4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội TP Hưng Yên
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê mới nhất của thành phố Hưng Yên năm 2017, dân số thành phố là 114.683 người. Trong đó: Dân số nội thành chiếm 47%, dân số ngoại thành chiếm 53% tổng số dân. Mật độ dân số đô thị là 1.534người/km2. Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Các biện pháp nhằm nâng cao dân trí đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và phát triển mạnh mẽ.
Bảng 4.4. Tình hình dân số thành phố Hưng Yên thời kỳ 2015 – 2017 Đơn vị: người
Chỉ tiêu
1. Dân số Trongđó:
-Nam -Nữ
2. Cơ cấu dân số theo lãnh thổ
-Thành thị -Nông thôn
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hưng Yên (2017) Bảng 4.5. Dân số thành phố Hưng Yên theo đơn vị hành chính, năm 2017
TT Phường xã
1 Xã Tân Hưng
2 Xã Quảng Châu
3 Xã Hồng Nam
4 Xã Hoàng Hanh
5 Phường Quang Trung
6 Phường Hồng Châu
7 Xã Phương Chiểu
8 Phường Minh Khai
9 Phường Lê Lợi
10 Xã Liên Phương
11 Phường Hiến Nam
12 Phường An Tảo
13 Phường Lam Sơn
14 Xã Trung Nghĩa
15 Xã Hùng Cường
16 Xã Bảo Khê
17 Xã Phú Cường
Tổng
35
Tốc độ tăng dân số trên thành phố dao động trong khoảng từ 0,85 đến 1,23%.
Trung bình năm từ 2015 – 2017 là 0,94%.
Bảng 4.6. Biến động dân số thành phố Hưng Yên
Tốc độ tăng dân số (%) Thành phố Hưng Yên dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh, tỷ lệ nam nữ trung
bình của thành phố là 47:53.
4.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế
Những năm qua, tỉnh và thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, cầu cảng… Đặc biệt, sự kiện cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc được thông xe, tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng cao sức hút đầu tư. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty cổ phần may Hưng Yên, Công ty may Phố Hiến… Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2017 trên 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2016. Tổng thu ngân sách ước đạt trên 1,3nghìn tỷ đồng, vượt trên 64% dự toán tỉnh giao. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt 52,1 triệu đồng.
Theo quy hoạch, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên là có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 – 2020;
GDP bình quân đầu người đạt trên 4.300 USD vào năm 2020; tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 65,9% tổng giá trị gia tăng.
Về phát triển xã hội, Hưng Yên giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%; 97,7%
số làng, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; trên 90% cơ quan, đơn vị, gia đình đạt văn hóa. Y tế, giáo dục, văn hóa …. tiếp tục được quan tâm, an ninh, trật tự được đảm bảo.
Theo dự thảo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2018 nêu tại phiên họp,
hết các mục tiêu đề ra đều thực hiện đảm bảo tiến độ và tính khả quan làm tiền đề hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh – xã hội cả năm 2018. Cụ thể, kinh tế phát triển ổn định, thu ngân sách trên địa bàn theo kế hoạch giao ước đạt 728,859 tỷ đồng, đạt 82,38% dự toán tỉnh và 80,74% dự toán thành phố giao. Nợ đầu tư công giảm còn không đáng kể, tiến độ quyết toán các công trình được đẩy nhanh và cơ bản đảm bảo tiến độ. Thành phố có 8/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã đạt 18.2 tiêu chí/ xã, không có xã nào dưới 16 tiêu chí. Văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, thường xuyên quan tâm đến các hội nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình người có công. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quân sự quốc phòng địa phương được củng cố. Công tác cải cách hành chính tiếp tục duy trì và phát huy, kỷ cương lề lối làm việc được thực hiện nghiêm túc. Môi trường đầu tư vào thành phố được cải thiện. Chính quyền địa phương hoạt động ổn định, thống nhất trong hoạt động chỉ đạo, điều hành. Sáu tháng cuối năm thành phố phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt trên 452 tỷ đồng, công nghiệp – xây dựng đạt trên 3.550 tỷ đồng, thương mại – dịch vụ đạt trên 2.915 tỷ đồng, thu ngân sách đạt trên 600 tỷ đồng, phấn đấu khối lượng thực hiện đầu tư công và giải ngân thực hiện các dự án đạt 100% kế hoạch giao. Tiếp tục duy trì triển khai thực hiện chương trình 10 ngày 4/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa văn minh…
4.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố
Thành phố Hưng Yên có địa hình đồng bằng châu thổ, với cơ cấu sử dụng đất được chia thành 3 loại chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (48.14%), đất phi nông nghiệp có cơ cấu lớn nhất trong quỹ đất (50.38%) của thành phố (Bảng 4.7). Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của thành phố diễn ra mạnh mẽ, do đó, cơ cấu các loại đất cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp.
Ngoài ra, thành phố còn 107,55 ha đất chưa sử dụng, đây có thể được coi là tiềm năng về đất đai để có thể đưa diện tích đất này phục vụ cho các mục đích như quy hoạch về khu xử lý chất thải cho thành phố.
