4.2. Thực trạng quản lý CTRSH tại thành phố Hưng Yên
4.2.3. Tình hình thu gom CTRSH
Trên địa bàn thành phố Hưng Yên hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải do Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thực hiện tại các khu vực đô thị và một số khu vực nông thôn theo mô hình như trong Hình 4.6.
Chất thải rắn sinh hoạt nội thị
Rác thải của các xã (Rác thu gom theo hình thức xã hội hóa)
Xe ôtô ép rác
Xe ôtô ép rác
Xe hooklip
Đưa về khu xử lý CTR Thành
phố
Hình 4.6. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Hưng Yên Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên (2017) Đối với công việc quét thu gom rác tại các đường, vỉa hè, ngõ phố trong khu vực nội thành có công nhân của Công ty thu gom vào 2 ca làm việc trong ngày: ca sáng và ca tối. Sau đó đưa rác gom về các điểm tập kết quy định để các xe ô tô đón, ép rác và vận chuyển về khu xử lý.
Đối với thu gom tại các xã, phường khu vực ngoại thành có tổ thu gom xã hội hóa do xã phường thành lập sau đó tập kết về các điểm quy định để các xe ô tô ép rác vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Thành phố.
Đối với các khu vực chợ, các khu dân cư có xây dựng các điểm đặt các thùng container 10m3 chứa rác, xe hooklip của Công ty sẽ định kỳ vận chuyển các thùng và đưa về khu xử lý chất thải rắn của Thành phố.
Đối với khu vực nội thành: Hiện tại trong khu vực thành phố Hưng Yên, rác thải đã và đang được thu gom trên 140 tuyến đường phố nội thành với quy mô thu
47
Hình 4.7. Sơ đồ tuyến điểm thu gom Chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực tại các xã ngoại thành: Hiện tại với các xã ngoại thành như Tân Hưng, Quảng Châu, Hồng Nam, Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Liên Phương, Trung Nghĩa, Hùng Cường, Bảo Khê, Phú Cường chất thải rắn được thu gom rác với 2 hình thức: thu gom rác xã hội hóa bằng xe gom rác đẩy tay sau đó đưa ra điểm tập kết quy định và thu gom thông qua các thùng container 10m3 đặt tại các khu dân cư tập trung. Hiện tại, có 08 thùng container được đặt tại 03 xã là Quảng Châu, Hồng Nam, Bảo Khê và 6 điểm tập kết được đặt tại 06 xã là Tân Hưng, Hoành Hanh, Hùng Cường, Phú Cường, Liên Phương, Trung Nghĩa.
Ngoài thu gom rác thải đường phố, ngõ, nhà dân, rác của các cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn Thành phố và của các nhà hàng, tổ chức kinh doanh, thương
mại, dịch vụ, khách sạn …được thu gom, vận chuyển và xử lý khi ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thành phố. Hiện tại Công ty đang thu gom vận chuyển và xử lý rác thải của trên 130 cơ quan đơn vị, nhà hàng, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên.
Hình 4.8. Sơ đồ mô phỏng vị trí các hộ gia đinh và các công sở, trường học Dựa vào Sơ đồ phân bố dân cư của thành phố Hưng Yên (hình 4.8) và các tuyến thu gom (hình 4.7) chúng tôi lập được Sơ đồ mô phỏng vị trí của các hộ dân được thu gom và không được thu gom rác thải (hình 4.9).
Hình 4.9. Sơ đồ mô phỏng vị trí các hộ được thu gom rác thải
Trong năm 2017, nếu chỉ tính riêng khu vực nội thành thì tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đạt trên 95% so với tổng lượng CTR phát sinh, tỷ lệ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên đạt khoảng 85-86% so với tổng lượng rác thải phát sinh của toàn Thành phố. Tại 2 xã Phú Cường và Hùng Cường tỷ lệ chỉ đạt 40 – 50% do các xã trên có lượng xả thải lớn, đường ngõ nhỏ, chưa bê tông hóa xe thu gom không vào được, việc thu gom chỉ tiến hành theo tuyến 1 lần/ngày nên khối lượng rác bị lưu lại qua ngày là rất cao (Hình 4.10).
Hình 4.10. Lượng rác tồn dư ước tính tại mỗi phường xã
Hiện trạng tập trung rác thải từ các hộ gia đình và khu công cộng dồn về các trạm trung chuyển trên các tuyến thu gom được xác định như trong Hình 4.11.
Hình 4.11. Lượng rác tập trung tại các điểm thu gom
Như vậy, công tác thu gom hiện mới tập trung ở các khu nội thị. Trong khu vực địa bàn nội thành có công nhân trực tiếp của Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thực hiện thu gom rác tại các đường phố, nhà dân với tần suất thu gom rác là 2 lần/ngày vào ca sáng và ca tối. Các trạm trung chuyển có lượng rác tập trung cao cũng chủ yếu nằm trên các khu vực đông dân cư và gần chợ.
Tại khu vực nông thôn còn chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập. Ở các xã tuy đều có tổ thu gom rác xã hội hóa và điểm tập trung, điểm đặt thùng container nhưng các trạm trung chuyển đó luôn tập trung lượng rác cao vì dân cư những nơi xả thải lớn, đường ngõ nhỏ, chưa bê tông hóa xe thu gom không vào được, việc thu gom chỉ tiến hành theo tuyến 1 lần/ngày nên lượng rác tập trung ngày càng nhiều tại các điểm thu gom.
Về hình thức vận chuyển
Thành phố Hưng Yên là đơn vị được đầu tư nhiều nhất cho công tác thu gom CTRSH (Bảng 4.13). Tuy nhiên, với cơ sở vật chất và nguồn lực hiện tại cũng mới chỉ đáp ứng tốt nhiệm vụ thu gom tại các phường đô thị. Ở các xã nông thôn công việc này còn rất nhiều bất cập.
Phương tiện vận chuyển rác thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác (01 xe 2.5 tấn; 01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng container chứa rác và 1 xe ôtô tưới rửa đường, 1 xe quét hút. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về Khu xử lý rác thải là từ 18 - 23km.
Bảng 4.13. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố
TT Phương tiện thu gom và vận chuyển
1 Xe gom rác đẩy tay loại 400 lít
2 Xe ô tô vận chuyển ép chở rác
3 Xe ô tô vận chuyển rác Hooklip có thùng kín dung tích 10 m3