Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến một số đặc điểm chống chịu của giống ngô H119
Hiện nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến vô cùng phức tạp, các hiện tượng khí hậu bất thường như el nino, la nina đang ngày một nhiều lên. Chính vì vậy đặc điểm chống chịu cũng là các yếu tố được các nhà chọn tạo giống quan tâm hàng đầu khi đưa giống ngô lai mới vào sản xuất.
Các giống ngô có khả năng chống chịu kém sẽ dẫn đến năng suất không cao.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến một số sâu bệnh hại
Công thức
M1P1 M2P1 M3P1 M1P2 M2P2 M3P2 M1P3 M2P3 M3P3
Trong các đặc điểm chống chịu thì sâu đục thân có thể là sâu bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô. Chúng có thể phá hoại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Khi còn nhỏ nếu sâu đục thân phá hoại thì nó sẽ cắn thân cây ngô làm thân ngô yếu rất dễ bị gãy đổ khi gặp gió bão làm giảm mật độ cây. Trong giai đoạn xoắn nõn trỗ cờ sâu đục thân có thẻ cắn bông cờ làm giảm khả năng tung phấn của cây. Sâu đục thân ngoài cắn phá thân ngô còn cắn phá cả bắp ngô, trong thời gian phun râu nếu sâu đục vào bắp sẽ làm thối bắp. Khi ta tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha trong vụ thu đông 2015 làm sâu đục thân cũng tăng theo các công thức M1P1, M1P2, M1P3 đều có sâu đục thân ở các điểm lần lượt là 1,5; 1,3; 1,3 cao hơn các công thức khác. Điều này cũng xảy ra tương tự trong vụ xuân 2016 công thức M1P1, M1P2, M1P3 bị nhiễm sâu đục thân điểm 2,0; 1,7 và 1,5 cao hơn cả vụ thu đông 2015. Điều này chứng
minh khi ta tăng mật độ ngô H119 từ 7,7 vạn cây/ha trở lên thì sâu đục thân cũng tăng theo.
Bệnh đốm lá nhỏ và bệnh khô vằn không gây thiệt hại lớn cho năng suất như bệnh sâu đục thân. Các công thức có mật độ cao thì bệnh đốm lá nhỏ và bệnh khô vằn cũng phát triển hơn so với các công thức trồng ở mật độ thưa. Xét trên các nền phân bón ta thấy, ở cả hai vụ khi ta sử dụng phân đơn thì tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn cao hơn hẳn khi ta sử dụng phân NPK và phân viên nén ở các công thức. Trong vụ thu đông 2015 công thức M1P1, M2P1 có mức độ nhiễm khô vằn cao nhất trong các công thức có 3,7 % số cây bị nhiễm. Điều này cũng sảy ra đối với bệnh đốm lá nhỏ.
Có thể thấy sử dụng mật độ từ 7,7 vạn cây/ha trở lên và sử dụng phân đơn đã làm tăng tỷ lệ sâu bệnh hại trên ngô H119.
Tỷ lệ cây bị gãy, đổ của ngô phụ thuộc khá nhiều vào thời vụ cũng như địa điểm trồng. Cùng một giống nhưng trồng ở các vùng khác nhau và thời điểm khác nhau thì tỷ lệ đổ, gãy cũng có sự thay đổi. Các giống ngô có tỷ lệ gãy đổ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất quần thể sau này. Đánh giá mức độ gãy thân, đổ cây của các giống ngô trong các điều kiện sinh thái và thời vụ là quan trọng nhằm đưa ra khuyến cáo về kỹ thuật trồng phù hợp để tránh rủi ro do thời tiết gây ra.
Kết quả theo dõi mức độ đổ, gãy của H119 trong các thí nghiệm của 2 vụ được trình bầy trong bảng 4.8 cho thấy:
Ở trong cả 2 vụ, tất cả các công thức có mức độ gãy thân là rất thấp, chỉcó công thức M1P1 bị gãy một số cây do gặp mưa dông đầu mùa trong vụ xuân 2016. Có thể thấy, H119 có thân mảnh nhưng cây rất cứng. Thực tế trong sản xuất thử nghiệm cũng cho thấy đây là giống có chất lượng thân rất tốt.
Tương tự như vậy, có thể thấy H119 ở tất cả các công thức mật độ và phân bón và trong cả 2 vụ đều rất ít bị đổ thân (đổ từ gốc). Thực tế nghiên cứu cho thấy H119 có bộ rễ khoẻ, đặc biệt bộ rễ chân kiềng. Do vậy, mức độ bị đổ thân là rất thấp, chỉ công thức M1P1 có nghiêng một tỷ lệ thấp khi gặp mưa dông đầu mùa ở vụ xuân 2016.Tóm lại, H119 ở trong các công thức thí nghiệm cho thấy có khả năng chống đổ rất tốt, đây là một trong những đặc tính chống chịu quan trọng nhất của cây ngô mà các nhà chọn giống quan tâm trong quá trình chọn tạo và phát triển giống.
Bảng 4.8. Tương tác giữa mật độ phân bón đến một số chỉ tiêu chống chịu khác
Công thức
M1P1 M2P1 M3P1 M1P2 M2P2 M3P2 M1P3 M2P3 M3P3
Bộ lá xanh tồn tại lâu trên cây cũng là yếu tố được các nhà chọn giống quan tâm trong điều kiện hiện nay, các giống ngô có bộ lá xanh bền thường có thời gian tích lũy dài hơn, bắp sẽ có hạt chắc và mẩy hơn, góp phần vào tăng năng suất và chất lượng ngô. Vụ thu đông 2015 công thức M3P2 có độ bền của lá tốt nhất điểm 1,5 tức là chỉ 5-6 lá sát mặt đất bị chết, những lá còn lại vẫn xanh. Cả hai vụ thí nghiệm đều chứng tỏ giống H119 có bộ lá xanh bền, độ bền lá cao nhất chỉ là 2,5 tức là 50% lá vẫn còn xanh đến khi thu hoạch.
Việc tận dụng thân lá ngô sau thu hoạch để ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ đông hiện nay là rất phổ biến hiện nay. Các giống ngô có bộ lá xanh bền đến tận khi thu hoạch ngoài việc làm tăng năng suất ngô hạt thì trong thân lá còn một lượng dinh dưỡng rất lớn, chính vì cậy việc tận dụng này không chỉ giúp ích cho chăn nuôi giảm chi phí sản xuất mà nó còn giúp giảm thiểu ô nhiễm mội trường từ việc đốt thân lá như một số nơi hiện nay.
Khả năng kết hạt là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ngô sau này. Giống ngô H119 ở cả hai vụ thí nghiệm và ở tất cả các công thức đều cho thấy là giống có khả năng kết hạt tốt đạt điểm dưới 1,5 tức là chỉ có 5-10 % số bắp bị đuôi chuột ngắn.
Vụ thu đông 2015 công thức M1P1, M1P2 có mức độ kết hạt thấp nhất đạt điểm 1,5; trong vụ xuân 2016 mức độ kết hạt của công thức M1P1 cũng chỉ ở điểm 1,4.Tóm lại qua hai vụ thí nghiệm thấy khi tăng mật độ lên 7,7 vạn cây/ha đều mức độ kết hạt của giống H119 có biểu hiện giảm nhẹ.