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hưng Yên năm 2017
Tổng số
I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp 2. Đất nuôi trồng thủy sản
3. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
1.1. Đất ở đô thị
1.2. Đất ở nông thôn
2. Đất chuyên dùng
2.1. Đất trụ sở cơ quan
2.2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp
2.3. Đất quốc phòng an ninh
2.4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
2.5. Đất có mục đích công cộng
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Thủy hệ
III. Đất chưa sử dụng
1. Đất bằng chưa sử dụng
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hưng Yên (2017) 4.1.2.4. Giao thông
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung khai thác mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đầu tư xây dựng, kiến thiết về hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, công
trình công cộng, cây xanh,…. Một số tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố như sau:
- Quốc lộ 39A: QL.39 từ Phố Nối (giao với QL.5) đến cảng Diêm Điền - tỉnh Thái Bình; đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ Phố Nối đến cầu Triều Dương, dài 45km qua các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên và Tiên Lữ. QL.39 có quy mô đường cấp III đồng bằng.
- Quốc lộ 38B: QL.38B trên địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất phát từ cầu Tràng (giáp tỉnh Hải Dương), đến thành phố Hưng Yên, dài 18,2km; QL.38B có quy mô đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa; đoạn qua thành phố Hưng Yên từ Chợ Đầu đến cầu Yên Lệnh quy mô đường cấp II, 4 làn xe cơ giới.
- Quốc lộ 38: QL.38 từ thành phố Bắc Ninh tới Đồng Văn - tỉnh Hà Nam (giao QL1); đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên từ dốc Cống Tranh đến cầu Yên Lệnh (gồm hai đoạn: Cống Tranh - Trương Xá (Km19-QL39), Km35/QL39 - cầu Yên Lệnh), dài 18 m. QL.38 có quy mô đường cấp V, IV, mặt đường nhựa, đoạn qua thành phố Hưng Yên có quy mô đường cấp II, 4 làn xe cơ giới.
- Tỉnh lộ 378: ĐT.378 là một trục dọc của tỉnh, tuyến chạy theo đê tả sông Hồng, sông Luộc; xuất phát từ cống Xuân Quan huyện Văn Giang đi qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên, Tiên Lữ, Phù Cừ và kết thúc tại xã Tam Đa huyện Phù Cừ giáp Hải Dương, toàn tuyến dài 79,1km.
- Hệ thống giao thông nội thị: nhiều đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh đi qua khu vực, thành phố, thị trấn đóng vai trò như các trục đô thị chính yếu. Hiện tại, đường đô thị đã rải nhựa và bê tông xi măng khoảng 85%, trong đó khoảng 8,52%
là mặt đường bê tông xi măng; 76,59% mặt nhựa.
Bảng 1.8. Tổng hợp hiện trạng đường đô thị
Tên đường
Đường phố chính
Đường phố nội bộ Tổng cộng Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên – Sở Giao thông vận tải (2017)
- Các công trình giao thông khác: Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, bến xe của thành phố Hưng Yên được đầu tư xây dựng hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai.
4.1.2.5. Giáo dục – Y tế
Trong những năm qua cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn thành phố đã được tập trung xây dựng mở rộng, đồng bộ, hiện đại đảm bảo tiêu trí trường chuẩn quốc gia. Cụ thể:
* Bậc học mầm non
Thành phố hiện có 22 trường Mầm non trong đó có 17 trường công lập và 5 trường ngoài công lập. Tổng số lớp mầm non 248 lớp học, với tổng số giáo viên mầm non là 394 người; tổng số trẻ đến trường là 6,943 trẻ, trong đó trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, trẻ em đi học đúng tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
* Bậc học tiểu học và trung học cơ sở
Giáo dục Phổ thông thành phố có tổng số 35 trường (trong đó có 17 trường tiểu học, 18 trường THCS); tổng số lớp học là 500, trong đó tiểu học là 315 lớp, trung học cơ sở là 185 lớp; tổng số học sinh là 16.504 học sinh, trong đó có 10,104 học sinh tiểu học, 6,400 học sinh THCS; tổng số giáo viên là 913 người, trong đó tiểu học 485 giáo viên, trung học cơ sở là 428 giáo viên.
* Bậc học trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông có 4 trường với 83 lớp học. Tổng số học sinh là 3.245 học sinh và 227 giáo viên.
* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:
Trên địa bàn thành phố có 2 trường Đại học là Đại học Chu Văn An, diện tích 63.000 m2 với 120 giảng viên và Đại học Sư phạm Hưng Yên, 01 trường cao đẳng là Cao đẳng Y Tế Hưng Yên và 03 trường trung cấp.
Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được đầu tư tương đối đồng bộ, quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học được nâng lên.
Hệ thống y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm nhất là khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người
cao tuổi. Hệ thống mạng lưới y tế được chú trọng đầu tư phát triển, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, toàn thành phố có tổng cộng 6 bệnh viện và 17 trạm ý tế xã/phường. Tổng số giường bệnh là 1.201 giường bệnh và 389 bác sĩ, 306 y sĩ, 475 điều dưỡng và 52 hộ sinh, 86 kỹ thuật viên. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn luôn được chú trọng thực hiện có hiệu quả, trong những năm qua trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra.