. Kết quả theo dõi, tính toán (bảng 4.1) cho thấy:
Trong vụ thu đông 2015, ở cả 3 công thức với loại phân bón khác nhau giống ngô H119 đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 55 ngày, khi tung phấn và phun râu và chín thì loại phân đơn (P1) và phân viên nén (P3) có xu hướng muộn hơn phân NPK (P2) từ 1 – 2 ngày. Kết quả theo dõi trong vụ xuân 2016 (bảng 4.1) cũng cho thấy, phân đơn và phân bón viên nén đều có thời gian từ gieo đến các thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu và chín là dài hơn công thức bón phân NPK tổng hợp. Như vậy qua kết quả thí nghiệm có thể thấy, trong cả 2 vụ, giống ngô H119 có xu hướng sinh trưởng dài hơn khi bón phân đơn và phân viên nén, mặc dù sự chênh lệch là không lớn. Hay nói cách khác, nền phân bón là các loại phân khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119 trong cả 2 thời vụ.
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119 Ngô là cây C4, có hiệu suất quang hợp rất lớn, do vậy việc bố trí mật độ gieo trồng hợp lý là rất quan trọng và có ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Giống ngô lai H119 là giống có bộ lá thưa thoáng, thân cứng nên cần nghiên cứu mật độ gieo trồng phù hợp để phát huy hết tiềm năng của giống.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của H119
TT
Công thức
1 M1
2 M2
3 M3
Hiện nay, hầu hết các giống ngô đang được trồng ở Việt Nam đều là giống lai đơn với tiềm năng năng suất rất cao (từ 9 – 12 tấn/ha). Tuy nhiên ở nhiều vùng trồng ngô vẫn có năng suất thực thu rất thấp, do vậy năng suất trung bình cả nước chỉ mới đạt 4,48 tấn/ha (Niên giám thống kê, 2015). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô của chúng ta vẫn thấp hơn năng suất tiềm năng rất lớn là do không trồng đúng mật độ cần thiết. Thí nghiệm nghiên cứu mật độ phù hợp cho giống ngô H119 thực hiện nhằm đưa ra khuyến cáo cho người trồng ngô đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Kết quả thí nghiệm thực hiện trong vụ thu đông 2015 và xuân 2016 tại Đan Phượng – Hà Nội trong bảng 4.2 cho thấy:
Ở mật độ M1, M2 có thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn thường muộn hơn M3 từ 1 – 3 ngày. Kết quả này có thể thấy, mật độ cao thì ngô có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này sự khác biệt là không lớn, chỉ từ 1 – 3 ngày ở cả vụ thu đông 2015 lẫn vụ xuân 2016. Ở trog mỗi công thức, sự chênh lêch giữa trỗ cờ với tung phấn và tung phấn với phun râu là không nhiều (chỉ từ 1 – 2 ngày) nên cơ bản là rất thuận lợi cho thụ phấn. Như vậy có thể thấy, giống ngô H119 không có sự chênh lệch không nhiều về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn khi tăng mật độ từ 5,1 vạn cây/ha đến 7,7 vạn cây/ha.
4.1.3. Ảnh hưởng giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119
Qua bảng 4.3 ta có thể dễ dàng nhận ra sự tác động của mật độ và loại phân bón có ảnh hưởng không nhiều đến các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu, chín của giống ngô H119, tuy vẫn có xu hướng mật độ cao hơn thì sinh trưởng dài hơn nhưng không đáng kể. Trong 2 vụ khác nhau đều có kết quả và nhận xét tương tự.
Bảng 4.3. Tương tác giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống H119
T Công
T thức
1 M1P1
2 M2P1
3 M3P1
4 M1P2
5 M2P2
6 M3P2
7 M1P3
8 M2P3
9 M3P3
Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ở tất cả các công thức đều là 1 ngày, điều này chứng tỏ sự chênh lệch giữa tung phấn với phun râu không phụ thuộc nhiều vào mật độ và loại phân bón.
Công thức M1P1 trong cả vụ thu đông 2015 và xuân 2016 có thời gian tung phấn, phun râu, chín đều là dài nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm điều này chứng tỏ tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha và sử dụng phân đơn cho giống ngô H119 có tác động làm các chỉ tiêu về thời gian từ gieo đến các giai đoạn sinh trưởng đều tăng, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Mức độ thay đổi ở đây có thể chỉ do mật độ, còn lượng phân bón là như nhau, chỉ khác loại phân bón.
Kết quả trên cũng cho thấy, trong cùng 1 mức phân bón P1, thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu và chín đều tăng khi mật độ tăng; ở các loại phân bón khác kết quả theo dõi cũng cho nhận xét tương tự.
Qua đây có thể thấy, dạng phân bón khác nhau không có ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh trưởng có thay đổi khi mật độ tăng dần từ 5,1 – 7,7 vạn cây/ha tuy nhiên mức độ là không lớn, chỉ từ 1 – 3 ngày.